Những điều kiện mới cho sự phát triển của sử học Lào

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lịch sử sử học Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 1975 - 2015 (Trang 80 - 82)

CHƢƠNG 3 : N HN XÉT

3.1. Những điều kiện mới cho sự phát triển của sử học Lào

Cách mạng giải phĩng dân tộc của Lào thành cơng ngày 2 tháng 12 năm 1975 đã đƣợc ghi vào lịch sử dân tộc, một trong những trang chĩi lọi nhất, mở ra một bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Một thời kỳ phát triển mới của sử học Lào cũng bắt đầu.

Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Nhà nƣớc Lào kế thừa truyền thống sử học của dân tộc từ nhiều thế kỷ trƣớc và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin. Trong điều kiện mới, đất nƣớc đƣợc giải phĩng, sử học mác xít đƣợc khẳng định, trở thành sử học chính thống của sử học Lào, phục vụ tích cực, cĩ hiệu quả cho những nhiệm vụ mới của Lào trong giai đoạn từ 1975 đến nay.

Sự thành cơng trong phát triển kinh tế Lào sau giải phĩng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sử học Lào phát triển thần tốc, nhiều viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo sử học đƣợc thành lập đã đào tạo nguồn nhân lực làm nịng cốt cho nghiên cứu sử học Lào trong giai đoạn mới.

Những thành quả của cuộc cách mạng giải phĩng dân tộc năm 1975 địi hỏi các nhà sử học trong điều kiện đất nƣớc đƣợc hồ bình đẩy mạnh nghiên cứu lịch sử dân tộc.

Đại hội lần thứ ba của Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 1982 xác định nhiệm vụ quan trọng nhất của cách mạng Lào trong điều kiện mới là “đồng thời tiến hành ba cuộc cách mạng: một cuộc cách mạng quan trọng về khoa học và cơng nghệ và một cuộc cách mạng trong sản xuất, đƣợc coi là chìa khĩa để đảm bảo tăng sản lƣợng trong tất cả các lĩnh vực, tất cả đều đƣợc dẫn dắt bởi một cuộc cách mạng văn hố và tƣ tƣởng. Mỗi thứ sẽ giúp xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đảng NDCM Lào đã xác định đúng trong bối cảnh Lào là một quốc gia đa dân tộc bao gồm 49 dân tộc thuộc 149 chủng tộc khác nhau. Nếu dựa trên các tiêu chí về ngơn ngữ, dân tộc Lào đƣợc chia làm những nhĩm chính: Nhĩm dân tộc nĩi tiếng Mon – Khmer; nhĩm dân tộc nĩi tiếng Palaungic; nhĩm dân tộc nĩi tiếng Khmuic; nhĩm dân tộc nĩi tiếng Tibeto-Burman; Nhĩm dân tộc nĩi tiếng Hmong-Mien; nhĩm dân tộc nĩi tiếng Lao -Tai23. Trong báo cáo về cơng tác dân tộc Lào năm 2015, của Uỷ ban dân tộc Lào thì Dân tộc Lào bao gồm 49 dân tộc thuộc hơn 114 bộ tộc sinh sống trên lãnh thổ Lào với 4 nhĩm ngơn ngữ chính: Nhĩm dân tộc nĩi ngơn ngữ Lào – Tay; nhĩm dân tộc nĩi ngơn ngữ Mon-Kmer; nhĩm dân tộc nĩi ngơn ngữ Mong – Yao; Nhĩm

dân tộc nĩi ngơn ngữ Chin – Tibet24

. Do đĩ, ở Lào luơn tồn tại nhiều nền văn hố, văn hố các dân tộc và văn hố của cộng đồng dân tộc Lào trong cùng một lãnh thổ. Văn hố các dân tộc là những giá trị lƣu giữ trong lịch sử phát triển của các dân tộc, cịn văn hố cộng đồng dân tộc Lào là kết quả của việc chuyển những giá trị của lịch sử văn hố của các nền văn hố các dân tộc thành giá trị văn hố dân tộc Lào chung.Trên tinh thần đĩ, sử học mác xít Lào đƣợc quan tâm phát triển rất đa dạng và phong phú trên tất cả các lĩnh vực lịch sử dân tộc, lịch sử địa phƣơng, lịch sử thế giới. Nghị quyết số 12 của BCT Lào ngày 12 tháng 06 năm 2010 về nhiệm vụ phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của cách mạng Lào trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015 cũng nhận định ƣu tiên đẩy mạnh phát triển cách mạng văn hố và tƣ tƣởng cũng quan trọng đồng thời với nhiệm vụ kinh tế. Nghị quyết đã vạch ra phƣơng hƣớng, tạo điều kiện cho sử học trực tiếp phục vụ cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Nĩ chứng tỏ Đảng NDCM Lào rất quan tâm đến việc nghiên cứu lịch sử dân tộc và mở rộng đối tƣợng nghiên cứu sử học đến các chuyên ngành khác đĩ là Lịch sử Đảng, Lịch sử quân sự.

Trong bối cảnh nguồn sử liệu phục vụ cho nghiên cứu sử học cịn hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, địi hỏi sử học Lào khơng ngừng nỗ lực nghiên cứu nhằm tiến tới tập hợp và phân loại sử liệu thành các sử liệu gốc cĩ giá trị khoa học và là tài liệu chuẩn cho hoạt động nghiên cứu khoa học lịch sử nĩi chung. Ngành sử học Lào bƣớc đầu đƣợc Đảng NDCM Lào và Nhà nƣớc Lào đầu tƣ các trang thiết bị nghiên cứu nhƣ cơng nghệ bay quét lidar - dùng để vẽ bản đồ địa hình từ trên khơng bằng tia laser; cơng nghệ định tuổi bằng đồng vị cacbon - cho kết quả tin cậy trong dải niên đại từ 300 đến 60.000 năm – đây là quãng thời gian mà sử học Lào đang cịn thiếu thơng tin; cơng nghệ đo tuổi nhiệt huỳnh quang gĩp phần xây dựng cho ngành khảo cổ học Lào một cơng cụ nghiên cứu hữu hiệu mới trong lĩnh vực xác định niên đại, nguồn gốc các hiện vật bằng gốm hay đất nung, đặc biệt trong thời kì tiền – sơ sử... Những cơng nghệ mới gĩp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các nhà nghiên cứu Lào và gĩp phần chứng minh các giả thuyết nghiên cứu cĩ cơ sở khoa học. Qua đĩ hình thành phƣơng pháp luận định hƣớng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học lịch sử ở Lào.

Do cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Lào và sự phát triển kinh tế thần kỳ của Lào kể từ năm 1986 đến nay với nhiều di tích lịch sử, điều kiện tự nhiên phong phú và Lào dần trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn của thế giới, lịch sử dân tộc Lào cũng trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều nhà sử học nƣớc ngồi. Các cơng trình sử học đĩ gĩp

phần bổ sung nguồn tƣ liệu sử học cho việc nghiên cứu sử học ở trong nƣớc. Tuy nhiên, bên cạnh những tài liệu sử học cĩ giá trị thì cịn một số sách, báo ra sức xuyên tạc lịch sử, tuyên truyền các tƣ tƣởng thù địch kích động các thành phần dân tộc thiểu số nhằm chống phá cách mạng Lào. Do đĩ, nhiệm vụ của sử học Lào là đấu tranh xố bỏ những luận điệu và những quan điểm lịch sử sai sự thật. Các cơng trình sử học của Lào phải trở thành kênh cung cấp thơng tin lịch sử chuẩn xác về lịch sử dân tộc Lào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Lịch sử sử học Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 1975 - 2015 (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)