5. Kết cấu luận văn
2.1. Con đƣờng biểu tƣợng trung tâm trong thơ Tố Hữu
2.1.2. “Những đường Việt Bắc của ta”
1954)]
Tập thơ Việt Bắc được Tố Hữu sáng tác trong chín năm từ 1946 đến 1954, trọn một giai đoạn chống Pháp của dân tộc ta. Và trong cuộc chiến tranh nhân dân đó, kẻ thù đã bị đẩy lùi từng bước, đẩy lùi từng bộ phận và tiến lên đánh đổ toàn bộ, kết thúc ở chiến thắng Điên Biên Phủ huy hoàng. Theo sát từng bước đi của cách mạng, những vần thơ Tố Hữu là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao đối với nhân dân ta.
Tập thơ Việt Bắc đánh dấu sự phát triển của sự nghiệp thơ ca Tố Hữu. Sự chuyển biến về nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện trong Việt Bắc
so với Từ ấy thể hiện khá rõ nét điều đó. Thơ đã đi sát cuộc sống, đi vào cuộc đấu tranh của nhân dân ta để cất lên tiếng nói chân thực nhất. Con đường cách mạng từ chỗ mang tính chất trừu tượng trong tập thơ Từ ấy thì sang Việt Bắc
đã hiện lên cụ thể hơn. Bởi vì cảm hứng của Từ ấy là cảm hứng về lý tưởng cách mạng, về nhân sinh quan cách mạng, về con đường cần phải chọn để có một cuộc sống xứng đáng. Việt Bắc là tập thơ phản ánh sự lớn lao của đất nước. Nhà thơ không thiên về tự biểu hiện nữa mà hướng tới những con người thực, những con người bình thường mà vĩ đại. Điều này thể hiện rõ ở sự chuyển biến về chủ đề, đề tài, nhân vật trung tâm. Nhưng ở đây chúng ta không đi sâu vào tìm hiểu những khía cạnh đó mà chỉ tập trung khai thác biểu tượng con đường. Qua đó để thấy rõ tư tưởng xuyên suốt trong tập thơ này cũng như từ tập thơ đầu tiên của ông.
Trong nền văn học nước nhà con đường vẫn là hình ảnh hay được sử dụng trong sáng tác của các nhà thơ nhưng chưa trở thành biểu tượng xuyên
suốt trong các sáng tác của họ. Với Tố Hữu thì khác, con đường không chỉ trở thành hình ảnh cụ thể, cảm tính xuất hiện dày đặc mà nó trở thành một biểu tượng trung tâm trong thơ ông. Ở tập thơ Việt Bắc con đường xuất hiện không nhiều so với Từ ấy song thông qua biểu tượng này ta thấy rõ sự vận động và phát triển của lịch sử cách mạng và hồn thơ Tố Hữu. Từ ấy con đường thường hiện lên với “đường đêm”, “đường phố lạnh”, “đường sương gió”… thì đến
Việt Bắc con đường đã mang dấu ấn của không khí cách mạng mới. Đó là
không khí rộn rã khi bước chân của đoàn quân tiến bước, của cảnh phá đường mở lối, của bước chân em liên lạc…
Ơi các em những người lính mới Đi, đi, đi! Ôi nhịp đời phơi phới Trăng sáng, đường dài
Ta đều chân: Một! Hai! Ta đều ca
Lời ca bất tuyệt Ôi đất Việt
Yêu dấu ngàn năm…
(Đêm xanh)
“Đường dài” theo bước chân dồn dập hiên ngang của chiến sỹ trong đêm trăng. Niềm lạc quan của những chiến sỹ cách mạng như giai điệu đêm xanh ngân nga trong lòng người. Con đường phải đi còn dài, còn lắm gian lao nhưng đã có mục tiêu đi tới. Và con đường cách mạng mở ra nhiều hy vọng lớn lao.
“Con đường là biểu tượng của sự thống nhất không gian và thời gian, không gian vận động, không gian của con người đi tới” [62; 171]. Đó là không gian, thời gian cụ thể đồng thời nó cũng mang tính tượng trưng khi Tố Hữu nói đến con đường. Tác giả viết:
Những buổi mai hường, nắng mới tinh Bên đường sương mát, lá rung rinh Ta đi trong gió thơm khoai sắn
Lòng nhẹ, vui vui, bát ngát tình.
(Tình khoai sắn)
hay:
Ta đi trên đường đá rát
(Giữa thành phố trụi)
Thì con đường mang đặc điểm rất thực của cuộc sống kháng chiến, con đường còn ướt sương mai khi tác giả dạo trên. Và nghe trong gió “thơm khoai sắn” để “lòng nhẹ, vui vui, bát ngát tình”. Hình ảnh “đường đá rát” vừa biểu hiện được lịch sử đầu những năm kháng chiến chống Pháp vừa có ý nghĩa là con đường cách mạng buổi đầu khó khăn. Trong mùa đông giá lạnh, thực hiện phương châm “vườn không nhà trống” bà con ta tản cư về Việt Bắc, để lại sự vắng lạnh của thành phố Hà Nội. Tác giả bước trên đường đá rát giữa thành phố trụi, trước mắt là:
Chiếc lá vèo rơi xuống cỏ
Tường xiêu loét đỏ Mái gãy sườn đen
Mảng buồng son kính vỡ rêu lên…
thì người đọc cũng có thể cảm nhận được hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Thế nhưng chiến tranh khốc liệt mà nhân dân ta vẫn lạc quan tin tưởng. Niềm lạc quan sôi nổi có trong anh bộ đội, bà mẹ Việt Bắc, chị con mọn Bắc Giang, em bé liên lạc… Nhà thơ nói đến họ với một tình mến thương vô bờ. Bài thơ được truyền tụng đến thuộc lòng là bài Phá đường (1947). Giai đoạn phòng ngự của cuộc kháng chiến được lột tả độc đáo trong một sự việc: phá đường,
cảnh phá đường hiện lên như ý chí, quyết tâm của nhân dân ta đối với cách mạng:
… Nhà em con bế con bồng
Em cũng theo chồng đi phá đường quan
… Đường thì dài hố xẻ chưa sâu
… Đường dài ta xẻ, sức dai ngại gì
… Đường đi ngoắt ngoéo chữ chi…
(Phá đường)
Trong Việt Bắc - đây là bài thơ lột tả được không khí phá đường thật hào hùng sôi nổi. Góp sức mình vào cuộc kháng chiến người phụ nữ cũng cảm thấy tự hào. Lời thơ rộn ràng theo nhịp tiếng cuốc phá đường:
Đêm nay gió rét trăng lu
Rộn nghe tiếng cuốc chiến khu phá đường... (Phá đường)
Tinh thần chiến đấu của nhân dân ta thể hiện thật xúc động qua bài thơ này. Cả nước cùng tham gia kháng chiến cứu quốc với “tinh thần mỗi người dân là một chiến sỹ”. Ta bắt gặp không chỉ anh vệ quốc, chị con mọn trong
Việt Bắc mà cả những em giao liên dũng cảm. Hình ảnh chú bé Lượm bất tử
trên “con đường vàng” thơm hương lúa:
Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng.
“Con đường vàng” được điệp lại hai lần trong bài thơ là biểu tượng của con đường vinh quang, của lý tưởng cách mạng. Đồng thời đó là sự nâng niu, trân trọng và ngợi ca em Lượm.
Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng. Hơn ai hết tác giả hiểu rõ niềm hạnh phúc cũng như nỗi gian nan khi dấn thân vì cách mạng. Con đường cách mạng trường kỳ, nó luôn vận động về phía ánh sáng, về tương lai tốt đẹp. Trong bài thơ Voi nhà thơ khẳng định:
Con đường gieo neo Là đường vệ quốc Tha hồ đèo dốc Ta hò ta reo Voi là voi ơi
Đường đi dằng dặc Chông gai cũng mặc Ta vui ta cười.
Đó là tiếng cười tiếng hát át đi những khó khăn, chỉ có niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng. Những vần thơ Tố Hữu đã kịp thời động viên cổ vũ nhân dân ta hăng hái góp sức vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Càng về cuối tập thơ con đường kháng chiến hiện lên càng hào hùng như sự phát triển của cách mạng Việt Nam:
Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. (Việt Bắc )
Những vần thơ như tái hiện trước mắt ta không khí hào hùng, rầm rập bước chân, một lòng vì kháng chiến của quân và dân ta.
Cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới, con người càng lạc quan tin tưởng hơn:
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường.
Tư thế đi tới của con người cũng hiên ngang, hân hoan, tự tin:
Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái ung dung ta bước Đường ta rộng thênh thang tám thước.
(Ta đi tới)
hình ảnh “đường cái”, “đường ta rộng thênh thang” đặt trong hoàn cảnh bấy giờ mới thấy hết ý nghĩa của nó. Có được thành quả đó phải đổi bằng máu xương, mồ hôi của quân và dân ta. Vẫn trong bài Ta đi tới con đường càng mở rộng thênh thang ra muôn hướng:
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên Đường lên Tây Bắc, đường lên Điện Biên Đường cách mạng dài theo kháng chiến Đến hôm nay đường xuôi về biển
Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi. (Ta đi tới)
Mỗi con đường gắn với một địa danh trên đất Việt: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên… những nẻo đường chạy dài nối liền mỗi vùng quê Việt Bắc. Và có một con đường “dài theo kháng chiến” là con đường cách mạng - Con đường gian lao nhưng đích đến thật vinh quang. Câu thơ “Đến hôm nay đường xuôi về biển” chất chứa bao cảm xúc sung sướng, tự hào của nhà thơ. Đường xuôi về biển là con đường nối liền sông núi, nối liền miền ngược và miền xuôi, rừng biển Việt Nam trở thành một dải. Có hạnh
phúc nào hơn khi tổ quốc vẹn toàn! Niềm vui tràn đầy trong câu thơ: “Đường ta đó, tự do cuồn cuộn”.
Vẫn kiên định một con đường cách mạng, đất nước ta đã tiến dần đến tự do. Với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 cách mạng Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Nhưng miền Nam vẫn còn trong khói lửa chiến tranh, còn bị Mỹ - Diệm đặt ách thống trị dã man. Tuy vậy Đảng và nhân dân ta vẫn đồng lòng theo con đường cách mạng:
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp. (Ta đi tới)
Câu thơ thể hiện tư thế của con người đi tới thật tự tin, thật vững vàng!
Nhà thơ Tố Hữu đã xây dựng con đường trở thành một biểu tượng văn học trong sáng tác của mình. Con đường là biểu tượng của sự thống nhất con đường cách mạng Việt Nam và tư tưởng chính trị xuyên suốt trong thơ Tố Hữu. Tập thơ Việt Bắc là kết tinh của “tám chín năm tác chiến trên mặt trận tinh thần, khi ào ạt “sét đánh ngày đêm xuống đầu giặc Pháp” khi rì rầm trong nghìn vạn lòng người. Khi tươi nở theo bài hát điệu ngâm, những bài thơ làm công tác quần chúng một cách sâu sắc, vững vàng” [67; 502]. Ta tìm thấy trong Việt Bắc những bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua hình tượng con đường tác giả muốn ghi lại sự vận động của lịch sử qua chín năm trường kỳ kháng chiến. Từ con đường mang tính cụ thể đến con đường mang tính tượng trưng đã thể hiện được sự vận động và phát triển của hồn thơ Tố Hữu. Khác với Từ ấy con đường cách mạng ở Việt Bắc mở ra nhiều hướng, mênh mang, tít tắp hơn. Toàn dân tộc đều tuôn đổ ra đường, cùng bắt tay nhau theo cách mạng, đi tới thành công bởi cuộc kháng chiến “ba ngàn ngày không nghỉ”.
Văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội và nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại. Với quan niệm đó thì Tố Hữu xứng đáng được
tôn vinh là người thư ký vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam từ những năm cuối thập kỷ ba mươi. Trong tập thơ Việt Bắc chất liệu hiện thực được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo. Việt Bắc là một bước tiến lớn trên con đường thơ của Tố Hữu trong cái “tự do cuồn cuộn” trên con đường ta đi tới có sự tự do bay bổng của hồn thơ ông. Mỗi một lần nhà thơ nói đến con đường trong sáng tác của mình là một sự biểu hiện khác nhau của hiện thực lịch sử cách mạng. Nhưng có một con đường luôn xuyên suốt trong tất cả các sáng tác của Tố Hữu đó là tư tưởng cách mạng sâu sắc, tình yêu thiết tha với cuộc sống, với con người được biểu hiện ra bởi những lời thơ mộc mạc, dung dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Thơ Tố Hữu đã thực sự trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân trong những ngày khó khăn nhất.
Tiếng hát của thời đại bay bổng rộng mở trong tập thơ Việt Bắc, đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp thi ca của nhà thơ. Từ cảm hứng lãng mạn cách mạng về lý tưởng của người cộng sản trong tập thơ Từ ấy nhà thơ đã chuyển sang cảm hứng chủ đạo ở Việt Bắc là cảm hứng về hiện thực cách mạng. Cái tôi trữ tình thiên về tự biểu hiện đã chuyển sang cái ta quần chúng rộng lớn, “chữ ta trong thơ Tố Hữu mất dần cái nghĩa chữ tôi, mà ổn định trong cái nghĩa dân tộc ta, Đảng ta, Tổ quốc ta, nhân dân ta, đất nước ta” [19; 172].
Ta đi tới trên đường ta bước tiếp, Rắn như thép, vững như đồng
… Ta đi tới không thể gì chia cắt
Từ mục Nam Quan đến bãi Cà Mau Trời ta chỉ một trên đầu
Bắc Nam liền một biển (Ta đi tới)
Các nhân vật trữ tình hiện lên trong thơ bình dị, chân thực. Những nhân vật có thật trong cuộc sống: Đó là anh Vệ quốc quân nông dân hiền lành đã làm nên chiến thắng Việt Bắc vang dội (Cá nước); là anh bộ đội vượt lên những gian khổ, thiếu thốn mà vẫn hào hùng trong tư thế vươn tới trên những núi đèo Tây Bắc hiểm trở (Lên Tây Bắc); là chị phụ nữ Bắc Giang dù việc nhà bề bộn vẫn hăng hái tham gia công tác kháng chiến (Phá đường); là những người mẹ nông dân chất phác gắn bó với kháng chiến, tình thương con hòa vào lòng yêu nước (Bà mẹ Việt Bắc, Bà bủ, Bầm ơi...); là em bé liên lạc hồn nhiên, gan dạ, dũng cảm, ngã xuống trên cánh đồng quê dưới làn đạn giặc mà linh hồn và hình ảnh em mãi còn với quê hương (Lượm). Trên tất cả là lãnh tụ Hồ Chí Minh tập trung và tiêu biểu cho mọi phẩm chất của dân tộc. Sáng
tháng Năm là bài thơ gây được nhiều xúc động khi Tố Hữu viết về Người:
Vui sao một sáng tháng Năm
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ ...
Người ngồi đó với cây chì đỏ
Vạch đường đi, từng bước, từng giờ.
Với anh bộ đội, Tố Hữu nhận rõ phẩm chất cao quý của các anh. Nhà thơ đặt tin lẽ sống vào họ, họ biết rằng:
Con đường gieo neo Là đường vệ quốc
(Voi)
thì họ vẫn tin tưởng vào Đảng và cách mạng. Họ chiến đấu, chịu đựng gian khổ hy sinh để có ngày thắng lợi. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước, trong truyền thống yêu nước, kiên cường, sáng tạo của dân tộc ta. Những vần thơ Tố Hữu đã tái hiện lại trang sử hào hùng đó trong bài thơ Hoan hô chiến sỹ Điện Biên:
Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non
Gan không núng Chí không mòn ...
Những bàn tay xẻ núi lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện.
“Nhất định mở đường” là ý chí quyết tâm của lớp lớp bộ đội chiến sỹ cách mạng của quân đội ta. Mở đường tiến lên diệt giặc, mở bằng con đường máu cũng chẳng ngại gì đối với họ vì độc lập tự do cho toàn dân tộc.
Sự vận động và phát triển của hồn thơ Tố Hữu biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau từ cảm hứng đến nhân vật trữ tình… nhưng trước sau vẫn là thơ trữ tình chính trị phục vụ cách mạng. Những bài thơ trong tập Việt Bắc đã nói lên tình cảm tốt đẹp nhất của con người mới của một thời đại mới, dưới chế độ mới. Tình yêu thiết tha của Tố Hữu đối với quê hương đất nước, Tổ quốc, lòng tin tưởng vững bền, tinh thần lạc quan cách mạng bao trùm tập thơ đã kích thích, cổ vũ nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh ái quốc gay go và khốc liệt. Vẫn thuỷ chung với lý tưởng cách mạng đã chọn, thơ Tố Hữu lại nở hoa trên con đường cách mạng và hứa hẹn nhiều thành công trong các tập thơ sau.