Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính, tín dụng

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 38 - 39)

III- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam

1, Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính, tín dụng

thiết bị, máy móc, hướng dẫn cụ thể cho từng người nông dân cách chế biến, bảo quản đúng tiêu chuẩn. Cải tiến phương pháp chế biến, không theo phương pháp thủ công mà chế biến theo một dây chuyển công nghệ đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Song, do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, trình độ kỹ thuật của người sản xuất còn hạn chế, nên việc sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn mới là hết sức khó khăn, mà sản xuất theo tiêu chuẩn cũ thì quá thấp so với tiêu chuẩn thế giới hiện nay. Chính vì thế, cà phê Việt Nam chủ yếu sản xuất cà phê nhân hữu cơ, cà phê sạch , có chất lượng cao.

*Hướng vào việc thúc đẩy xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm... để nâng cao giá trị xuất khẩu của cà phê

Để nâng cao giá trị xuất khẩu của cà phê, chúng ta cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên phương diện từng doanh nghiệp cũng như Nhà nước. Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê bằng cách đổi mới, nâng cao hiệu quả của hoạt động tiếp thị, tìm kiếm thị trường, từng bước tiến tới bán cà phê trực tiếp cho các nhà rang xay quốc tế, không qua trung gian, rút ngắn được thời gian chi phí vận chuyển, giao dịch , chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên, giá thành giảm xuống, thu hồi vốn nhanh. Đồng thời, xây dựng mạng lưới chợ và sàn giao dịch cà phê, tạo điều kiện cho người mua nắm bắt được những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác về thị trường cà phê Việt Nam.

III- Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam

1, Giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý Nhà nước, đầu tư, tài chính, tín dụng dụng

- Do điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu của nước ta cho phép trồng được cả hai loại cà phê chè và cà phê vối trên các vùng riêng biệt: trồng cà phê vối ở vùng khí hậu nóng ẩm phía Nam và trồng cà phê chè ở vùng khí hậu ôn hòa ở miền núi phía Bắc, rải rác ở một số vùng có độ cao từ 800 - 900m so với mặt nước biển. Vì vậy, cần tập trung xây dựng và củng cố vùng cà phê vối ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đồng thời, hỗ trợ và phát triển vùng cà phê chè ở Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng , Gia Lai, Đăk Nông, Trị Thiên, Nghệ An...

- Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý ngành cà phê. Hoàn thiện chiến lược phát triển ngành, quy hoạch ngành

trong thời kỳ chiến lược, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Từ đó đề ra các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đối với ngành cà phê.

- Chính phủ, các Bộ, ban , ngành phải chỉ đạo chặt chẽ, hỗ trợ, tăng cường công tác quản lý, giám sát kiểm tra chất lượng thực hiện các chiến lược, quy hoạch.

- Có chính sách, giải pháp gắn kết sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến cà phê, hỗ trợ quy hoạch lại hệ thống các cơ sở chế biến cà phê xuất khẩu, nhằm kiểm soát được sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu

- Tạo ra cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút vốn đầu tư cho ngành cà phê.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w