Vai trò của văn hóa quản lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện văn hóa quản lý của Công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội (nghiên cứu trường hợp công ty Megastudy) (Trang 31 - 36)

9. Kết cấu luận văn

1.1. Lý luận chung về văn hóa quản lý

1.1.2. Vai trò của văn hóa quản lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp

được văn hóa ứng xử hiệu quả với khách hàng là doanh nghiệp đó đã xây dựng được một thương hiệu vững mạnh trên thị trường.

1.1.2. Vai trò của văn hóa quản lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp nghiệp

Không phải ngay từ đầu vấn đề văn hóa đã trở thành mối quan tâm của quản lý, và cũng không phải ngay từ đầu vấn đề văn hóa quản lý đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống văn hóa. Sự kết hợp diễn ra như là một quá trình phát triển tất yếu của xã hội nói chung, cũng như của từng lĩnh vực nói riêng. Lúc đầu, văn hóa quản lý được các nhà quản lý sử dụng như một động lực nâng cao hiệu quả hoạt động. Dần dần, trong hoạt động thực tiễn của các tổ chức doanh nghiệp đã từng bước hình thành những đặc trưng văn hóa trong quản lý và ngày càng khẳng định vai trò của văn hóa quản lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Như Dick Brown, Giám đốc điều hành của Công ty hệ thống dữ liệu điện tử EDS – một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực dữ liệu điện tử - đã khẳng định khi nói về tầm quan trọng của văn hóa quản lý đối với doanh

nghiệp: “Văn hoá doanh nghiệp chi phối hành vi của mọi người trong tổ chức, và người lãnh đạo sẽ nhận được những hành vi của người khác theo cách mà họ tạo ra”.

1.1.2.1. Vai trò của văn hóa quản lý thể hiện qua phong cách quản lý

Đó là văn hóa được thể hiện thông qua cách thức xây dựng văn hóa tổ chức doanh nghiệp của người quản lý. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa của người quản lý được thể hiện trong những phẩm chất cơ bản: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, vừa là lãnh đạo, vừa là công bộc của nhân dân. Ngày nay, bên cạnh những yếu tố đó, quá trình hội nhập, sự tồn tại khách quan, tất yếu của nền kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, yêu cầu người quản lý còn phải đủ bản lĩnh để đương đầu với những cám dỗ của xã hội hiện đại và tạo dựng quan hệ tốt đẹp giữa quản lý và nhân viên cấp dưới. Văn hóa này được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố như: ứng xử với quyền lực, với các lợi ích, trong các quan hệ cá nhân, tập thể, cộng đồng, trong quan hệ quốc tế, trình độ năng lực của chủ thể quản lý.

1.1.2.2. Vai trò của văn hóa quản lý trong phương thức quản lý

Cùng một vấn đề nhưng những nhà quản lý khác nhau có thể thực hiện những phương pháp giải quyết khác nhau cùng nhằm đến mục tiêu chung của quản lý. Phương thức quản lý đúng đắn sẽ không chỉ tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức mà còn thể hiện cho một văn hóa quản lý của các chủ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình. Có ba phương thức quản lý cơ bản: phương thức chuyên quyền, phương thức dân chủ và phương thức tự do. Nhà quản lý lựa chọn phương thức hợp lý để vận dụng ứng xử trong các tình huống cụ thể.

1.2.2.3. Vai trò của văn hóa quản lý trong các hoạt động cơ bản của quá trình hoạt động quản lý

Dù đề cập đến vấn đề nào của văn hóa cũng không thể không chú trọng đến khía cạnh thực tiễn văn hóa ấy biểu hiện như thế nào. Trong quá trình hoạt động

quản lý từ bước lập kế hoạch, tổ chức, biên chế, lãnh đạo và kiểm tra, văn hóa như một hệ giá trị được biểu hiện ở khả năng điều hành công việc, xử lý các mối quan hệ trong tổ chức, bao quát môi trường tác động vào tổ chức và cải biến phong cách quản lý. Văn hóa thấm sâu trong các lớp của quá trình quản lý, là đích tới của quản lý, đồng thời là động cơ thúc đẩy cho hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả.

Thực tế đã chứng minh, văn hóa quản lý sẽ mang lại các lợi ích quan trọng sau đây cho doanh nghiệp:

 Xây dựng văn hóa quản lý chính là tạo sức mạnh canh tranh lâu bền của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa quản lý bắt nguồn từ “phương châm, triết lý quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp”. Những doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới, có thời gian tồn tại lâu dài (trên 50 năm) thường có triết lý quản lý, kinh doanh bền vững theo thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Chắc chúng ta đều biết những triết lý kinh doanh, những giá trị nổi tiếng của các doanh nghiệp như “Mạo hiểm, sáng tạo” của Sony, Boeing, “Đổi mới, sáng tạo” của 3M, Motorola, “Sự hòa hợp, thống nhất” của Merck, “Hướng đến nhân viên” như HP, Marriott…Với các doanh nghiệp này, phần cối lõi trong các lớp của văn hóa doanh nghiệp trường tồn cùng với đời sống của doanh nghiệp, là căn cứ, là nguyên tắc chi phối mọi quyết định quản lý của doanh nghiệp. Việc lựa chọn các ý tưởng kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ của thị trường có thể hiểu là sự “vạn biến” trong kinh doanh, song phần cốt lõi trong giá trị doanh nghiệp giúp xây dựng và giữ hình ảnh đẹp của doanh nghiệp “bất biến” trong con mắt của khách hàng.

 Xây dựng văn hóa quản lý có tác động đến “động cơ làm việc của từng thành viên trong doanh nghiệp”. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh không những chỉ diễn ra trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, mà còn trong cả việc tuyển dụng,

phát triển và “giữ” nhân tài. Yếu tố “con người” ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Mặt khác, các chuẩn mực hành vi và các giá trị được chia sẻ giữa các thành viên trong doanh nghiệp ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ, cách thức hành động của các thành viên. Và cuối cùng nó tác động đến năng suất lao động, hiệu quả trong công việc và tất nhiên tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Sức mạnh của văn hóa quản lý nói đến độ sâu và rộng mà nhân viên giữ những giá trị và giả định nổi trội của công ty. Ở doanh nghiệp có “văn hóa quản lý vững mạnh”, hầu hết nhân viên ở tất cả các bộ phận giữ những giá trị nổi trội. Văn hóa mạnh có khuynh hướng lâu bền, và có thể đi từ những giá trị và giả định của người sáng lập công ty. Trái lại, công ty có văn hóa yếu nếu các giá trị ưu thế đoản mệnh và chủ yếu được những người lãnh đạo chóp bu nắm giữ.

Văn hóa quản lý có thể đưa đến thành công hơn cho doanh nghiệp thông qua 3 chức năng quan trọng:

Hệ thống kiểm soát (Control system). Văn hóa quản lý tổ chức là một dạng kiểm soát xã hội tác động đến quyết định và hành vi của nhân viên.

Kết dính xã hội (Social glue). Văn hóa tổ chức là “chất keo kết dính xã hội” kết nối mọi người lại với nhau và làm cho họ cảm thấy là một phần trong trải nghiệm của tổ chức.

Tạo ý nghĩa (Sense-making). Văn hóa tổ chức hỗ trợ quá trình tạo ý nghĩa, giúp nhân viên hiểu những điều đang diễn ra trong tổ chức và tại sao diễn ra.

1.1.3. Các nguyên tắc xây dựng văn hóa quản lý trong doanh nghiệp

Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng và các doanh nghiệp thường xuyên nhắc đến việc xây dựng văn hóa quản lý cho doanh nghiệp. Dù được nói đến nhiều, được thừa nhận là một sức mạnh cạnh tranh

tiềm ẩn của doanh nghiệp, nhưng cách hiểu về văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn, bởi không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được các nguyên tắc xây dựng văn hóa quản lý trong tổ chức của mình.

Các bài học kinh nghiệm về nguyên tắc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công bao gồm:

 Coi thay đổi văn hoá quản lý như “mục tiêu chiến lược” của doanh nghiệp, chứ không phải đơn giản chỉ là vấn đề “bề nổi” (việc của công đoàn hay đoàn thể);

 Chủ động xác định và thống nhất được các giá trị văn hoá quản lý mong muốn;

 Có mối quan hệ rõ ràng giữa: Chiến lược công ty, chính sách quản lý điều hành và văn hoá doanh nghiệp;

 Tác động đến tổng thể: Chiến lược, hệ thống quản lý và con người;

 Vai trò quan trọng của lãnh đạo và quản lý trong xây dựng văn hóa quản lý doanh nghiệp;

 Vai trò của truyền đạt và hệ thống thông tin trong xây dựng văn hóa quản lý trong doanh nghiệp;

 Xây dựng văn hóa quản lý trong doanh nghiệp là quá trình “thử nghiệm” và thay đổi dần dần.

Các biện pháp sử dụng để xây dựng văn hóa quản lý trong doanh nghiệp có thể phân làm 2 loại:

Các biện pháp “cứng”, như:

 Thay đổi cơ cấu tổ chức

 Áp dụng hệ thống thông tin quản lý

 Thay đổi nhân sự,…

Các biện pháp “mềm”, như:

 Hoạt động dã ngoại (outdoor activities)

 Công ty ca

 Khẩu hiệu

 Kể chuyện (telling story), nhấn mạnh yếu tố truyền thống

 Hoạt động tập thể (“Thiền”, tập thể dục buổi sáng...),…

Thực tế, các doanh nghiệp với sự trợ giúp của tư vấn có thể lựa chọn một quy trình phù hợp và hiệu quả, sao cho các thành tố của văn hóa quản lý trong doanh nghiệp được dần hình thành và nổi trội. Có thể áp dụng các bước sau đây nhằm triển khai xây dựng văn hóa quản lý doanh nghiệp:

Bƣớc 1: Xác định và thống nhất triết lý quản lý và kinh doanh

Bƣớc 2: Đánh giá động lực cá nhân, môi trường động lực chung của doanh nghiệp và thống nhất “Bộ hành vi ứng xử” cho các cá nhân trong doanh nghiệp.

Bƣớc 3: Đánh giá và đề xuất những thay đổi về quy trình và quy định quản lý.

Bƣớc 4: Đánh giá và đề xuất phương hướng xây dựng hệ thống trao đổi thông tin.

Bƣớc 5: Tổng hợp và đề xuất các phong trào bề nổi và các nghi lễ, nghi thức của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện văn hóa quản lý của Công ty liên doanh với Hàn Quốc tại Hà Nội (nghiên cứu trường hợp công ty Megastudy) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)