5. Cấu trúc luận văn
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Khi nhắc đến phong cách của một nhà văn, điều quan trọng nhất phải nói tới đó là nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật. Xây dựng tính cách nhân vật là khâu trung tâm của vấn đề điển hình hóa nghệ thuật. Điển hình hóa là yêu cầu sáng tạo cao nhất của văn học để tiếp cận đến chân lý. Phản ánh cuộc
sống bằng hình tượng nghệ thuật, hay nói như Bêlinxki: “bằng hình thái cuộc
sống là đặc trưng cơ bản của văn học”. Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất giữa cái chung và cái đơn nhất. Hình tượng đó có thể làm bừng cháy tình yêu và chí căm thù trong lòng người đọc nếu như người sáng tạo biết thể hiện nó bằng một trình độ cao.
Người kể chuyện trong truyện của Tô Hoài cứ nhẩn nha, bình thản mà kể, mà tả. Nhịp điệu chậm trong tiểu thuyết của Tô Hoài có thể làm cho một số người đọc dễ sốt ruột, khó kiên trì theo cùng với tác giả trên hành trình của dòng đời và nhân vật. Đây phải chăng cũng là một đặc điểm khiến cho tiểu thuyết của ông khó đến với một số người đọc. Nhưng vượt qua những hạn chế ấy, bạn đọc đến với tiểu thuyết Tô Hoài là đến được với những pho bách khoa thư về đời sống, cả hiện tại và xa xưa, ở nhiều vùng từ gần gũi đến xa xôi. Đặc biệt nhà văn Tô Hoài đã sử dụng các chi tiết khá “đắt” khi miêu tả hành động của nhân vật.
Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhìn chung, nhà văn Tô Hoài đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật truyền thống như: miêu tả ngoại hình và hành động, biểu hiện nội tâm nhân vật, sử dụng ngôn ngữ đa dạng, phong phú, giàu hình ảnh của nhân vật.
2.3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động
Trong khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Tô Hoài thường ít khi miêu tả hình dáng chung chung, mà thường chú ý đến khuôn mặt nhiều hơn. Trong khuôn mặt, Tô Hoài hay miêu tả đôi mắt. Ở mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh,
mỗi tình huống chúng ta lại bắt gặp một đôi mắt khác nhau. Tác giả miêu tả những đôi mắt như “biết nói”, chúng thể hiện được hết thần thái, tính tình của nhân vật. Ngoại hình của tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết của Tô Hoài đều xuất hiện với những đặc điểm riêng, nhà văn Tô Hoài khi xây dựng nhân vật đều miêu tả qua về ngoại hình của các nhân vật bằng những chi tiết cụ thể hoặc những nét đặc tả. Khi Tô Hoài khắc họa nhân vật tên biệt kích, hình ảnh Thào Nhìa luôn luôn xa lạ với mọi người, đầu tiên Thào Nhìa hiện lên với
một hình thù kỳ dị: “Thoạt trông, hình thù nó chẳng khác bọn lính dù trước
kia đã có lần lên đóng đồn Tây ở Phìn-sa. Quần áo chân tay nó loang lổ như con trăn đang lột. Đầu nó không mũ, tóc nó xoắn trôn ốc, xoáy lên từng đám quanh gáy” [2 ; 103]. Dưới con mắt của người mẹ (bà Giàng Súa), vẫn một
Thào Nhìa có “cái sẹo ngày xưa bị gấu tát” [2 ; 104], mà mẹ con nhìn nhau
mà không thấy nhau, và cả em gái của hắn cũng vậy. Trước mắt Mỵ: “chỉ trông thấy đấy là một tên biệt kích nhảy dù bị dân quân bắt đem đến ngồi đây, mà không phải bối rối vì không nhìn ra tình ruột thịt. Những cái túi màu da con tắc kè xanh xám lẫn màu cỏ. Bộ quần áo dù xám ngoét. Cái đầu tóc xoắn và khuôn mặt béo phị của người kia thật lạ lờ, chỉ gợi cho Mỵ chuyện gì độc ác, con hổ, con rắn, thằng tây, mà ta phải đứng lên đánh nó như đánh Tây lúc kháng chiến. Có súng, có lựu đạn, có bẫy đá bố trí thì mới đối phó với bọn độc ác được ” [2 ; 105]. Trở về với dân làng, Thào Nhìa cắt tóc quay lại đúng với truyền thống người Mèo nhưng cũng không thể làm thay đổi được bản
chất biệt kích của hắn: “trước nhất, vì cái đầu trọc của nó. Cả đám tóc xoăn
rậm rịt hôm ấy còn trơ một núm hoa roi giữa đỉnh. Thào Nhìa muốn để tóc lại như người con trai Mèo. Như vậy càng lạ lùng hơn, bởi vì thanh niên Mèo từ khi vào du kích đến giờ, đã cắt tóc ngắn về sau không ai nuôi tóc dài nữa”.
[2;163]. Qua viêc miêu tả ngoại hình của Thào Nhì a, từ khi nhảy dù xuống
Phìn-sa cho đến khi sống hòa lẫn với dân làng, dân bản thì hình ảnh Thào Nhìa vẫn luôn xa lạ với mọi người, đặc biệt với cả mẹ và em gái là những người hắn từng thương yêu Hơn nữa Tô Hoài còn nhấn mạnh được tính cách
khoét ống sáo ngồi thổi một mình trong rừng. Tai mình lại nghe tiếng sáo của mình, chỉ thấy buồn và sinh nghĩ ”. [2 ; 33].
Hành động là mối dây liên kết các nhân vật trong tác phẩm, các hành động của nhân vật được miêu tả bằng rất nhiều chi tiết giá trị kết hợp với chi tiết ít giá trị. Tô Hoài đã có những thành công trong việc miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật. Nhà văn đã sử dụng nhiều chi tiết ngắn, súc tích để phác họa ngoại hình, tính cách nhân vật. Tô Hoài cũng thường quan sát và miêu tả ngoại hình các nhân vật ở những bộ trang phục khác nhau, để qua đó người đọc vừa nhận dạng nhân vật, vừa thấy được những nét bản sắc của từng vùng miền, từng thời kỳ.
Đến tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Tô Hoài đã có những thành
công nhất định. Người đọc thấy hiện lên nhân vật Hoàng Văn Thụ ngay từ lúc đi tìm Đảng khó khăn trong một xã hội loạn lạc cho đến lúc trưởng thành. Hoàng Văn Thụ phải trải qua những thử thách lớn lao để vừa kiếm sống vừa gây dựng cơ sở Đảng. Hoàng Văn Thụ dưới ngòi bút của Tô Hoài là một người vui tính, gần gũi với quần chúng, hào hứng nhưng ngây thơ như buổi đầu đi tìm Đảng, già dặn trong hoạt động, trong công tác lãnh đạo như thời kỳ
sau này: “ Thế mà mới cách mặt có hơn hai năm. Niềm hy vọng đẹp đẽ của
người thanh niênđi tìm lý tưởng vẫn nguyên vẹn và càng đinh ninh. Gian khổ, bão táp trên đường Vũ-hán và Long-châu đỏ không khiến Thụ sờn lòng mà càng làm cho Thụ tin một ngày kia cách mệnh Việt Nam sẽ tới, đất nước được giải phóng, những làng mạc nghèo khổ thế này phải được sung sướng. ” [4 ; 142]. Hoàng Văn Thụ đã có được những nét riêng đáng chú ý, vừa có những nét chung của người cán bộ của Đảng, Thụ còn mang cá tính riêng của người
cán bộ miền núi không thể lẫn được với bất cứ nhân vật nào: “ Thụ cũng như
Hùng, như Chi, chưa ai qua lớp huấn luyện nào. Khi còn ở Lạng Sơn, nghe tiếng đồn bên Bản Đảy có lớp dạy cách mệnh của Đồng chí hội. Thụ náo nức được tham dự. Nhưng bây giờ Thụ không còn nghĩ ngây thơ như năm trước. Những thực tế đã trải, những điều đã nghĩ, chuyện các bậc cha anh bỏ nước đi làm cách mệnh, những mưu lược của mỗi người khác nhau đã cho mỗi người một hướng đi tới. ” [4 ; 142]. Cái chung, cái riêng trong nhân vật kết
hợp tương đối nhuần nhuyễn làm hiện lên trước mắt ta hình ảnh người cán bộ miền núi tiêu biểu của thời kỳ 1930. Đọc tác phẩm chúng ta yêu mến Thụ không chỉ vì Thụ mang trong mình lý tưởng của Đảng mà Thụ còn thuyết
phục ta bởi những việc làm của anh: “ Riêng với Thụ và các bạn, những ngày
Hồng quân đến đưa nông dân nổi lên lập chế độ Xô-viết làm cách mệnh ruộng đất tự giải phóng và tổ chức xã hội của mình từ Long-châu đến tận Hạ- đống, Thụ đã thấy được con đường cách mệnh đi đâu về đâu. Con đường cách mệnh đã rõ ràng, chỉ có chủ nghĩa cộng sản và theo gương hoạt động của Hồng quân Trung quốc thì tới được thắng lợi, tới được tất cả những ao ước rất thơ mộng nhưng thật thiết tha của những người thanh niên đứng trên đầu cầu Kỳ-lừa, nghe tiếng bom Sa-diện của Phạm Hồng Thái vọng tới: nước Việt Nam sẽ độc lập và tỏ mặt với bốn bể năm châu. Phải, chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới đưa ta tới được mục đích cao cả ấy. Cho nên, những người trẻ tuổi càng quyết tâm. Ngọn lửa nhiệt tình tự lòng mình hun lên, bừng cháy, cao mãi và càng tỏa nhiều sáng kiến.” [4 ; 143]. Tô Hoài với một vốn tài liệu ít ỏi do người khác truyền đạt lại đã dựng nên nhân vật Hoàng Văn Thụ giàu sức lôi cuốn và là hình ảnh đẹp của người anh hùng cách mạng. Cái đáng chú ý và có lẽ đây cũng là thành công lớn nhất của Tô Hoài là từ những sự việc và con người có thật, ông đã xây dựng nên hình tượng người anh hùng xuất thân từ quần chúng và cũng trưởng thành trong quần chúng. Song trong tính cách Hoàng Văn Thụ, Tô Hoài miêu tả nhẹ đi phần lý trí mà nặng về cảm tính, bản năng. Dưới ngòi bút của Tô Hoài, Thụ không có được chất lý trí sắc nhọn,
không phải đi tìm Đảng là vì “Mặt trời chân lý chói qua tim”. Thụ đi tìm lý
tưởng của Đảng cũng xuất phát từ cảm tính trực tiếp mà thôi. Thụ nặng về hành động mà ít có chiều sâu nội tâm, ít có sự tự phân tích, mổ xẻ mình. Thụ được dẫn đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều cảnh trên đường đi và kể lại những chuyện đã xảy ra chứ nhân vật chưa thật hòa mình vào hoàn cảnh xã hội mà hoạt động, mà bộc lộ tính cách trong đó. Vì vậy có những nhân vật phụ như Mã Hợp lại được thể hiện với nhiều nét sinh động hơn. Sở dĩ nhân vật ở đây chưa thành công vì xung đột xã hội chưa biến thành xung đột giữa các tính cách. Khi các tính cách trực tiếp xung đột lẫn nhau và nhà văn miêu tả cái đó
thì nhân vật dễ sinh động hơn, tính cách bộc lộ rõ hơn. Về mặt này Tắt đèn
của Ngô Tất Tố là một mẫu mực. Nhân vật Nguyễn Văn Trỗi thành công là do Trần Đình Vân miêu tả những nét cơ bản nhất của tính cách anh Trỗi bộc
lộ trong cuộc đấu tranh trực diện với kẻ thù. Chị Út Tịch trong Người mẹ cầm
súng của Nguyễn Đình Thi cũng vậy. Về xung đột trực tiếp A Phủ và Mỵ
trong Truyện Tây Bắc đã có được những thành công hơn hẳn.
Trong Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Tô Hoài cũng đã có những mặt thành
công mà ta không thể không nhắc đến, qua cái chết tuyệt đẹp của Chu Sảo Kính, Tô Hoài vừa tạo được không khí, vừa đặt xuống trang giấy những nét sắc như trong tranh, vừa biểu hiện được khiếu quan sát tinh tế quen thuộc, vừa ổn định được vốn ngôn ngữ đầy hình ảnh của quần chúng. Trong khi xây dựng nhân vật điển hình, Tô Hoài đã chú ý mặt khái quát nhưng mặt cá thể lại chưa sâu sắc. Trong cả quá trình sáng tác, Tô Hoài chưa xây dựng được một điển hình nào sâu sắc, nhân vật của ông được tô đậm cái bản chất xã hội giai cấp mà thiếu đi cái nghệ thuật tạo hình. Nhìn chung phương pháp điển hình hóa của Tô Hoài còn dựa chủ yếu trên năng khiếu quan sát nhạy bén mà thiếu đi sự gia công nhào nặn, tái tạo từ bên trong, thiếu đi sự sáng tạo nghệ thuật.
Khi miêu tả ngoại hình của các nhân vật, Tô Hoài quan sát rất kỹ, đấy là biệt tài của ông để tìm ra đặc điểm riêng và vận dụng vốn ngôn ngữ đời sống phong phú của mình để lột tả nhân vật. Chỉ bằng vài chi tiết thoáng qua khi nhân vật đó ngẫu nhiên xuất hiện như trường hợp của vị thường trực đoàn ủy; nhưng cũng có khi tác giả để tâm, “chăm chút” cho vẻ bề ngoài của nhân
vật ngay từ khi giới thiệu về họ, như trường hợp của nhân vật Cự (trong Ba
người khác) . Ngoại hình là vẻ bề ngoài của nhân vật, nhưng nó cũng thể hiện thần thái, tính cách của nhân vật, do đó Tô Hoài đã chọn lọc các chi tiết rất nhỏ, rất cụ thể để chỉ bằng mấy dòng có thể làm cho nhân vật đó hiện lên sắc bén, sinh động như thực. Cùng là miêu tả anh đội, nhưng mỗi anh đội dưới con mắt của Bối lại hiện lên với đặc điểm nhận dạng khác nhau.
Nhân vật của Tô Hoài thường hành động thiên về mặt bản năng mà thiếu đi sự chỉ đạo chặt chẽ trong lý trí, có khi hơi dễ dãi. Trong cuộc đấu tranh giai cấp, nhân vật chưa đụng độ nhiều và ít xông xáo, có được cái cốt lý
trí nhưng lại thiếu đi chiều sâu của sự khái quát. Tính cách nhân vật của ông không được lần lượt thể hiện qua những hoàn cảnh khác nhau mà phần lớn chỉ được dẫn qua nhiều cảnh, đi nhiều nơi và kể lại (Hoàng Văn Thụ). Nhân vật của Tô Hoài như đã nói ở trên là thiếu đi cái chiều sâu nội tâm, chưa có nhiều nét lắng đọng của tâm hồn, nhân vật chính lại mờ nhạt hơn nhân vật phụ. Tô Hoài trong khi xây dựng nhân vật đã chú ý miêu tả hành động và những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật nhưng ông chưa nắm bắt được những tia chớp tinh tế nhất của tâm hồn. Vì vậy khi thể hiện nội tâm ông tỏ ra phần nào lúng túng (bà Giàng Súa sau cách mạng). Nhân vật của Tô Hoài chỉ mới là những nét phác thảo về những kiểu người khác nhau, vừa chưa thực sự gắn bó với xung quanh, vừa chưa thuyết phục người đọc bằng những suy nghĩ của mình. Sức thuyết phục của một nhân vật văn học là sự kết hợp đến mức độ nào giữa tính lý tưởng và tính hiện thực. Nếu thiếu chất lý tưởng thì nhân vật sẽ không thắp lên được ngọn lửa nhiệt tình trong người đọc, ngược lại nếu nghèo nàn tính hiện thực thì nhân vật gầy gò, thiếu da thịt của cuộc sống, thiếu sức thuyết phục.
Trong các tiểu thuyết của mình, cùng với việc tập trung khắc họa nhân vật ở ngoại hình, Tô Hoài cũng thường miêu tả hành động của các nhân vật. Hành động là yếu tố đầu tiên để nhà văn khắc họa cá tính nhân vật, Tô Hoài đã vận dụng kết hợp, khéo léo các phương pháp miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật. Bên cạnh những chi tiết tưởng như “dư thừa”, “râu ria” thì Tô Hoài cũng lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu, đáng giá. Sự kết hợp ấy giúp Tô Hoài vừa xây dựng được nhân vật một cách đời thường, gắn với sinh hoạt hàng ngày, vừa khắc họa được những nét tính cách riêng biệt mà chỉ nhân vật đó mới có.
Tần số nhân vật hành động trong truyện là tương đối nhiều, đủ để nhân vật bộc lộ được nét tính cách của mình. Miêu tả hành động của nhân vật như là các bước để phát triển cốt truyện, do đó các hoạt động của nhân vật thường diễn ra nhiều hơn là tâm lý. Từ hành động nhỏ nhặt, thường ngày, tới những hành động chi phối tạo nên sự kiện trong cốt truyện. Tô Hoài không mô tả đơn thuần mà xoáy vào hành động để kể chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ với hàng loạt
các động từ hỗ trợ cho hành động. Nhân vật trở nên vô cùng sống động, người đọc không chỉ biết anh ta là người thế nào mà còn cảm nhận được bản chất con người thực sự của anh ta. Song song với việc để cho nhân vật hành động. Tô Hoài còn khéo léo trong việc sắp xếp các hành động đó, và tất nhiên nó theo một quy luật lôgic của cuộc sống, mỗi hành động trước sau đều có sự thống nhất là làm nổi bật tính cách nhân vật.
2.3.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm
Cùng với ngoại hình và hành động, yếu tố quan trọng nhất trong việc thể hiện tính cách là nội tâm nhân vật cũng duy trì sự vận động của cốt truyện. Đã có nhiều nhà văn thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Chúng ta