Tính chất đa thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 70 - 73)

5. Cấu trúc luận văn

3.1 Ngôn ngữ trần thuật

3.1.3 Tính chất đa thanh

Theo lý thuyết của Bakhtin ngôn ngữ trần thuật có thể mang tính một giọng hoặc hai giọng. Lối viết hai giọng được xem là cái tạo nên tính đa thanh cho tác phẩm. Đa thanh theo Bakhtin là: “Tính nhiều tiếng nói và nhiều ý thức độc lập không hòa đồng với nhau, tính phức điệu thực thụ của những tiếng nói có đầy đủ giá trị”[4, tr.235]. Theo từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, tính đa thanh thể hiện trong các lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp. Tiếng nói đa thanh trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm tư tưởng khác nhau. Hiện tượng đa thanh ngôn ngữ người kể chuyện trong truyện ngắn của ông được chúng tôi xem xét dưới một số phương diện sau:

Tính chất đa thanh của ngôn ngữ người kể chuyện được tạo ra khi người kể chuyện đưa được tính chất đối thoại vào trong lời kể của mình Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp người kể chuyện đã xóa bỏ tính chất đối thoại trực tiếp giữa các nhân vật và đưa lời của nhân vật vào lời kể của mình bằng cách thêm những lời dẫn ai nói vào trước những câu thoại Theo kiểu: “Cha tôi bảo: “Nghỉ rồi, cha làm gì?” Tôi bảo: “Viết hồi ký”. Cha tôi bảo: Không! Vợ tôi bảo: “Cha nuôi vẹt xem”. Trên phố dạo này nhiều người nuôi chim hoạ mi, chim vẹt. Cha tôi bảo: “Kiếm tiền à?” Vợ tôi không trả lời. Cha tôi bảo: “Để xem đã!” Cha tôi cho mỗi người trong nhà bốn mét vải lính. Ông Cơ và cả cô Lài cũng thế. Tôi cười: “Cha bình quân!” Cha tôi bảo: “Đấy là lẽ sống”. Vợ tôi bảo: “Cả nhà đồng phục thì thành doanh trại”. Mọi người cười

gì. Lời nhân vật được nhìn nhận từ phía người kể chuyện xâm nhập vào lời người kể chuyện và biến thành lời kể.“Mẹ tôi bảo: ở đâu chẳng thế, chỗ nào cũng toàn là người. Chú Phụng thì khác, Chú Phụng đã đi nhiều nơi, chú Phụng bảo tôi khi chỉ có hai chú cháu với nhau: Trong thiên hạ không phải chỉ có người đâu, có các thánh nhân, có yêu quái. Nhà chú Phụng toàn phụ nữ:

mẹ vợ, vợ, bốn đứa con gái. Chú Phụng đùa: Chú đẹp giai nhất nhà.(Thương

nhớ đồng quê); “Thường thường, ở nhà thì Khiêm là người hay dậy sớm nhất.

Khiêm để đồng hồ báo thức một giờ sáng. Khi chuông reo, Khiêm dậy ngay, dánh răng súc miệng rồi dắt xe đi. Tốn ra khóa cửa. Đoài bị mất ngủ, càu nhàu: “Thật là giờ làm việc của quân đạo tặc”. Ba giờ sáng, lão Kiền dậy, cắm bếp điện đun nước pha chè. Cái ổ cắm bếp điện bị hở, chữa nhiều lần nhưng cứ ít hôm lại có người bị điện giật đến thót, lão Kiền bị điện giật, bèn chửi: “Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống lâu”. Đoài nằm trong giường nói vọng ra: “ở đâu không biết, chứ ở nhà này thì lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống là

chuyện thường tình” (Không có vua)…Điều đó cho phép Nguyễn Huy Thiệp

cùng một lúc có thể tái hiện tiếng nói của nhiều cái tôi có tính độc lập và ngang hàng nhau thậm chí đối lập nhau.

Tính chất đa thanh trong ngôn ngữ tạo ra khi người kể chuyện dùng lời nửa trực tiếp. Đây là dạng lời có sự kết hợp giữa lời người kể chuyện về đối tượng và lời nhân vật. Dạng lời này về mặt “bề ngoài thuộc về tác giả ( về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhưng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật”[12, tr.187]. Vì vậy trong lời nửa trực tiếp có giọng của người kể chuyện và giọng của nhân vật lẫn vào nhau rất khó tách bạch: “Họ ngồi cạnh nhau quanh các bếp lửa, nước dãi nhỏ ra bên khóe mép, đôi mắt long lạnh, trơn tuột. Ở Hua Tát, mọi người đều có gia đình nền nếp của mình. Ai cũng phải sống theo phong tục cổ truyền, vợ có chồng, con có bố. Thật chưa bao giờ có một

gia đình quái gở thế này? Vợ không chồng! Con không, bố! Chín đứa con! Chín đứa mà chẳng đứa nào giống một đứa nào! Những lời đàm tiếu như nạn dịch lan nhanh trong bản ở đàn bà, đấy là nạn dịch bọ gà. ở đàn ông, đấy là nạn dịch sốt... Kẻ bị hành hạ nhiều nhất là đám phụ nữ. Họ buộc cánh đàn ông phải có cách gì giải quyết ổn thỏa việc này. Hoặc là phải đuổi Bua đi, hoặc là tìm ra bố những đứa trẻ. Sao lại để một gia đình như thế ở trong cộng đồng Hua Tát? Những đứa trẻ lớn lên rồi chúng sẽ trở thành trai bản, gái bản.

Chúng sẽ phá vỡ tất cả nền nếp cổ truyền.”(Nàng Bua). Rõ ràng về mặt câu

chữ đó là lời của người kể chuyện nhưng xét về nội dung lời nói đó lại mang

tiếng nói của những con người ở bản Hua Tát. Lời nửa trực tiếp vì vậy cho

phép tác giả miêu tả được thế giới nội tâm của nhân vật mà vẫn giữ được thái độ khách quan: “Hạnh nhìn cuộc sống của bọn người giàu có với nhiều khao khát thèm muốn. Hạnh nghèo, y sợ những sự thiếu thốn. Chao ôi, nếu y có một căn nhà với đủ tiện nghi! Nếu y có tiền! Y không phải lo đến chuyện sinh hoạt. Y sẽ làm việc, sẽ sáng tạo, có thể y thành một người xuất chúng”

(Huyền thoại phố phường); “Tổng Cóc uống chén rượu nữa. Ông lấy cái tráp

sơn đen đựng tiền dùng những ngón tay thô ráp lần từng đồng. Ông chán ghê gớm. Trong cuộc đời mình ông vất vả nhiều, ông đã buôn một bán mười, đã thu tô cấy rẽ, đã toan tính từng nước cờ đời nhưng trong mình vẫn cứ tê tái cảm giác thua cuộc thế nào. Ông thấy trong đời toàn những thằng ác, thằng hèn nhưng lại ranh khôn như cáo. Ông sợ nhất bọn nho giả, sợ đám chiêu ấm và bọn tập tọng văn chương. ở trong cuộc đời, chúng lấy lý đạo dồn ông vào bẫy thiện tâm tín nghĩa, làm cho ông lơi cái sắc cái lạnh vốn có ở ông. Đúng lúc mà ông do dự thì chúng phỗng sạch, đôi khi đã dăm ba lần ông suýt trở nên tay trắng. Sợ thật, ông thấy gai người. Ông mà thất bại, ông mà ăn đất thì chết ráo hết cả nhà. Ông chịu Xuân Hương ở chỗ bà luôn thất bại ở trong cuộc

Xuân Hương); “Anh thấy dứt khoát mình không sắm nổi vai này. Anh đã

thuộc làu kịch bản, một kịch bản khốn nạn, văn không ra văn, chữ không ra

chữ” (Chút thoáng Xuân Hương); “Nguyễn cau mày. Ông đã gặp người này ở

đâu? Từ bao giờ.ở đâu? Từ bao giờ? Nguyễn căng óc suy nghĩ...Có lẽ từ lâu lắm.” (Nguyễn Thị Lộ ). Lời nửa trực tiếp tạo ra cho người đọc cảm giác ý thức của người kể chuyện không thể can thiệp được vào nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện không kiểm soát được ngôn ngữ của nhân vật. Do đó người kể chuyện dường như hạ thấp vai trò thống trị của mình để cho nhân vật tự lên tiếng tạo ra thế giới nhiều giọng điệu mang cá tính. Đó chính là đặc điểm

nổi bật trong lối kể chuyện của Nguyễn Huy Thiệp.

Bên cạnh đó sự di chuyển điểm nhìn trong nghệ thuật trần thuật mà chúng tôi đã có dịp phân tích trong phần điểm nhìn ở trên cũng là một trong những cách thức để tạo nên tính đa thanh trong ngôn ngữ của người trần thuật Như vậy với lối tổ chức ngôn từ theo nguyên tắc trần thuật đa thanh Nguyễn Huy Thiệp một mặt cho phép người kể chuyện tái hiện lại câu chuyện bằng cái nhìn của người ngoài cuộc đồng thời có thể xâm nhập sâu vào bên trong thế giới tâm hồn của nhân vật từ đó tạo ra nhiều tiếng nói của chủ thể bên cạnh tiếng nói của người kể chuyện, thậm chí nhiều tiếng nói trong vị thế độc lập và ngang quyền với nhau. Đấy cũng là hệ quả tất yếu của quan niệm văn chương mang tính dân chủ của Nguyễn Huy Thiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) người kể chuyện trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)