Thân thế và thời đại Nguyễn Công Trứ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới (Trang 36)

6. Bố cục của luận văn

1.3 Thân thế và thời đại Nguyễn Công Trứ

1.3.1 Thân thế Nguyễn Công Trứ.

Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của một con người say mê hoạt động nhưng lắm thăng trầm, nhiều cay đắng. Nguyễn Công Trứ húy là Củng, tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, người xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1778. Thân phụ là Nguyễn Công Tấn, đỗ Cử nhân và được phong tri huyện Quỳnh Côi, Thái Bình, sau đó làm tri phủ Tiên Hưng. Khi Quang Trung ra Bắc lần thứ hai thì Công Tấn được vua Lê Chiêu Thống phong tước Đức ngạn hầu để lo việc Cần Vương nhưng thất bại, lui về Hà Tĩnh dạy học và mất trong cảnh nghèo khổ. Lúc bây giờ Nguyễn Công Trứ mới 22 tuổi. Thân mẫu ông là con gái Quản nội thi cảnh nhạc bá, người trấn Sơn Nam.

Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ nhưng ông vẫn giữ được nền nếp phong lưu của người con nhà quan. Tuổi thanh niên của ông là lúc nhà Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn lên thay và đang tích cực củng cố địa vị thống trị của mình.

Chúng ta nhận thấy rằng hầu như không có một tác gia văn học nào thời trung đại lại được chính sử nhắc đến nhiều như Nguyễn Công Trứ trong

Đại Nam thực lục. PGS.TS Trần Nho Thìn khẳng định: “Theo khảo sát của Đinh Văn Niêm, ở Đại Nam thực lục Nguyễn Công Trứ xuất hiện với 261 sự kiện. Nghiên cứu kĩ các sự kiện này, cùng với sự khảo sát văn bản thơ văn Nguyễn Công Trứ có thể cho chúng ta những ánh sáng mới để hiểu thêm về con người cũng như nhân cách của Nguyễn Công Trứ”. [38]

Nguyễn Công Trứ xuất thân quan văn. Đại Nam thực lục cho ta biết Nguyễn Công Trứ rất giỏi về chữ nghĩa. “Chưa rõ vì sao ông đỗ đạt muộn, song trong kỳ thi năm 1819, ông được Giám thị trường thi Hoàng Kim Hoán đánh giá là người khoa mục xuất sắc. Đến tháng 5-1824 ông được bổ làm Thự Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Hai lần, từng làm Chánh chủ khảo trường thi (1840 - Hà Nội, 1847 - Nam Định). Đó là những chức trách thuộc phạm vi của quan văn. Ông cũng từng được bổ nhiệm Hữu Thị lang Bộ Lễ tháng 7- 1827- một chức vụ của quan văn. Vậy có thể nghĩ, ông cũng thuộc loại người học giỏi, thiên kinh vạn quyển. Nhưng ông lại hầu như không thể hiện mình trong hoạt động của quan văn. Ông không thành danh trên đường khoa cử, cũng không trổ tài thơ văn như các nhà nho khác, sáng tác để lại thi tập cho con cháu - nói theo nghĩa là sáng tác thi tập Hán văn, một loại sáng tác có tính chất chính thống, dẫu cho tiềm năng trong ông đáng kính nể. Hoạt động xã hội nhiều mặt của ông, chưa kể sáng tác văn thơ bằng chữ Nôm là chủ yếu, khiến chúng ta phải suy nghĩ”. [32]

Trong gần 30 năm làm quan, Nguyễn Công Trứ có đến khoảng 25 năm làm đường quan (quan cai trị), cao nhất tới chức Thượng thư, chức Tổng đốc, lại có mấy tháng (ở tuổi 66) bị cách hết chức tước phẩm hàm, giáng làm lính trơn. Là một vị nho tướng, Nguyễn Công Trứ có lẽ là người có quãng đời

binh nghiệp lâu nhất, đã tham gia vào nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch, trên mọi vùng miền đất nước, ở mọi địa bàn, đối đầu với các loại đối thủ và mang về nhiều quân công nhất. Không chỉ làm quan trong triều, làm quan ở kinh đô, ở những nơi văn vật, ông cũng từng nhiều lần trấn nhậm và tác chiến cả ở vùng biên giới, miền sơn cước, vùng sông rạch, vùng đồng bằng, ngoài biển khơi, trên hải đảo, thậm chí cả ở hải ngoại. Ông còn là một nhà kinh tế giỏi trong lĩnh vực khẩn hoang, một kiến trúc sư về thuỷ nông, khai hoang, lấn biểu vùng duyên hải Bắc Bộ, khơi nguồn mạch sống cho dân nghèo.

Mấy chục năm đeo đẳng đèn sách, dùi mài kinh sử, ông đã phấn đấu thực hiện ước mơ hoài bão đỗ đạt thành tài để ra phò vua giúp nước cứu dân. Ông hăm hở ra làm quan để được thực thi trách nhiệm của kẻ sĩ trước cuộc đời. Giáo sư Lê Thước viết: “Xét ra cụ Nguyễn Công Trứ làm quan sở dĩ hay bị truất giáng là bởi cớ tại cụ cũng có; người có tài thường hay cậy tài và hay mang oán nhưng phần nhiều là bởi tại nhà vua không muốn trọng dụng cụ…Nước ta là nước quân chủ chuyên chế, quyền bính tự vua giữ lấy cả, hoạ phúc tự vua làm ra cả, nhà vua muốn củng cố cái quyền bính của mình thời thường phải dung sự ân oan để thao túng và lung lạc người ta…Nhưng ân chỉ thường là ân mọn mà oai thì toàn là oai lớn…Nhà vua thấy cụ có tài cao đức trọng ai cũng kính phục không muốn để cái thanh thế cụ lớn lên quá, sợ khó giá ngự về sau, vì thế cho nên đã lấy ân mà cất lên lại phải dung oai mà ức xuống” [18; tr.167]

Lúc về già, ông biết mình không còn đủ tâm lực lo việc Quốc triều, ông đã cáo quan về hưu nhưng vua không chấp nhận. Đến năm 1848 nhà vua mới y nhận. Từ đó trở đi ông mới an hưởng tuổi già. Đến năm 1858 ông từ trần, hưởng thọ 82 tuổi.

Con người và cuộc đời Nguyễn Công Trứ phong phú và vô cùng sinh động, có nhiều nét độc đáo, ít gặp trong hàng tao nhân mặc khách hay trong hàng ngũ quan liêu đương thời. Ông là người lịch lãm, nuôi hoài bão muốn thực hiện rất nhiều việc lớn, để cứu nước yên dân, lại là một người nghệ sĩ tài năng. Dù cuộc đời nhiều gian truân, vất vả nhưng ông đã có công lao to lớn đối với dân với nước. Nghiệp lớn với núi sông là phương châm hành động và tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời ông.

1.3.2 Thời đại Nguyễn Công Trứ.

Thời đại là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền văn học, đồng thời nó cũng là tiền đề cho sự hình thành phong cách nhà thơ và cũng là cơ sở để hiểu sâu về tác phẩm của họ. Nguyễn Công Trứ được xem là hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam. Vì thế, tìm hiểu về thời đại cũng là điều kiện để hiểu rõ những vướng mắc về cá tính, tư tưởng của nhà thơ. Nguyễn Công Trứ sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. Lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên đến đỉnh điểm, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Nhưng ánh hào quang do người nông dân tạo ra tồn tại không được bao lâu thì bị dập tắt dưới sự đàn áp tàn bạo của nhà Nguyễn. Đầu thế kỷ XIX (1802), Nguyễn Ánh đã thống nhất nước nhà, lần đầu tiên trong lịch sử diện tích đất nước ta được rộng lớn như lúc bấy giờ. Trong điều kiện lịch sử này đã xuất hiện nhiều anh hùng muốn đem tài năng ra phục vụ sự nghiệp kinh bang tế thế. Chúng tôi điểm qua ba kiểu mẫu anh hùng đóng vai trò quan trọng trong thời gian đó là: Cống Chỉnh, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh.

Theo như nhà nghiên cứu Vũ Đình Trác: “Cống Chỉnh là con một vị phú thương tên là Nguyễn Mẫn. Thiên tư minh mẫn, tính khí ngang tàng, học thức

lỗi lạc. Lớn lên, Chỉnh vào trường chính trị theo Hoàng Ngũ Phúc đi đánh giặc tỏ ra một vị tướng mưu lược và rất thiện thủy chiên. Sau lại theo Hoàng Đình Bảo định dùng quân lực để gây thanh thế. Chẳng may, năm 1782, Hoàng Đình Bảo bị kiêu binh giết chết. Chỉnh được tin bỏ ra Bắc hợp tác với Tây Sơn bầy kế đánh Thăng Long diệt Trịnh. Lúc đầu còn lận đận trên đường sự nghiệp, Chỉnh có bài thơ tự vịnh rằng:

Tóc chen hai thứ chửa danh chi Thân hỡi là thân thì hỡi thì Chưa trả chưa đền ơn đệ tử Thêm buồn thêm tủi chí nam nhi

Cái “danh” ấy, cái “chí nam nhi” ấy chẳng bao lâu Cống Chỉnh đạt được một cách hung bạo. Được mật chiếu của vua Chiêu Thống gọi ra Thăng Long để diệt An Đô vương Trịnh Bồng, Chỉnh liền thu xếp được hơn vạn quân kéo ra Bắc. Trịnh Bồng bị đánh bại. Chỉnh chuyên giữ binh quyền, vua phong cho chức Đại tư đồ Bằng Trung công. Từ đó, Chỉnh càng ngày càng hống hách oanh liệt một thời, áp bức vua Lê, đè nén dân chúng bằng những thủ đoạn cực kỳ dã man. Được vài năm, tướng Tây Sơn kéo quân ra Thăng Long đánh Chỉnh. Chỉnh bị thua cùng vua Lê chạy trốn lên núi Mục Sơn, Nguyễn Văn Hòa đuổi theo bắt sống được Chỉnh đem về Thăng Long làm tội, bêu đầu giữa chợ (1788)” [18].

Năm Cống Chỉnh bị bêu đầu cũng là năm Nguyễn Huệ bắt đầu sáng chói trên nền trời chính trị của đất nước. Đó là năm mà quân Thanh mượn tiếng sang cứu nhà Lê chiếm đóng Thăng Long, toan đem xứ Việt Nam nội thuộc Trung Quốc. Quang Trung quả quyết: “Chúng nó sang phen này là mua

cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân ra coi việc quân đánh, giữ đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu chẳng qua 10 ngày là xong việc” Giọng nói đĩnh đạc và tự tin ấy đã như tạc được cả cốt tính anh hùng của Nguyễn Huệ. Quả nhiên, trong một trận võ công lẫm liệt ở Đống Đa, Quang Trung đã phá tan quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị phải bỏ ấn tín mà bỏ chạy để lại nơi chiến địa một vùng thây đẫm máu. Từ sau trận Đống Đa, ở con mắt các vị binh sĩ và các người đương thời hình ảnh của Nguyễn Huệ cưỡi voi xông pha giữa cảnh hỗn chiến đã nhiễm một tính cách hoang sử. Xuất thân là một người bình dân mặc áo vải cầy ruộng ở Tây Sơn, nhân lúc triều đình đổ nát đã phất cờ khởi nghĩa, dựng nên vương triều, tạo ra một uy lực thanh thế tràn cả ra ngoài cương vực của giang sơn. [18].

“Nếu Cống Chỉnh lập thân bằng mưu cơ và hung bạo, Nguyễn Huệ thành công chớp nhoáng và rực rỡ thì Nguyễn Ánh dựng nghiệp là kiên nhẫn và thông minh” [18; tr.780]. Nguyễn Ánh tiêu biểu cho chí nam nhi trầm hùng giản dị, nhiều bền bỉ hơn ồ ạt, nhiều trí lực hơn dũng lực. Bị Tây Sơn tàn diệt cả dòng họ, một mình Nguyễn Ánh trốn thoát, khởi binh phục thù ở Long Xuyên, cùng ít tướng tá trung thành tiến đánh kẻ thù, chiếm được thành Sài Gòn lúc mới 17 tuổi.

Sau hơn hai chục năm chiến đấu và chịu đựng mọi cuộc thử thách, Nguyễn Ánh mới thu phục được toàn quốc, lên ngôi hoàng đế mở ra một kỷ nguyên mới cho sự thống nhất của đế quốc Việt Nam.

Cống Chỉnh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh đã đem thân thế và sự nghiệp mình làm chói lọi cái hình ảnh “nam nhi” giữa một thời loạn cùng cực của đất nước. Chính những người nam nhi này đã mang đến cho Nguyễn Công Trứ lòng sùng bái anh hùng và chí làm trượng phu hiển hách. Vốn sinh ra trong gia đình nề nếp Tống Nho, cha ông được xếp vào hàng phò Lê, lớn lên trong

giai đoạn loạn lạc, ông không bị ràng buộc bởi bất kì vương triều nào, trong đời làm quan chỉ thờ một chủ nên dù phóng túng ông vẫn giữ được đạo “trung quân”. Nguyễn Công Trứ là người đa tài, đa tình nên văn thơ của ông đi vào khẳng định giá trị của cá nhân, khẳng định chí làm trai, khẳng định vai trò của kẻ sĩ.

1.4 Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này chúng tôi phác thảo một số nét cơ bản về khái niệm

giới, khái quát về hình ảnh nam nhi trong xã hội nam quyền phương Đông đồng thời trình bày đôi nét về nền văn học viết trung đại Việt Nam và tìm hiểu về thân thế, thời đại Nguyễn Công Trứ. Những vấn đề lí luận và thực tiễn trên đây sẽ là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu hình ảnh nam nhi và cách nhìn nhận người phụ nữ theo quan điểm văn hoá giới.

CHƢƠNG 2

HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ.



2.1 Quan niệm chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ. 2.1.1 Khát vọng công danh, đạo “quân thân”. 2.1.1 Khát vọng công danh, đạo “quân thân”.

Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, mới một đời làm quan, ân huệ của triều đình Lê – Trịnh không có là bao. Ông ra đời khi triều Lê sắp đổ và trưởng thành khi nhà Nguyễn đang trên đà chiến thắng. Chính vì vậy, Nguyễn Công Trứ là một đấng nam nhi luôn mang trong mình lí tưởng, hoài bão về sự nghiệp “phò vua, giúp nước”. Nhà nước chuyên chế phong kiến đã sớm nhận thấy ở Nho giáo một phương tiện lợi hại để biện minh, bảo vệ quyền lực cai trị của nó đối với xã hội. Nhìn từ góc độ của kẻ thống trị, Nho giáo tuyên truyền thiên mệnh, giáo dục trung hiếu, giáo dục lễ là những điều có lợi cho việc bảo vệ sự ổn định của Nhà nước trung ương tập quyền, chống lại xu thế cát cứ. Nhiều nhà Nho cũng có ảo tưởng về giá trị văn hóa Nho giáo, cho rằng đạo Nho có thể giúp thiết lập một xã hội trị bình; trong xã hội ấy, bề trên chăm lo cho dân, thương yêu dân, bên dưới yên ổn phục tùng sự lãnh đạo của vua. Còn về phần mình, người nho sĩ hăm hở đi học, đi thi để ra làm quan, những mong đem tài đức của mình giúp ích cho đời và xây dựng đất nước. Nguyễn Công Trứ là một trong những số ấy. Ngay từ thuở hàn vi, đã nhiều lần ông bày tỏ khát vọng, cái lí tưởng sống, cái chí khí của một đấng nam tử “bất bình thường” của mình. Trong thơ ông ta luôn thấy hình ảnh một con người với lẽ sống hăm hở, một nhân sinh quan tích

cực. Là một trí thức thành danh, là một nhà nho được đào tạo bài bản, được hấp thu một nền học thuyết Nho giáo chính thống, thế nhưng ông không bị ràng buộc bởi những quy định hà khắc của những thứ lễ giáo ấy mà trái lại, trong thơ văn của ông thể hiện rất rõ hình ảnh con người nhà thơ, con người tài tử có phong cách sống tuỳ hứng, tuỳ thích như ông đã từng tuyên bố:

Sách có chữ “Nhân sinh thích chí” Đem ngàn vàng chác lấy tiếng cười

(Cầm kì thi tửu)

Ngay từ buổi đầu khi còn trẻ, chí của ông đã hơn người. Chưa bao giờ trong lịch sử học trò xưa lại có chuyện một bạch diện thư sinh dám chặn xe vua lại, đệ trình Thái bình thập sách, nhà vua đã chú ý và ban khen. Nhưng cái chí sớm của ông lại không được gieo trên mảnh đất lành nên không vươn cao được. Trong cuộc thi cử lận đận, bản lĩnh của ông đã phát lộ ra những vần thơ làm người khác phải quan tâm:

Đố kị sá chi Con Tạo

Nợ tang bồng quyết trả cho xong Trong vũ trụ đã đành phận sự Phải có danh mà đối với núi sông

(Lí tưởng)

Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

Chí những toan xẻ núi lấp song Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ (Chí anh hùng)

Cầm chính đạo để tịch tà cự bí

Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên (Luận kẻ sĩ)

Ðọc thơ văn của Nguyễn Công Trứ làm trong thời kỳ “bạch diện thư sinh” ta thấy cảm hứng chính là sự tự tin vào khả năng và chí hướng của mình, là khao khát cháy bỏng được thi đỗ, được làm quan, được thoả chí

“tang bồng hồ thỉ”, được phụng sự nhà vua và triều đình, được cống hiến tài năng, sức lực cho dân cho nước. Trong cảnh nghèo của nhà nho chưa thành đạt, ông vẫn rất ung dung tự tin rồi một ngày kia sẽ thay đổi và triều đình không phụ công ông. Trong bài Hàn nho phong vị phú, ông viết:

Cùng con cháu, thuở nói năng chuyện cũ, dường ngâm câu “lạc đạo vong bần”

Gặp anh em khi bàn bạc sự đời, lại đọc chữ “vi nhân bất phú”... Tiếc tài cả phải phản ngưu bạn trúc, dầu xưa ông Phó ông Huề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)