Tuyên quang là địa bàn có bản sắc văn hoá các dân tộc độc đáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tày ở tuyên quang hiện nay (Trang 28 - 34)

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá

1.2.1Tuyên quang là địa bàn có bản sắc văn hoá các dân tộc độc đáo

trong đó có dân tộc Tày

1.2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Tuyên quang

Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, cách thành phố Hà Nội khoảng 165 km về phía Bắc, trong tọa độ địa lý: từ 21029' đến 22042' vĩ độ Bắc, từ 104050' đến 105036' kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau: Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Cao Bằng, Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc, Phía Đông giáp tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Thái Nguyên, Tây giáp tỉnh Yên Bái. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 586.733 ha (theo số liệu thống kê đất đai năm 2010), chiếm 1,77% diện tích của cả nước (là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn thứ 24 so với cả nước và lớn thứ 7 trong tổng số 11 tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc), gồm 07 đơn vị hành chính cấp huyện (Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang) với 141 đơn vị hành chính cấp xã (129 xã, 07 phường và 5 thị trấn), trong đó có 103 xã thuộc vùng khó khăn. Dân số là 727.751 người bao gồm 22 dân tộc Anh em. Là tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa, cách xa các cảng biển, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế l ớn của cả nước; chưa có đường hàng không, đường sắt nên việc trao đổi hàng hóa với các vùng trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn. Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch chạy qua địa bàn tỉnh với chiều dài 90 km, nối liền Tuyên Quang với các tỉnh biên giới phía Bắc, một số tỉnh vùng Trung du và Hà Nội.

Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành. Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làm tinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn

quả có: Cam, Vải, Nhãn, Na, Hồng, Bưởi…Khoáng sản có: quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi. Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW.

Tuyên Quang là một tỉnh giàu truyền thống văn hóa và lịch sử cách mạng, là Thủ đô khu giải phóng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã ở và lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi; là Thủ đô kháng chiến, nơi Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhiều tên đất, tên người của Tuyên Quang gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, gắn liền với hình ảnh và kỷ niệm sâu đậm về Bác Hồ kính yêu đang được lưu giữ và sống động trong lòng nhân dân cả nước.

Tuyên Quang là nơi đóng đô của chính quyền nhà nước, của Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội, nơi làm việc của các bộ hoặc cơ quan ngang bộ và rất nhiều cơ quan Trung ương. Suốt một dải từ Sơn Dương, Chiêm Hóa đến Na Hang, với thế núi sông hiểm trở, đã trở thành khu căn cứ an toàn của Trung ương trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cụ thể, ở Sơn Dương có các bộ và cơ quan ngang bộ như: Nội vụ, Ngoại giao, Ngoại thương, Giao thông, Canh nông, Y tế, Tư pháp, Tài chính, Lao động, Giáo dục và Công an (lúc đó là Nha Công an). Ban Thường vụ Quốc hội cũng đóng tại đây. Các bộ Nội thương, Thương binh - Xã hội đóng ở Chiêm Hóa, Bộ Kinh tế ở Yên Sơn. Tại Sơn Dương còn có các cơ quan đầu ngành như Nha Lâm chính, Nha Ngân khố, Kho dự trữ, Sở Đúc tiền, Cục Lưu trữ quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã, Nhà xuất bản, v.v...

Nhiều tổ chức Đảng, đoàn thể, công đoàn, mặt trận, các hội… thời kỳ đầu đóng ở Thái Nguyên, sau cũng rút dần sang Sơn Dương (Tuyên Quang). Có thể kể đến Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo, Ban Thanh tra, Ban Dân Vận, Báo Phụ Nữ… Theo thống kê của Bộ Văn hóa và của ông Tạ Quang Chiến, người vinh dự được phục vụ Bác Hồ từ năm 1945 - 1957, thì

trong 7 năm 7 tháng, kể từ ngày 2-4-1947, khi Bác Hồ đến làng Sảo, xã Hợp Thành (Sơn Dương), Bác đã di chuyển tới 37 lần; nhưng lâu nhất là ở Tuyên Quang gồm 5 năm 11 tháng 25 ngày; cả Thái Nguyên và Bắc Kạn, Bác ở và làm việc tổng cộng 1 năm 8 tháng. Bác di chuyển nhiều nơi ở Tuyên Quang, nhưng ổn định nhất là tại thôn Lập Bình (xã Bình Yên, huyện Sơn Dương). Nơi đây đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận Di tích của Chủ tịch Phủ và thủ tưởng chính phủ thời kì 1956-1954. Tại Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ đã quyết định và thông qua nhiều chủ trương và chính sách lớn về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và ngoại giao, lãnh đạo toàn dân và toàn quân ta đẩy mạnh kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi. Tại Tuyên Quang đã diễn ra nhiều Đại hội, hội nghị quan trọng quyết định đường lối, vận mệnh của đất nước. Cũng tại Tuyên Quang, với cương vị là lãnh tụ tối cao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên chủ trì các phiên họp Hội đồng Chính phủ, ký nhiều sắc lệnh thực thi hiến pháp, xây dựng và củng cố chính quyền, huy động tối đa trí tuệ, nhân tài, vật lực của toàn dân cho cuộc kháng chiến. Tuyên Quang là nơi diễn ra nhiều cuộc đón tiếp, gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam với đại biểu nước ngoài. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động ngoại giao, như gửi thư, điện, tiếp xúc với các nhà lãnh đạo, đại diện các tổ chức quốc tế, trả lời các nhà báo nước ngoài, nhằm giới thiệu, tuyên truyền tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Cả nước hướng về Việt Bắc, mà Tuyên Quang là trung tâm căn cứ địa, nơi có Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc. Tuyên Quang cũng là nơi để nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ và đồng tình ủng hộ sự nghiệp của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó cũng chính là lý do mà nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước khi đến thăm và làm việc tại Tuyên Quang đã phát biểu, ghi nhận Tuyên Quang là Thủ đô kháng chiến. Đó là các đồng chí nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (3-2005), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10-9-2007), Ủy viên Bộ Chính trị Tô Huy Rứa (16-8-2009), Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết (1-7-

2010) và nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (19-10-2010).Và gần đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và chúc Tết Thủ đô Kháng chiến. Phát biểu trước đông đảo cán bộ, đảng viên và bà con các dân tộc Tuyên Quang ngày 28-1-2011 tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, nơi 60 năm trước diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: Tuyên Quang có quyền tự hào là Thủ đô kháng chiến, nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và nhiều cơ quan Trung ương đã đặt trụ sở làm việc. Đây là nơi phát nguồn những tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đặc biệt, vùng đất Kim Bình đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam, từ đây tỏa ra ánh sáng đường lối chiến lược của Đảng và tiến hành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên, Đại hội Đảng toàn quốc họp ở trong nước, với tuyên ngôn Đảng Lao động Việt Nam, bổ sung phát triển cương lĩnh năm 1930, tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam và đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện. Đại hội Đảng lần thứ II là một sự kiện tiêu biểu trong lịch sử của Thủ đô kháng chiến Tuyên Quang.

Khẳng định Tuyên Quang là Thủ đô kháng chiến là điều có ý nghĩa khách quan, khoa học và thực tiễn to lớn. Thủ đô kháng chiến cần được tôn vinh xứng đáng với giá trị lịch sử của nó. Và vì thế, tất cả chúng ta, ai cũng mong muốn có sự quan tâm nhiều mặt, sự hỗ trợ to lớn của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, cả Trung ương và các địa phương, để xây dựng Tuyên Quang thành một tỉnh phát triển, một địa danh du lịch nổi tiếng, có nền văn hoá đậm đà bản săc dân tộc, hấp dẫn không chỉ đối với nhân dân trong nước mà cả với bè bạn khắp năm châu.

1.2.1.2 Tuyên Quang là địa bàn có bản sắc văn hoá các dân tộc độc đáo trong đó có dân tộc Tày

Tuyên Quang là miền đất tươi đẹp, nơi tụ cư lâu đời của 22 dân tộc anh em, như: Kinh, Tày, Dao, Sán Chay, Mông, Nùng, Sán Dìu, Hoa, Pà Thẻn... Bề dầy truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các

dân tộc miền núi phía Bắc đã tạo cho Tuyên Quang một tiềm năng, thế mạnh quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Với một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa dày đặc (117/520 di tích được công nhận Di tích cấp quốc gia; 196/520 di tích được công nhận di tích cấp tỉnh), trong đó Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào- một xã có tới 95% dân số là đồng bào Tày vinh dự được đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt; Tuyên Quang còn là vùng đất có nhiều lễ hội, những làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc, trong đó nghi lễ Then và lễ hội Lồng tồng của người Tày, nghi lễ Cấp sắc và hát Páo dung của người Dao được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bên cạnh các di sản văn hóa được cấp bằng chứng nhận, đêm hội Trung thu của thành phố Tuyên Quang là lễ hội đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Guinness Việt Nam công nhận Lễ hội có nhiều mô hình lớn nhất Việt Nam.

Các di tích lịch sử của tỉnh những năm gần đây đã được đầu tư xây dựng và tôn tạo bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu, các nguồn vốn đầu tư của tỉnh và các nguồn vốn khác (đình Tân Trào, đình Thanh La, Khu di tích lịch sử cách mạng Lào...); các làng văn hóa đang được đầu tư xây dựng gắn với phát triển du lịch cộng đồng như Làng văn hóa Tày thôn Tân Lập Tân Lập (Tân Trào, Sơn Dương), Làng văn hóa Giếng Tanh... Các lễ hội được tổ chức thu hút đông đảo du khách như: Lễ hội Cầu mùa (Sơn Dương); Lễ hội Giếng Tanh, Lễ hội đình Minh Cầm (Yên Sơn); Đêm hội Trung thu, Hội đua thuyền trên sông Lô (thành phố Tuyên Quang); Lễ hội Động Tiên - Chợ quê (Hàm Yên)... Đây là những thuận lợi rất lớn, có ý nghĩa trong việc tổ chức các hoạt động về nguồn, giáo dục truyền thống, đồng thời tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển thu hút đông đảo du khách đến tham quan. Để khai thác những tiềm năng, thế mạnh trên, trong những năm qua, tỉnh luôn xác định rõ việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của mỗi dân tộc, ở từng địa phương là những bước đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy làm giàu bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc bằng những biện pháp tuyên truyền, quảng bá xây

dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch. Các thông tin về du lịch của tỉnh thường xuyên đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương; thường xuyên tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, du lịch để tuyên tuyền, quảng bá về mảnh đất, con người Tuyên Quang; tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố trong nước; tổ chức cho các đoàn khảo sát của các công ty lữ hành lớn đến khảo sát và mở văn phòng đại diện để xúc tiến liên kết phát triển du lịch... tại các huyện, thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động du lịch. Công tác quy hoạch Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái được triển khai như: Quy hoạch Khu di tích lịch sử Tân Trào; Khu du lịch sinh thái Nà Hang; Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm; điểm Du lịch Núi Dùm; điểm Du lịch sinh sinh thái Bản Ba, Hồ Khởn…Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực du lịch đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch. Thông qua xã hội hóa đã bước đầu tổ chức được các lễ hội truyền thống, liên hoan dân ca, dân vũ và nhạc cụ dân tộc, các trò chơi dân gian đặc sắc. Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã phát triển thêm 22 cơ sở lưu trú, nâng tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh lên 156 cơ sở. Nhiều nhà hàng ẩm thực được đầu tư xây dựng và nâng cấp, dịch vụ vận chuyển khách du lịch ra đời trên địa bàn thành phố và một số thị trấn. Tuy nhiên, bên cạnh việc bảo tồn, phát huy và làm giàu vốn văn hóa của các dân tộc trong phát triển và hội nhập, tỉnh cũng gặp phải những khó khăn. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, có rất nhiều luồng văn hóa mới du nhập vào các vùng dân tộc thiểu số, có nguy cơ làm phai nhạt bản sắc văn hóa truyền thống. Mặt khác, những người am hiểu về văn hóa các dân tộc ở các địa phương đang ngày càng mai một; một số thành tố văn hóa đang bị mất dần như: Tiếng nói, trang phục... Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá mỗi dân tộc trong đó có dân tộc Tày là yêu cầu khách quan nhằm tăng cường hiểu biết cơ bản về giá trị của những di sản văn hóa quý báu của các dân tộc trong phát triển và hội nhập trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tày ở tuyên quang hiện nay (Trang 28 - 34)