Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục mầm non từ năm 1986 đến năm 1996 0 (Trang 43)

12 Chỉ đo thực hiện

2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trƣơng của Đảng

2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử

* ình hình thế giới

Cuối thế kỷ XX, nhân loại bước vào giai đoạn phát triển mới với những biến đ i rộng lớn trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và có tác động sâu sắc đến Việt Nam.

Đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tiếp tục có những bước tiến nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tạo ra những biến đ i sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Việt Nam có cơ hội thu h p khoảng cách so với các nước phát triển, cải thiện vị thế của mình trên trường quốc tế, đồng thời cũng đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn nếu không tranh thủ được cơ hội để khắc phục những yếu kém của mình.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hóa, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhiều t chức quốc tế và khu vực như WTO, EU, AFTA, ASEAN, NAFTA thu hút được nhiều quốc gia/ lãnh th cùng tham gia, nhưng qua đó sự hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và tùy thuộc lẫn nhau ngày càng tăng.

Để có thể chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển. Nếu như trước đây sự phát triển của một quốc gia/ lãnh th chủ yếu dựa vào các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, thị trường tiêu thụ thì trong giai đoạn này chính tri thức lại có ý nghĩa hết sức lớn lao, có thể tạo nên sự thịnh vượng, giàu có cho một quốc gia/ lãnh th lâu dài. Nguồn nhân lực ngày nay đòi hỏi phải có chất lượng, có tính linh hoạt cao, có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến, có khả năng sáng tạo, có tính độc lập... Kinh nghiệm của các nước phát triển (MDCs) và nước công nghiệp hóa (NICs) trên thế giới đã cho thấy rằng chính một giáo dục phát triển sẽ đáp ứng được việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì thế, trong giai đoạn mới, Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.

Tuy nhiên, điều này đồng thời cũng có nghĩa là Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức của thời đại và cần phải vượt qua để phát triển: quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và thu hút hầu hết các quốc gia/ dân tộc cuốn vào vòng xoáy của nó; khoảng cách chênh lệch về kinh tế - xã hội giữa các nước phát triển và kém phát triển ngày càng sâu sắc; tình trạng suy thoái môi trường sinh thái, sự giảm sút của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự biến động của khí hậu toàn cầu diễn ra ngày càng gay gắt, đe dọa đến sự sống và phát triển của nhiều quốc gia/ dân tộc.

Đặt trong xu thế đó, muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì Việt Nam phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua.

Các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đ dẫn đến những biến đ i to

lớn về quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới đã được hình thành từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Hoa K đứng đầu (trật tự hai cực) tan rã, mở ra thời k hình thành một trật tự trên thế giới mới. Điều này đã tác động rất lớn đến Việt Nam, các nguồn vốn vay bên ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi về giá chấm dứt, nợ nước ngoài phải trả hàng năm tăng lên, trong khi đó một số nước còn bao vây, cấm vận về kinh tế Việt Nam. Tình hình trên đây đã gây nhiều khó khăn cho sự phát triển của đất nước về mọi mặt trong thời gian qua và sắp tới.

Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn còn, nhưng xu thế chung của thế giới là hòa bình và hợp tác cùng phát triển. Tuy nhiên, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động việc thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, truyền bá tư tưởng, văn hóa đồi trụy, câu kết với các phần tử phản động hòng chống phá đất nước.

* ình hình trong nước

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, công cuộc đ i mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng.

Tình hình chính trị của đất nước n định; an ninh, quốc phòng được được giữ vững.

Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực: bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; nguồn lực sản xuất của xã hội được phát huy tốt hơn; tốc độc lạm phát được kiềm chế bớt, đời sống nhân dân có phần được cải thiện.

Sinh hoạt dân chủ trong xã hội ngày càng được phát huy. Nội dung và phương thức hoạt động của các t chức trong hệ thống chính trị có một số đ i mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của các

cơ quan dân cử [33, tr.257].

Lòng tin của nhân dân vào công cuộc đ i mới ngày càng tăng lên. Những thành tựu này chứng tỏ đường lối do Đại hội VI đề ra là đúng đắn, bước đi của công cuộc đ i mới về cơ bản là phù hợp. Qua thực tiễn, đất nước có thêm những nhận thức mới và kinh nghiệm quan trọng về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Mặt khác, cần nhận thức đầy đủ những yếu kém và khó khăn lớn: đất nước vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, công cuộc đ i mới còn những hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết như:

Lạm phát còn ở mức cao, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài, lao động thiếu việc làm tăng lên.

Sự nghiệp văn hóa, xã hội có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực và bất công xã hội tăng thêm; lối sống thực dụng, hủ tục mê tín, dị đoan phát triển.

Tình trạng vi phạm dân chủ còn nhiều. Việc thực hiện pháp luật, kỷ cương chưa nghiêm. Bộ máy của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân cồng kềnh, phong cách làm việc còn quan liêu, kém hiệu lực [33, tr.258 – 259].

Bước sang những năm đầu thập niên 90 (XX), Việt Nam có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm hơn đến trẻ em. Tháng 8/1991, Quốc hội đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm 5 chương và 26 điều. Việc thông qua Luật đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thúc đẩy việc thực hiện ngày càng tốt hơn những quyền cơ bản của trẻ em. Đến tháng 12/1991, Việt Nam đã xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em. Năm 1992, Việt Nam đã t chức lại và nâng cấp Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em thành một cơ quan ngang bộ có một bộ trưởng đặc trách. Đầu năm 1993, chính phủ Việt Nam đã thống nhất các mục tiêu trung hạn

về sự sống còn, bảo vệ và phát triển trẻ thơ. Cuối năm 1993, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em đã được hoàn thành ở các tỉnh thành. Đây chính là tiền đề và điều kiện để phát triển hơn nữa sự nghiệp GDMN.

Xuất phát tình hình thực tiễn trên và căn cứ vào mục tiêu của chặng đầu thời k quá độ lên CNXH, Đảng CSVN đã đề ra mục tiêu t ng quát của 5 năm tới (1990 – 1995) là: “vượt qua khó khăn thử thách, n định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường n định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay” 33, tr. 267]. Tất nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam phải cùng một lúc tâp trung xây dựng các nguồn lực khác nhau như: vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, thiết bị máy móc, khai thác các nguồn tài nguyên Tuy nhiên, ngoài các nguồn lực kể trên, điều có ý nghĩa quan trọng đó là cần phải có con người thực hiện, hay nói cách khác, phải phát triển nguồn nhân lực có k năng, có trình độ khoa học – k thuật tiên tiến, có phẩm chất đạo đức. Vì vậy, việc giáo dục đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội của đất nước là một nhiệm vụ vừa mang tính thời sự cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Giáo dục Việt Nam đã trải qua 5 năm đ i mới và đạt được một số kết quả quan trọng trong việc xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp cũng như cơ cấu hệ thống giáo dục. Những kết quả ban đầu được thể hiện ở việc từng bước đa dạng loại hình giáo dục, đào tạo; dân chủ hóa quản lý nhà trường, tăng cường liên kết nhà trường với xã hội. Nhờ nỗ lực của đội ngũ giáo viên, sự đầu tư của Nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân, sự nghiệp giáo dục, đào tạo được duy trì, có một số mặt n định hoặc phát triển.

Tuy nhiên, nền giáo dục Việt Nam chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém do trình độ kinh tế, do thiếu sự quan tâm đúng mức ở tầm chỉ đạo chiến lược, đồng thời do công tác quản lý của ngành giáo dục và đào tạo còn nhiều khuyết, nhược điểm.

Chất lượng giáo dục suy giảm, số học sinh bỏ học ngày càng nhiều. Số người mù chữ tăng lên. Chính sách với giáo viên tuy có cải tiến, nhưng chưa đáp ứng được, đời sống của đa số các thầy cô giáo còn quá thấp, có nơi giáo viên bỏ nghề đến mức số mới được đào tạo ở các trường sư phạm không bù lại kịp. Trình độ chuyên của giáo viên chậm được nâng cao. Việc đầu tư cho giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số còn qúa ít ỏi.

Do đó, việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đảm bảo cho sự phát triển của đất nước trong thời đại mới trở thành vấn đề gay gắt, n i cộm mà Đảng quan tâm chỉ đạo.

2.1.2. Chủ trương của Đảng

Phát triển giáo dục, đào tạo là một vấn đề mang tính chiến lược của tất cả các quốc gia. Trên cơ sở nhận định thời cơ và thách thức mới, xuất phát từ thực tiễn của đất nước sau 5 năm đ i mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã nhấn mạnh hơn nữa quyết tâm tiếp tục đ i mới sự nghiệp GD& ĐT trong đó coi giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là “quốc sách hàng đầu”, “ đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ T quốc, là động lực đưa đất nước thoát ra khỏi ngh o nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến thế giới” 33, tr.285].

Đại hội xác định mục tiêu của giáo dục và đào tạo “nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần” [33, tr.287].

Mục tiêu t ng quát trên đã được Đảng cụ thể hóa thành nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong 5 năm 1991-1996 là: “Tiếp tục đ i mới, n định và

nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Coi trọng chất lượng giáo dục chính trị, đạo đức cho học sinh và sinh viên; hiện đại hóa một bước nội dung, phương pháp giáo dục; dân chủ hóa nhà trường và quản lý giáo dục; đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại hình trường lớp, từng bước hình thành những trường bán công, dân lập, tư thục (dạy nghề), phát triển loại trường vừa học vừa làm. Mở rộng đào tạo nghề; bồi dưỡng nhiều người giỏi về khoa học, công nghệ, kinh doanh, về quản lý kinh tế, xã hội và nhiều công nhân lành nghề; nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, k thuật cho người lao động” 33, tr.288].

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, Đảng đã hoạch định phương hướng cụ thể để phát triển giáo dục. Đại hội chỉ rõ cần tập trung thực hiện chương trình ph cập giáo dục và chống mù chữ phù hợp với yêu cầu và điều kiện của nền kinh tế; đồng thời, củng cố và phát triển các trường ph thông cho trẻ em có tật. Đảng chủ trương sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đi đôi với mở rộng quy mô đào tạo đại học, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, tiếp tục cải tiến chế độ tuyển sinh và chế độ học b ng.

Đảng cũng chủ trương tăng cường đầu tư cho giáo dục ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, mở rộng các trường nội trú, quy hoạch đào tạo cán bộ ở vùng miền núi, nhấn mạnh cần t ng kết cuộc cải cách giáo dục, chuẩn bị tiến hành cuộc cải cách giáo dục mới theo hướng đào tạo một đội ngũ lao động có trí tuệ thích ứng với nền kinh tế hàng hóa.

Để tạo nguồn lực cho giáo dục phát triển, Đảng chủ trương dựa trên vốn ngân sách và các nguồn khác, tăng kinh phí cho GD&ĐT, tận dụng các nguồn lực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên. Nhằm phát triển đội ngũ giáo viên một cách mạnh mẽ, Đảng đặt ra yêu cầu củng cố các trường sư phạm, tôn vinh nghề dạy học và các giáo viên dạy giỏi,

mẫu mực, xây dựng và tu b trường sở, bảo đảm chất lượng và số lượng sách giáo khoa, tăng thêm phương tiện dạy và học, khai thác mọi tiềm năng của toàn xã hội tham gia phát triển GD&ĐT.

Đối với GDMN, Đảng xác định hai định hướng lớn: Thứ nhất, “củng cố, n định trường lớp hiện có của giáo dục mầm non” [30, tr.288]; thứ hai, “củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non” 33, tr.371]. Như vậy, sau năm năm dốc lực cho sự phát triển của GDMN, hệ thống trường lớp của GDMN đã tương đối n định, bước đầu đáp ứng yêu cầu dạy và học. Do đó, nhằm phát huy những thành tựu ban đầu, lấy đó làm cơ sở cho việc tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện của GDMN, Đảng chủ trương phải tập trung củng cố cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp đã có, đưa hệ thống đó vào vận hành một cách hiệu quả. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất của GDMN trong năm năm (1991-1996). Bên cạnh đó, nói đến phát triển GDMN, không thể không nói đến vấn đề chất lượng. Vì thế, bên cạnh việc phát triển về mặt quy mô, Đảng chủ trương tập trung cho việc nâng cao chất lượng của GDMN, làm cho GDMN hoàn thành nhiệm vụ là một bậc học khởi đầu, quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân- bậc học tạo tiền đề vững chắc cho việc phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển giáo dục mầm non từ năm 1986 đến năm 1996 0 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)