Chƣơng 1 : VỀ KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
33 ôệ tu t
3.3.2 Những hình ảnh nổi bật trong các bài thơ về mùa
Những hình ảnh nổi bật trong các bài thơ về mùa của hai nhà thơ giai đoạn sau năm 1945 nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ không thể không nhắc đến hình ảnh nơi hậu phƣơng đảm đang. Miền Bắc XHCN bên cạnh khắc phục hậu quả chiến tranh, chiến đấu chống giặc Mỹ đánh phá còn là hậu phƣơng vững chắc chi viện cho tiền tuyến thân yêu. Những nhà máy mọc lên, những vùng đất mới đƣợc khai phá, những cánh đồng xanh mƣợt giữa bom đạn,những cảnh đẹp của đất mẹ tƣơi thắm vô ngần là kết tinh của tình cảm đất nƣớc thiêng liêng, không có gì đẹp hơn thế:
“Sa Pa hè mát hơn thu
Chỉ làn không khí cũng ru dịu người Ở đâu nắng hạ rang trời
Thì đây không giọt mồ hôi thấm mình Trời đất nhẹ, núi non xanh
(Sa Pa- Xuân Diệu)
Bên cạnh đó, quê hƣơng cũng đổi mới từng ngày với những công trình mới, vùng kinh tế mới, những ngƣời mở đất anh dũng nhƣ những chiến binh của đất mẹ. Qua bàn tay và khối óc con ngƣời, những vùng đất lại đơm hoa kết trái đẹp tựa mùa xuân:
“Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng? Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi Ngoài cửa ô tàu đói những vầng trăng Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân”
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Còn gì thắm tình hơn khi thiên nhiên cùng hòa nhịp với không khí hăng say sản xuất nơi hậu phƣơng đảm đang. Dƣờng nhƣ con ngƣời và cảnh vật cùng thấu hiểu, cùng chung sức đồng lòng vì miền Nam thân yêu, vì ngày đất nƣớc cùng thu về một mối:
“Tôi nói lời ngô bát ngát xanh Ngô non san sát trải mông mênh Lời khoai tím ngọn vươn thêm khỏe Tôi nói lời khoai bát ngát tình”
(Trên bãi sông Hồng- Xuân Diệu)
Hậu phƣơng luôn là nền tảng, là sức mạnh tình cảm và cả sức ngƣời và sức của làm điểm tựa và cũng làm bệ phóng cho tiền tuyến chiến đấu ngoan cƣờng và chiến thắng:
Thương ta lá đã phủ dài dường quang Thay bao lần lá ngụy trang
Con đường ra trận lá vàng lại tươi”
(Lá ngụy trang- Chế Lan Viên)
Đƣờng ra trận đầy gian khổ và hiểm nguy, nhƣng với những ngƣời chiến sĩ, đó bao giờ cũng là con đƣờng mùa xuân đẹp nhất của cuộc đời, của tuổi trẻ của tình đất nƣớc thiêng liêng. Hình ảnh màu xanh áo lính cùng lá ngụy trang thân thƣơng trùng trùng trên đƣờng ra trận đã trở thành hình tƣợng ý nghĩa, đẹp nhƣ bức thành đồng hiên ngang tạc vào sử sách. Con đƣờng ra trận, chiến tuyến khói lửa với mƣa bom bão đạn chƣa khi nào khiến các anh nản chí mà luôn tràn đầy lạc quan với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
Tinh thần của hậu phƣơng, của tiền tuyến đã kết thành quả ngọt làm nức lòng muôn triệu trái tim- xuân 1975. Thế nhƣng hậu quả chiến tranh, thực tế cuộc sống không cho phép ta ngủ quên quá lâu trên chiến thắng. Những tổn thƣơng quá đỗi nặng nề, đất mẹ vốn lầm than dông dài thế kẻ dƣờng nhƣ đã vắt kiệt sức mình, những đứa con của đất mẹ hoang mang tìm đƣờng đi để tồn tại với chính mình và rồi thậm chí chúng đã phải đấu đá lẫn nhau, dối lừa lẫn nhau, khiến lòng ngƣời đau, khiến lòng mẹ đau nhƣng dƣờng nhƣ cũng chỉ có thể nhăn mày bất lực. Nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Xuân Diệu say sƣa bao nhiêu, đã đầy bao nhiêu cùng đất nƣớc trong văn phong cách mạng thì nay nhƣ bao văn nghệ sĩ họ lại phải cuộn tròn vào vòng cái tôi vừa vì buồn sầu, bất lực, cũng vừa là để chạy trốn những thị phi, ồn ã cuộc đời, chắc bởi ngƣời học văn thì yếu làm kinh tế, tạng văn thì không giỏi hay không nỡ bon chen, ồn ào…Những hình ảnh, những không gian thiên nhiên đậm chất phƣơng Đông thêm một lần trở lại tựa vòng xoay nghiệt ngã của số phận. Những suy nghiệm triết lý về cuộc đời của hai nhà thơ có lẽ đã đến thời chín,
nhất là đối với nhà thơ Chế Lan Viên. Ta lại gặp lại hình ảnh đối lập, thấy tín hiệu mùa xuân mà không cảm đƣợc xuân, không chạm đƣợc vào xuân. Nhành mai vàng lại cùng ngƣời thi sĩ quay về với nỗi buồn nhƣ thuở nào trƣớc thời cuộc xoay vần, những kỳ vọng, hứa hẹn vụn vỡ:
“Tất cả bình minh đều hứa hẹn, trừ bình minh ấy
Cái bình minh phản thùng, cái bình minh phản chủ ác ôn!
Mà thôi, đừng vội lên án hạt sương và tiếng gà kết liễu ánh sáng đó Có khi giã từ giữa khi đúng ngọ, lúc hôn hoàng
Hơn thế, anh đã vĩnh biệt từ lúc ngòi bút, trang thơ anh bất lực Từ lúc nhựa hồn anh khô kiệt, thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về”
(Giờ báo tử)
Từng câu chữ, từng ý thơ bày tỏ cảm xúc một cách trực diện đầy day dứt. Có lẽ “Giờ báo tử” đã gói gọn hết thảy những cao trào cảm xúc, những suy nghiệm của nhà thơ Chế Lan Viên sau một đời thơ, đời ngƣời.
3.3.3 Những màu sắc thẩm mỹ chủ yếu của không gian nghệ thuật
Con ngƣời và không gian sống không thể tách rời nhau và nhất là đối với những ngƣời nghệ sĩ, cảnh vật, không gian sống hay bất cứ một không gian nào họ vô tình bắt gặp đều có sức lay động mạnh mẽ tới cảm xúc, để từ đó rung động, thăng hoa thành những tác phẩm nghệ thuật ấn tƣợng. Với nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Xuân Diệu ta luôn cảm nhận đƣợc muôn chiều không gian đa dạng với đã đầy các sắc thái cảm xúc. Phải thừa nhận một điều rằng, dẫu tâm hồn thơ ngập tràn sắc thái lãng mạn của Xuân Diệu hay chất thơ đậm triệt lý của Chế Lan Viên luôn ngập đầy hình ảnh của thiên nhiên, đất trời, không gian tựa nhƣ thánh đƣờng của cái đẹp kể cả khi cảm xúc thăng hoa hay có những phút buồn vƣơng vấn. Thánh đƣờng ấy luôn mang đến những khoảnh khắc thanh bình, ôm ấp tâm hồn ngƣời thi sĩ. Vẻ đẹp ấy có thể không
nổi bật, không quá tráng lệ, đó là những vẻ đẹp bình dị làm xao động tâm hồn nhƣ một rặng liễu mềm, một chú chim con:
“Mùa xuân sắp qua mau Chim con chừng cũng hiểu Nhảy chuyền trong rặng liễu Suốt chiều vui tìm sâu”
(Chim con trong liễu- Chế Lan Viên)
Những điều gần gặn, bình dị mà toát lên vẻ đẹp đầy ý vị ấy, ta cũng bắt gặp trong thơ Xuân Diệu. Có lẽ đối với hai nhà thơ, giờ đây “thánh đƣờng” là những gì thật gần, là thực tại đất nƣớc, cảnh đẹp quê hƣơng từ những điều đơn sơ, nhỏ bé nhất, chứ không còn là những cám cảnh xa vời, mơ về những điều xa rời cuộc sống. Xuân Diệu tìm thấy cảm xúc và niềm vui bên mỗi khóm cây, mỗi cành hoa, rồi cả cảnh sắc đang đƣợc tô thắm bởi bàn tay ngƣời, những nông trƣờng xanh mƣợt đậm hƣơng. Thiên nhiên và con ngƣời hòa vào làm một, chƣa từng tách rời và nay thì lại càng thêm thắm đƣợm:
“Sáng xuân mở cửa ong vào
Hút hoa mận nở như sao chíu cành Chân hoa cắm ở trong bình
Hồn hoa vẫn đượm ngát tình thiên nhiên Gió xuân động khẽ cành trên
Ngỡ ong say chạm vào bên hoa cười”
(Cành hoa mận- Xuân Diệu)
Thiên nhiên đẹp tƣơi bao đời đã đánh dấu chủ quyền, bản sắc đất nƣớc và thiên nhiên cũng đẹp tƣơi, hoan ca khi vẻ đẹp ngày một thắm đƣợm hơn từ tình quê, tình ngƣời cùng đất. Hàng nghìn năm đất nƣớc bị đô hộ nhƣng hình ảnh nƣớc nam vẫn xinh đẹp vô ngần với sức sống quật cƣờng, bền bỉ. Tất cả những gì là bình dị, bé nhỏ nhất cũng đều mang sức mạnh và niềm tin cửa đất
nƣớc, nhƣ sức vƣơn của một ngọn khoai, những cánh đồng ngô xanh mƣợt, những nông trƣờng rộn tiếng ca vui, những nhành sen buông mặt hồ, chùm phƣợng vĩ, chùm vải chín, rặng chè trên núi cao…Sức sống bất diệt của đất nƣớc kết tinh từ sức mạnh và tình yêu bất diệt:
“Chè Suối Giàng- tôi nâng lên môi Chát sao ngẫm nghĩ hóa ra bùi Ngậm càng đậm ngọt dư vang mãi Như một tình yêu bền lứa đôi Khi gió xuân thơm mới thổi về Chè cao bốn thước tán sum suê Cảm ơn đất nước cho anh được Âu yếm nhìn em dưới bóng chè”
(Chè Suối Giàng- Xuân Diệu)
Qua nhiều biến thiên lịch sử và sự xoay vần cuộc sống, màu sắc thẩm mỹ trong không gian nghệ thuật của hai nhà thơ lại tìm về với những biểu tƣợng của minh triết phƣơng Đông để tỏ bày nỗi lòng đầy ƣu tƣ. Ta thấy nổi bật trong thơ Chế Lan Viên là biểu tƣợng hoa Sen. Hoa Sen là loài hoa mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc Chăm cũng nhƣ trong Đạo Phật. Trong Đạo Phật hoa Sen biểu hiện cho sự thánh thiện, thanh sạch, tinh khiết, giàu sức mạnh, vƣợt lên bùn đen. Ta thấy, nhà thơ Chế Lan Viên đã khai thác hình tƣợng hoa Sen đầy ẩn ý:
“Anh có cho tôi làm hoa sen không, tôi trong lý lịch có bùn?
Thân phận người mà, ai chả có bùn đen?
Giết chết một mùi hương dễ thôi, cứ quậy bùn lên để giết Nhưng vượt lên bùn, sen cứ ngát hương sen”
Trong khi đó, Xuân Diệu lại ru hồn mình về với một biểu tƣợng khác trong minh triết Phƣơng Đông đó là các mùa trong năm, đặc biệt là dấu ấn, xúc cảm về mùa thu- mùa trong văn hóa là mùa lễ hội, mùa thu hoạch bội thu của mùa màng và cũng là mùa chiếm sắc vàng chủ đạo khơi gợi cảm xúc, lay động lớn đến tâm trạng của con ngƣời:
“Chiều đầu thu ôi hương hoàng lan Ngạt ngào nhào trộn cả không gian Mới còn nắng gắt hôm qua thế Mà bỗng trên trời mây nhẹ lan… …
Chỉ biết di lăng hoa đã thơm
Cánh vàng hương lại chín vàng hơn Cây cao lá thẫm đung đưa nhánh Nhịp điệu mùa thu ngàn vạn năm…”
(Chiều đầu thu- Xuân Diệu)
3.4 Đặ sắ tro ệ t u t b ểu ệ
3.4.1 Ngôn ngữ
3.4.1.1 Giàu nhạc tính
Với tạng thơ vốn có, nhà thơ Xuân Diệu vẫn giữ cái nhạc tính trong thơ của mình, dẫu đã có nhiều đổi khác trong đề tài, tƣ tƣởng. Bên cạnh đó, nhà thơ Chế Lan Viên cũng góp một giai điệu mới mẻ, nhẹ nhàng vào trong mỗi vần thơ. Trong mảng văn học cách mạng, hai nhà thơ nhƣ hát lên những khúc hoan ca với giai điệu trầm bổng, lúc thiết tha, khi vui tƣơi da diết, lúc lại trầm hùng nhƣ những bƣớc hành quân. Giữa hai nhà thơ, ta vẫn thấy chất nhạc trong thơ Xuân Diệu là sắc nét và đã đầy hơn cả:
“Tôi đi giữa buổi đầu ngày đi giữa Buổi đầu xuân- đi giữa buổi đầu tiên
Như sáng nay cuộc đời vừa mới mở Và ban đầu cây với gió cười duyên”
(Xuân- Xuân Diệu)
Nhịp thơ đa dạng 3/2/3 và rồi 3/ 4 đã khiến cho chất nhạc sinh động trong mỗi câu thơ. Những vần thơ tựa nhƣ khúc hát rộn ràng của thiên nhiên để thể hiện sự thăng hoa, niềm vui của lòng ngƣời. Và rồi khi diễn ta nỗi buồn, chất nhạc trong thơ nhƣ da diết, dàn trải những tâm sự, nỗi lòng đầy cảm xúc và sâu lắng qua nhịp thơ 3/ 5, 1/ 2/ 4, 3/ 3/ 2 hoặc có lúc lại nhƣ trải dài không ngắt nghỉ…:
“Biển bướm đỏ rào rào tróng gió mát Lá non xanh như suối chảy trên trời
Phượng, phượng hỡi! Cớ sao mà man mác Mỗi mùa hè run rẩy với chiều môi
…
Ta mơ màng thấy gió đang sóng sánh
Trống sân trường văng vẳng đánh- mười năm”
(Phượng mười năm- Xuân Diệu)
Có lẽ, bài thơ của nhà thơ Chế lan Viên có nhạc tính đã ăn sâu vào Tâm hồn bao thế hệ yêu thơ Việt, ta phải kể đến “Tiếng hát con tàu”- chất nhạc hào sảng, làm rộn rã khối huyết bao ngƣời con dân tộc. Với nhịp thơ đa dạng nhƣ: 4/3, 3/ 4, 4/ 5, 4/ 4… đã làm nên một bản nhạc trầm hùng và đong đầy cảm xúc:
“Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân.”
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
3.4.1.2 Giàu tính biểu cảm
Văn chƣơng là để thâu cảm và sẻ chia, bởi vậy mà tính biểu cảm luôn đƣợc chú trọng và dƣờng nhƣ tính biểu cảm luôn là cái chất tự nhiên, tự phát, toát lên từ mỗi hồn thơ. Có lẽ, văn học sẽ không còn là văn học nếu không có tính biểu cảm. Ta thấy ngôn ngữ giàu tính biểu cảm chiếm ƣu thế trong cả hai giai đoạn thơ của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà thơ Xuân Diệu. Nếu chất biểu cảm giai đoạn trƣớc 1945 là tính biểu cảm cá nhân với những xúc cảm về tình yêu, con ngƣời mang tầm vi mô thì giờ đây tính biểu cảm đã mang tầm vĩ mô, hàm chứa nhiều tầng bậc cảm xúc. Đó là những cảm xúc với quê hƣơng, đất nƣớc con ngƣời thắm tình và quật khởi, hay đó là những xúc cảm sau cuộc đời chiêm nghiệm đã chín để kết lại một đời thơ, đời ngƣời.
Trong những vần thơ kháng chiến của hai nhà thơ, hòa chung vào biểu cảm đại thể, giàu cảm xúc nhƣ biết bao nhà thơ cách mạng khác đó là cảm hứng về thiên nhiên- đất nƣớc- con ngƣời:
“Bỗng dưng một đóa hoa đầu. Nghe như đất lạ năm nào gặp em Phải rằng xe xích thời gian
Vầng dương bên ấy mọc sang bên này ? ….
Nắng hoe, bướm trở mình bay
Cành non nở vội kịp ngày chào hoa. Lòng anh tự độ em qua
Hoa bay bướm dạo cùng ta vào đời.”
Đọc những vần thơ ấy, ta có chút ngỡ ngàng về sự xoay chuyển trong màu sắc thơ Chế Lan Viên- những vần thơ tình ý nhị, đầy xao động hiếm gặp trong thơ của nhà thơ luôn chất đầy những cảm hứng sử thi, triết lý và thế sự…
Nhà thơ Xuân Diệu không thiếu vắng những biểu cảm trong đa dạng đề tài. Có lẽ ta đã quen với thơ tình Xuân Diệu và chất biểu cảm mãnh liệt trong ấy và khi tính biểu cảm đã đầy, tƣơi mới ấy đƣợc chuyển tải vào các bài thơ cách mạng với cảm hứng về tình yêu đất nƣớc cũng chất chứa vô vàn cảm xúc:
“Gió xuân về huyện Cẩm Khê
Thì tôi cũng mến thương về Thanh Nga Sắn xanh quanh những ngôi nhà
Long lanh lá mít, lòa xòa cành tre Một trăm đồi cọ múa xòe
Dây leo quanh gốc, nắng loe trên tàu Gần xa, cao thấp, thưa mau
Mởn mơ rừng cọ chiếu màu trời xuân!”
(Xã Thanh Nga- Xuân Diệu)
Bên cạnh những xúc cảm vui thì màu buồn cũng là những nỗi lòng khó cất. Ngƣời viết xin lấy dẫn chứng về tính biểu cảm phảng phất nỗi buồn, nhƣng đó là một nỗi buồn đẹp, đáng tự hào của những ngƣời con xót lòng thƣơng đất mẹ, đau cùng nỗi đau dân tộc. Những biểu cảm ý nhị gián tiếp diễn tả sâu sắc về nỗi xót thƣơng chung:
“Đất đổi màu hồng trời thay sắc biếc Lòng đau từng thớ thịt đường gân Ai đi qua biên thùy Tổ quốc
Không thấy mình đang từ giã mặt mùa xuân”
(Xa Tổ quốc- Chế Lan Viên)
3.4.2 G ọ đ ệu
Giọng điệu hào sảng, trầm hùng chính là nét mới, bƣớc chuyển mình mạnh mẽ trong màu thơ của Chế Lan Viên và Xuân Diệu khi giác ngộ với lý tƣởng cách mạng. Cũng giống nhƣ biết bao giọng điệu hào sảng, trầm hùng bấy giờ, hai nhà thơ đã góp giọng thơ của mình vào chung khí thế chiến đấu trên mọi mặt trận của dân tộc. Giọng điệu ấy có thể đƣợc ca lên từ những cánh đồng bát ngát xanh, những vùng kinh tế mới, những nhà máy, nông trƣờng nơi hậu phƣơng đảm đang, hay một bữa cơm thƣờng với những con ngƣời quê hƣơng cũng đủ ấm lòng:
“Tháng giêng thêu áo may quần