Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở việt nam (Trang 54 - 69)

- Giai đoạn 1996 -2001:

Với những thành tựu quan trọng đạt được sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, tại Đại hội VIII năm 1996, Đảng ta nhận định: nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Đây là một nhận định cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa chỉ đạo đối với việc đề ra phương hướng, nhiệm vụ sắp tới.

Mục tiêu của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá được Đảng ta chỉ rõ là: “xây dựng nước ta trở thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh…Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [23, tr.80].

Công nghiệp hố, hiện đại hố chính là nhằm đẩy mạnh sự phát triển của lực lượng sản xuất, giúp cho q trình cơ khí hố, hiện đại hoá được diễn ra nhanh hơn. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố là nội dung khơng thể thiếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Lê nin đã từng khẳng định: “cơ sở kinh tế duy nhất có thể có được của chủ nghĩa xã hội là nền đại công nghiệp cơ khí. Ai qn điều đó, người đó khơng phải là người cộng sản” [48, tr.60].

Thực hiện chủ trương cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, ngay trong năm 1996, nước ta đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển lực lượng sản xuất, đặc biệt là các loại thiết bị, máy móc hiện đại. Nếu như năm 1995 tổng mức đầu tư cho xây dựng cơ bản (bao gồm xây lắp, thiết bị và xây dựng cơ bản khác) là 26047,8 tỷ đồng, thì bắt đầu từ những năm thực hiện chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố con số này đột ngột tăng: Năm 1996 là 35894,4 tỷ đồng; năm 1997 là 46570,4 tỷ đồng; năm 1998 là 51600,0 tỷ đồng (sơ bộ)... [70, tr.231]. Nếu so sánh với năm 1995 thì năm 1998 tổng mức đầu tư cho xây dựng cơ bản tăng gần 2 lần. Đó thực sự là một sự biến đổi lớn trong nội dung lực lượng sản xuất. Đảng nhấn mạnh: nếu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá tạo nên lực lượng sản xuất cần thiết cho chế độ xã hội mới, thì việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp.

Về quan hệ sở hữu:

Cùng với việc khẳng định phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp, Văn kiện Đại hội VIII đồng thời cũng chỉ ra các thành phần kinh tế ở nước ta gồm: Kinh tế nhà nước; kinh tế hợp tác; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân.

Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy, trong Văn kiện Đại hội VIII, Đảng chỉ rõ: cần thiết phải chăm lo đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác, làm cho kinh tế nhà nước làm ăn thực sự có hiệu quả, phát huy vai trị chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã phấn đấu dần dần trở thành nền tảng của nền nền kinh tế quốc dân [23, tr.24]. Một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Do vậy, Đảng ta đặc biệt coi trọng sự phát triển của kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã nhằm củng cố và phát

triển chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cho nên, mặc dù nền kinh tế nước ta có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Riêng với kinh tế hợp tác xã, Đảng đã có những điều chỉnh thích hợp với cơ chế thị trường: “Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của xã viên, phân phối theo kết quả lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với cơng việc chung” [23, tr.95]. Như vậy, việc tổ chức các hợp tác xã đã có sự thay đổi căn bản, nếu trước đây hợp tác xã được tiến hành theo kiểu tập thể hóa tư liệu sản xuất thì nay chuyển sang tổ chức theo mơ hình cổ phần. Sự điều chỉnh này đã đảm bảo được tính tự nguyện của người lao động khi tham gia hợp tác xã do có được cơ chế gắn người lao động với sản xuất, đảm bảo được lợi ích kinh tế của các xã viên. Đây chính là những điều kiện, những yêu cầu đảm bảo cho

sự tồn tại và phát triển của kinh tế hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tại Đại hội VIII, với mục đích huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, Đảng nhấn mạnh tới việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Đây là vấn đề rất mới đối với nền kinh tế nước ta lúc này, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng có nghĩa là đa dạng hóa các loại hình sở hữu, chấp nhận sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong các doanh nghiệp nhà nước. Giải pháp này có thể khiến nhiều người băn khoăn nhưng nó là điều cần thiết và tất yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhằm huy động mọi nguồn lực vào sản xuất và xã hội hóa vấn đề tổ chức, quản lý sản xuất, góp phần cơng khai và minh bạch hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Có một thực tế là: mặc dù luôn được sự quan tâm chú trọng của Đảng và Nhà nước, nhưng trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với vai trò chủ đạo của mình. Hầu hết các doanh nghiệp kinh tế nhà nước đều hoạt động thiếu tính năng động và quá ỷ lại vào Nhà nước. Trong một số trường hợp, thậm chí kinh tế nhà nước cịn vơ tình hoặc cố ý bỏ rơi trận địa mà mình chiếm lĩnh, tiếp tay cho những phần tử tham nhũng, tiêu cực. Sự kém năng động đó của các doanh nghiệp nhà nước đã làm suy giảm đáng kể chức năng định hướng phát triển và điều tiết kinh tế, điều tiết thị trường của kinh tế nhà nước trong quản lý nhà nước về kinh tế. Tình hình đó địi hỏi Đảng và Nhà nước phải có những biện pháp thiết thực hơn trong những giai đoạn tiếp sau để nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước về kinh tế.

Ngoài ra, các thành phần kinh tế còn lại đều được khẳng định là bộ phận quan trọng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, điều đó thể hiện nhất quán quan điểm của Đảng về chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đây cũng chính là

một biểu hiện của việc vận dụng đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Về tổ chức quản lý sản xuất:

Trong tổ chức quản lý sản xuất, tại Đại hội VIII, Đảng đã nhấn mạnh đến việc “đổi mới tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, phát huy cao độ cuyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao” [23, tr.25]. Đây là điều kiện quan trọng, thể hiện quan niệm mới của Đảng đẻ phát triển các doanh nghiệp nhà nước.

Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần không thể tách rời việc xây dựng đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta khẳng định: “cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những khơng đối lập mà cịn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa” [23, tr.26]. Nền kinh tế đất nước sau những năm vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế đã thoát ra khỏi khủng hoảng, sản xuất phát triển, hàng hố dồi dào, lưu thơng thuận lợi... Cơ chế thị trường có tác dụng như một guồng máy hoạt động của nền sản xuất và trong lưu thơng hàng hố, nó tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất cơng nghiệp, nó cũng có tác dụng như là một công cụ, một phương thức để đảm bảo tăng trưởng kinh tế và mở ra cơ hội để tiếp xúc với bên ngoài... Cho nên, sự tồn tại của cơ chế thị trường là tất yếu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, cơ chế thị trường cịn có những tác động tiêu cực với bản chất của chủ nghĩa xã hội, làm tăng khoảng cách giàu nghèo, hiện tượng suy đồi đạo đức ngày càng phổ biến... Chính vì vậy, vận dụng cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước, nhằm

phát huy tác dụng tích cực đi đơi với ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực. Phải xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường, đồng thời xây dựng và hồn thiện các cơng cụ pháp luật, kế hoạch các thiết chế tài chính, tiền tệ và những phương tiện vật chất và tổ chức cần thiết cho sự quản lý của nhà nước tạo điều kiện cho cơ chế thị trường hoạt động hữu hiệu. Để tránh tình trạng các chính sách, kế hoạch của nhà nước xa rời thực tiễn, Đảng xác định rõ: thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch hố.

Trong q trình thực hiện các chủ trương trên, Nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng trong việc thực hiện vai trị quản lý kinh tế, q trình xây dựng và hồn thiện các cơng cụ quản lý vĩ mô đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong công tác quản lý kinh tế của Nhà nước vẫn cịn có những mặt chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của lực lượng sản xuất, cơ chế chính sách khơng đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế chính sách cịn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi. Nhiều cấp, nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước khơng cịn phù hợp; chưa bổ sung những cơ chế chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật còn rất chậm.

Những mặt hạn chế trên đang đặt ra những yêu cầu rất lớn đối với Đảng và Nhà nước ta là mau chóng phát hiện ra những bất hợp lý trong quan hệ sản xuất để sớm điều chỉnh cho phù hợp với lực lượng sản xuất đang không ngừng vận động, sự vận động của lực lượng sản xuất có thể làm nảy sinh những thành phần kinh tế mới, chẳng hạn như thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, địi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng có những chủ trương, chính sách để các thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Về quan hệ phân phối:

Bên cạnh việc khẳng định việc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, Đảng ta đặc biệt chú trọng đến việc tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Công bằng xã hội không chỉ là động lực, mà còn là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chúng ta không thể chấp nhận tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà phải luôn gắn với một quan hệ phân phối đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động. Đây chính là tư tưởng quan trọng để sau này (Đại hội X), Đảng khẳng định thêm một nguyên tắc nữa trong q trình phân phối, đó là phân phối theo phúc lợi xã hội.

Giai đoạn 1996-2001 là giai đoạn mà nền kinh tế nước ta phát triển trong những điều kiện rất khó khăn: những yếu kém vốn có của nền kinh tế nước ta; những thiên tai liên tiếp; cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế ở một số nước Châu Á; tình hình thế giới diễn biến phức tạp... Tuy vậy, nền kinh tế nước ta vẫn đạt được những tành tựu quan trọng; Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7% (mục tiêu đặt ra tại Đại hội VIII là 9- 10%). Năm 2000 đã chặn được đà giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra [24, tr.69] . Nếu so sánh với giai đoạn 1991-1995 thì giai đoạn này có sự giảm sút rõ rệt, tổng sản phẩm trong nước đạt 8,2% trong giai đoạn 1991 - 1995 nay giảm xuống còn 7%. Sự giảm sút đó có ngun nhân khơng nhỏ từ các điều kiện khách quan gây ra, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được những nguyên nhân do chủ quan gây ra. Sự vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tuy đã đi đúng hướng nhưng cịn chậm, đặc biệt là trong cơng tác quản lý kinh tế, chưa theo kịp sự vận động của lực lượng sản xuất, chưa có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta có bước phát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế, thành công bước đầu trong việc chuyển sang cơ chế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục một bước tình trạng nước nghèo và kém phát triển, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giai đoạn 2001-2006:

Tại Đại hội IX năm 2001, Đảng ta thể hiện rõ quyết tâm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Đại hội IX Đảng ta tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Lực lượng sản xuất chỉ có thể phát huy hết khả năng của nó trên một “địa bàn đầy đủ”, tức là trên một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của nó. Hơn lúc nào hết, Đảng ta đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng một quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là một công việc khơng hề đơn giản bởi trên thực tế trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta cịn thấp kém, có sự đan xen giữa 3 cấp độ thủ cơng - cơ khí - hiện đại, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại, trong mỗi vùng, mỗi ngành vẫn còn phải chuyển biến sản xuất từ thấp đến cao, từ kinh tế tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hoá nhỏ, từ sản xuất hàng hoá nhỏ lên hàng hoá tư nhân, tư bản nhà nước, từ kinh tế cá thể tiến lên kinh tế tập thể; ... Chính vì thế mà Đảng ta luôn nhấn mạnh tới việc phát triển lực lượng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở việt nam (Trang 54 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)