Thực trạng văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên nêu trên như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người làm công tác văn hóa nói riêng, cũng như những ai quan tâm đến văn hóa truyền thống, điều đó thức tỉnh mỗi người chúng ta cần phải có ý thức giữ gìn, phát huy và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Trong quá trình CNH, HĐH, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong tỉnh có một số vấn đề đặt ra như sau:
Một là: Chủ trương, đường lối của Đảng , pháp luật của Nhà nước luôn
là kim chỉ nam dẫn đường cho việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hố của các dân tộc ở Thái Nguyên.
Hai là: Trong quá trình phát triển của tỉnh, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa thực sự được tơn trọng. Kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng liên tục, tỷ lệ đói nghèo khơng ngừng giảm...Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn chưa thật sự bền vững khi dựa trên nền tảng tinh thần còn thiếu vững chắc. Phát triển kinh tế cịn có biểu hiện coi trọng lợi ích trước mắt; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc có xu hướng chạy theo phong trào, hình thức, khn mẫu mà chưa tính đến tính đa dạng, làm nghèo nàn bản sắc văn hóa vốn có của các dân tộc. Từ đó dẫn đến trong đời sống xã hội, kinh tế có bước phát triển nhưng bản sắc văn hóa dân tộc lại bị mai một, mất dần hoặc lai căng một cách tự phát. Biểu hiện có thể cảm nhận được là cùng với phát triển kinh tế, thương mại, du lịch là sự "thương mại hóa", "hàng hóa hóa" những sắc thái văn hóa dân tộc dẫn đến giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tự phát, phiến diện. Mặt khác, trong quá trình phát triển kinh tế vẫn còn tư duy phát triển những ngành công nghiệp dựa trên khai thác tiềm năng thiên nhiên, mà chưa chú trọng thích đáng đến phát triển văn hóa. Đó là một nguy cơ làm nghèo kiệt đi bản sắc văn hóa dân tộc, làm mất đi sức sáng tạo của dân tộc thời hiện đại. Ở đây, cần phải hiểu đúng về "sáng tạo", đó là sự khơng ngừng tìm tịi cái mới nhưng khơng phải cái mới nào cũng được coi là sáng tạo, cái mới ấy phải là cái hữu ích. Sáng tạo văn hóa là sáng tạo cái mới, nhưng phải phù hợp với truyền thống dân tộc và góp phần đưa dân tộc đó phát triển, đó là sáng tạo hữu ích cao nhất mà mọi dân tộc vươn tới.
Ba là: Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa được thể hiện rõ nét trong
quá trình phát triển dẫn đến nền văn hóa dân tộc chưa đủ mạnh và chưa được tăng cường thường xuyên. Khi đời sống tinh thần của dân tộc không tốt dễ dẫn đến bị cái mới lạ từ bên ngoài "mê hoặc" một cách mù quáng, từ đó có thể có thái độ tự ti, xa rời những giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Đây là nguy cơ bị "hịa tan", tự đánh mất mình, mất bản sắc dân tộc trong phát triển
kinh tế cũng như xây dựng nền văn hóa dân tộc. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này có thể nói tới là ý thức tự tơn dân tộc, và ý thức giữ gìn cốt cách dân tộc chưa thật sự có chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc. Công tác giáo dục, tuyên truyền và nhiều biện pháp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa thật sự đi vào chiều sâu một cách có hệ thống, nhiều khi chỉ mới là những giải pháp tình thế trước mắt.
Bốn là: Phát triển kinh tế xã hội phải đi đơi với phát triển văn hố, gìn
giữ và phát huy bản sắc văn hố dân tộc. Trong việc giữ gìn và phát huy cần tơn trọng bản sắc văn hố của từng địa phương và có sự phối kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan chính quyền, các ban ngành chức năng với nhau và với cộng đồng bản địa.
Năm là: Trên cơ sở những bản sắc văn hố mà Thái Ngun đã có, tiếp
tục đẩy mạnh cơng tác điều tra, sưu tầm, kiểm kê lại toàn bộ di sản văn hoá vật thể và phi vật thể để giữ gìn và phát huy theo luật di sản văn hố mới ban hành.
Sáu là: Nâng cao trình độ dân trí của người dân bản địa. Đây là một vấn
đề cực kỳ quan trọng nếu khơng nói là quan trọng nhất, bỡi lẽ khi nói đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố các dân tộc chủ thể của nó khơng ai khác là con người, mà cốt lõi của con người là ý thức. Không nhận thức đúng, không hiểu được cái độc đáo của bản sắc văn hố dân tộc thì hành động sẽ khơng đúng. Phải khẳng định rằng, những nghệ nhân cùng với đội ngũ trí thức mới được đào tạo là chủ thể trực tiếp trong việc kiểm kê, sưu tầm tái hiện lại các giá trị văn hố, và cũng chính đội ngũ này là lực lượng chính sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới, nâng cao giá trị văn hoá truyền thống lên tầm cao mới. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cịn mang tính "bao cấp", dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước là chính mà chưa khơi dậy, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của các chủ thể văn hóa dân tộc. Trong khi đó, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ln gắn với vai trò của các chủ thể sinh ra và lưu giữ chúng. Thực tế, các nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên thế giới đều được chính những chủ nhân của nó có ý thức giữ gìn, trân trọng, bảo vệ.
Bảy là: Đầu tư cho phát triển tập trung nhiều ở phát triển kinh tế mà
chưa có điều kiện đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng. Đầu tư cịn thấp dẫn đến việc nghiên cứu, giữ gìn những giá trị thuộc bản sắc văn hóa dân tộc cịn thiếu tính tồn diện, hoặc khơng kịp thời. Một thực tế nữa trong giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là từ nhận thức chưa thấu đáo về những giá trị văn hóa dân tộc, dẫn đến việc xuất hiện những sản phẩm văn hóa "khơng giống ai", khơng rõ bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, đến từng làng, bản của các dân tộc ở Thái Nguyên…
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề có tính quy luật cho sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc, là sợi chi đỏ xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Với văn hóa truyền thống các dân tộc ở Thái Ngun cũng vậy, nếu khơng có phương pháp bảo tồn cụ thể, rất có thể những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp sẽ mất dần. Điều đáng q là khơng ít cá nhân, gia đình, làng bản của cư dân ở đây vẫn có ý thức tự tơn, giữ gìn văn hóa truyền thống của mình bằng nhiều cách. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ln coi trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng về phong cách, bản sắc của các tộc người. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau và làm phong phú nền văn hóa Việt Nam, củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em. Cụ thể hóa một bước quan điểm đó, Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị cụ thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục nguy cơ mai một và mất dần bản sắc văn hóa ở một số dân tộc, đồng thời triển khai thực hiện tốt Nghị quyết lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII mà tư tưởng và mục tiêu chỉ đạo là: “Coi trọng, bảo tồn những giá trị truyền thống và xây dựng phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học nghệ
thuật của các dân tộc… làm tốt hơn nữa cơng tác giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiếu số. Đồng thời với công việc sưu tầm, nghiên cứu, khai thác và giới thiệu cần có kế hoạch bảo tồn các công trình, địa chỉ văn hóa có giá trị tiêu biểu ở các vùng dân tộc thiểu số và các giá trị văn hóa khác…” [2, tr. 158]. Trước q trình CNH, HĐH đang diễn ra với tốc độ nhanh và quy mơ lớn thì việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang gặp phải những thách thức khơng nhỏ. Trong q trình CNH, HĐH, bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Thái Nguyên tuy có cơ hội để phát triển, nhưng đồng thời lại có nguy cơ lớn bị mai một đi nếu như không bảo vệ những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống.
Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc trong quá trình CNH, HĐH là vấn đề lớn phù hợp với định hướng bảo vệ di sản văn hóa, làm thế nào để vừa giữ gìn nhưng vẫn phải duy trì được sự phát triển theo xu hướng tiến bộ xã hội, bảo vệ văn hóa truyền thống trong nền văn minh cơng nghiệp, giữ gìn nhưng vẫn phải bảo đảm cho những chủ thể ở đây được hòa nhập, được hưởng thụ những thành quả mà xã hội đem lại.
2.4 Một số khuyến nghị đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Thái Nguyên hiện nay.
Quá trình CNH, HĐH đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng chứa đựng nhiều hạn chế. Làm thế nào để giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình CNH, HĐH, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc như một sức mạnh nội sinh để phát triển là một vấn đề cần được nghiên cứu để có những định hướng đúng đắn cho con đường phát triển của dân tộc. Đối với riêng tỉnh Thái Nguyên cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình CNH, HĐH ở Thái Ngun, chúng tơi đưa ra một số khuyến nghị sau:
Một là, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận
thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác. Đây chính là q trình truyền thụ và tiếp thu văn hóa, là con đường chủ đạo hình thành nhân cách con người. Giáo dục phải bắt đầu từ gia đình. Trong gia đình, cha mẹ là người thầy đầu tiên dạy dỗ nề nếp, gia phong của gia đình, đó là bước đầu cho q trình xã hội hóa cá nhân. Tiếp theo, nhà trường là nơi giáo dục một cách bài bản, hệ thống cho con người về các giá trị văn hóa. Trong chương trình học cần thiết phải tăng số giờ, số lượng kiến thức về lịch sử, về truyền thống cũng như giới thiệu về những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Việc tăng thời lượng và số lượng mơn văn hóa học đối với cả khối học tự nhiên và xã hội là rất cần thiết. Điều đó sẽ cho thế hệ mới, những chủ nhân tương lai của đất nước hiểu được bản sắc văn hóa của q hương mình và vai trị của nó đối với sự phát triển bền vững của tỉnh nhà. Chỉ có như vậy cốt cách dân tộc, lịng tự tơn dân tộc mới ln giữ vai trị hạt nhân trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Đây là một q trình khơng thể nóng vội, nhưng cũng khơng thể chậm trễ mà cần được thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp giáo dục và tự giáo dục tại các địa phương trong toàn tỉnh.
Hai là, mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc phải được quán triệt trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Để chính sách đi vào được cuộc sống cần bảo đảm sự thống nhất trong tất cả các khâu từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát đến đầu tư nguồn lực thích đáng. Mặt khác, phải xây dựng chiến lược phát triển văn hóa trên nền tảng tư tưởng chủ đạo là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vì sự phát triển bền vững. Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hố của các dân tộc theo nguyên tắc: Coi trọng và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền
thống, xây dựng, phát triển những giá trị mới về văn hoá, văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc. Đi đôi với việc sử dụng ngơn ngữ, chữ viết phổ thơng, khuyến khích thế hệ trẻ thuộc đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Phát hiện, bồi dưỡng, tổ chức lực lượng sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá, văn học, nghệ thuật là người dân tộc thiểu số nhằm xây dựng một nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phục vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Ba là, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong q trình CNH, HĐH phải
do chính các chủ thể văn hóa thực hiện. Mọi nguồn lực bên ngoài chỉ phát huy hiệu quả khi chủ thể văn hóa có ý thức tự giác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Những giải pháp phát triển về kinh tế để đáp ứng những nhu cầu dân sinh phải gắn với nhu cầu bảo vệ đời sống tinh thần, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Muốn vậy, mọi chính sách đều phải gắn với từng dân tộc của các địa phương trên địa bàn tỉnh, tôn trọng quyền quyết định của cộng đồng dân tộc, đồng thời phải đầu tư nghiên cứu sâu sắc về những giá trị văn hóa của các dân tộc trong tỉnh để có những giải pháp phù hợp. Trong nghị quyết Trung ương 5 của Ban chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề xây dựng nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho rằng: Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng. Đồng thời, đề cao việc xây dựng con người trong giai đoạn cách mạng mới và quan tâm tới vấn đề xây dựng môi trường văn hóa. Điều này đã cho thấy nhận thức đúng đắn của Đảng ta: Văn hóa gắn với nhân dân, nhân dân chính là chủ thể xây dựng những giá trị văn hóa và cũng là đối tượng tác động của văn hóa. Muốn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc cũng như mọi hoạt động khác đều phải lấy dân làm gốc. Muốn thực hiện thành công công cuộc xây dựng lối
sống văn hóa mới cần giải quyết được nhiều nhiệm vụ như: Nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ ở dung lượng kiến thức mà ở trong đời sống đạo đức, đời sống thẩm mỹ của những người đi học.
Bốn là, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải có phương
pháp, cách thức phù hợp, đi vào thực chất, chống căn bệnh hình thức, chạy