Chƣơng 2 ĐỊNH NGHĨA DANH TỪ TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT
2.1. Danh từ và các tiểu loại danh từ
Danh từ là loại từ chiếm số lượng nhiều nhất trong từ điển tiếng Việt.
2.1.1. Khái niệm danh từ
Danh từ là những từ biểu thị sự vật (bao gồm người, động vật, sự vật…). “Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ vật (hiểu rộng, bao gồm cả người, động vật, thực vật, đồ vật, các chất, những khái niệm trừu tượng về vật tương đương với những thứ vừa kể) có thể đứng trước các từ ấy, nọ… và thường giữ vai trò chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.” [3, tr. 269]
Đối với các ngôn ngữ biến hình, về mặt hình thái, danh từ có các biến tố, chúng biến đổi dạng thức cho phù hợp để biểu thị về giống, số, cách.
Đối với ngôn ngữ biến hình hay không biến hình, về mặt tham gia tạo lập và giữ chức vụ trong các tổ chức cú pháp, danh từ được nhận diện là một từ loại phải đáp ứng được hai tiêu chí sau:
- Có tính phi vị ngữ (không thể tự mình làm vị ngữ trong câu) - Có khả năng làm trung tâm danh ngữ.
2.1.2. Các tiểu loại của danh từ
Danh từ được phân chia thành các tiểu loại theo các tiêu chí khác nhau.
• Theo quan điểm ngữ pháp:
- Danh từ riêng là những từ chỉ tên gọi của người, tên đất, tên núi sông… Ví dụ: Giang Văn Minh, Việt Nam, Trường Sơn…
- Danh từ chung: “là tên gọi của cả một lớp vật đồng tính xét theo tiêu chuẩn đã chọn.”[3, tr. 269]
Trong lớp danh từ chung lại chia thành các nhóm khác nhau dựa theo các tiêu chuẩn.
* Căn cứ vào tính chất tổng hợp: Danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp.
* Căn cứ vào hình thể của vật: - Danh từ vật thể.
- Danh từ chất thể. - Danh từ tượng thể. - Danh từ tập thể.
* Căn cứ vào khả năng kết hợp trực tiếp với số từ hoặc lượng từ: - Danh từ không đếm được: gồm có danh từ tổng hợp và danh từ chất thể. - Danh từ đếm được:
+ Danh từ đếm được tuyệt đối: có thể đứng sau số từ vô điều kiện. Ví dụ như: các danh từ chỉ loại (cái, con, quyển, chiếc…); danh từ chỉ đơn vị đại lượng
(mẫu, sào, thước…); danh từ chỉ đơn vị hành chính nghề nghiệp (tỉnh, xã,ban…);
danh từ chỉ đơn vị thời gian (năm, tháng, tuần, giờ…); danh từ chỉ lần (phen,
chuyến, trận…); danh từ chỉ đơn vị không gian (chỗ, nơi, chốn…); danh từ chỉ
màu sắc, mùi vị, âm thanh (màu, sắc, mùi…); danh từ chỉ khái niệm trừu tượng
(trí tuệ, tài năng…); danh từ tập thể (bọn, tụi, đàn…); danh từ phức (gồm hai âm
tiết trở lên) không tổng hợp chỉ người hoặc vật (giáo viên, công nhân…)
+ Danh từ đếm được không tuyệt đối: chỉ có thể đứng trực tiếp sau số từ trong một số trường hợp.
• Trong khi biên soạn từ điển, việc phân loại danh từ không nhất thiết
chủ đề, trường biểu vật) để có cách miêu tả nghĩa thích hợp. Bởi mục đích của từ điển là làm sao để người đọc có thể nhận biết về sự vật, hiện tượng, quá trình… một cách nhanh nhất. Vì thế, ví dụ: danh từ có thể được phân chia theo chủ đề (hay theo thực tại) như sau:
DANH TỪ
Danh từ chỉ Danh từ chỉ Danh từ chỉ người, động vật thực vật hiện tượng
Trong mỗi loại danh từ này, chúng tôi chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại có một cách miêu tả, cách nêu định nghĩa riêng.