Quan hệ kinh tế, văn hó a– xãhội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cuba từ năm 1991 đến nay (Trang 49)

6 .Cấu trúc của luận văn

2.2. Quan hệ kinh tế, văn hó a– xãhội

2.2.1. Quan hệ kinh tế

Mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Cuba từ xưa đến nay vốn là mối quan hệ đặc biệt và mẫu mực. Những năm vừa qua, mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đã có nhiều bước phát triển mới về nội dung, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế thương mại - đầu tư. Quay lại thời điểm những năm đầu thập niên 90 khi tình hình Cuba gặp nhiều khó khăn, quan hệ thương mại - kinh tế giữa hai nước có phần giảm đi. Tuy nhiên từ cuối thập kỷ 90, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Cuba của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào tháng 7/1999, mối quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai nước Việt Nam -Cuba đã có nhiều triển vọng và những bước phát triển mới.

Quan hệ hợp tác Việt Nam với Cuba trong lĩnh vực nông nghiệp bắt đầu từ đầu những năm 70 của thế kỷ trước, chủ yếu Cuba giúp Việt Nam xây dựng ngành chăn ni bị sữa, bị thịt, gà cơng nghiệp, đồng thời hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, như thú y, bảo vệ thực vật, cơng nghiệp mía đường, quả có múi, thuốc lá…, đã đạt được những kết quả thiết thực, trong đó có những cơng trình nổi bật, phát huy được hiệu quả cho tới ngày nay.

Cuba thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, diện tích tự nhiên là 220 ngàn km2

, trong đó có khoảng 70 diện tích đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp, riêng đất có khả năng trồng lúa khoảng trên 500 ngàn ha.Từ sau năm 1990, khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, nguồn viện trợ cho Cuba khơng cịn, cộng với chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba trong suốt 40 năm qua đã gây cho Cuba rất nhiều khó khăn về kinh tế. Do khơng có nguồn vốn đầu tư nên hệ thống thủy lợi, máy móc, thiết bị hư hỏng, đồng ruộng xuống cấp nghiêm trọng, thiếu phân bón, thuốc trừ sâu bệnh cộng với thiên tai làm sản xuất lúa gạo liên tục giảm sút. Giai đoạn từ 2001 - 2004 diện tích lúa quốc doanh chỉ đạt 40 ngàn ha, sản lượng gạo đạt 60 ngàn tấn/năm, chỉ đáp ứng được 10 nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Vì vậy, từ những năm 90 của thế kỷ trước đến nay, Việt Nam trở lại giúp Cuba thông qua các hợp đồng bán gạo trả chậm cho bạn. Bên cạnh đó, Việt Nam giúp Cuba sản xuất lúa, điều, thanh long, trồng tre, mía đường và thủy sản. Mục tiêu chính của hợp tác Việt Nam - Cuba trong lĩnh vực nông nghiệp trong giai đoạn từ 2002 tới nay là giúp Cuba đẩy mạnh sản xuất, tiến tới tự túc lương thực, thay thế nhập khẩu gạo. Việt Nam đã hỗ trợ Cuba thực hiện Dự án lúa quy mơ hộ gia đình với 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2002 - 2004): chủ yếu tập trung nâng cao năng lực cán bộ và chuyên gia nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, và tổ chức thâm canh lúa sử dụng những kỹ thuật phù hợp cho hình thức sản xuất lúa hộ gia đình. Giai đoạn 2 (2005 - 2007): trên cơ sở các mơ hình sản xuất từ giai đoạn 1, giai đoạn 2 tập trung tăng cường công tác khuyến nông để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lúa, nâng cao năng lực các trạm trại thí nghiệm nhằm sản xuất giống lúa siêu nguyên chủng và xây dựng mơ hình về kỹ thuật thu hoạch và sau thu hoạch. Giai đoạn 3 (2008 - 2011): nhân rộng kết quả từ giai đoạn 1 và 2; tăng cường năng lực chọn tạo giống lúa thông qua cung cấp nguồn gen lúa (chủ yếu là nguồn gen chất lượng, ngắn ngày, chịu hạn và chịu mặn); thực hiện cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa qui mô hộ gia đình từ làm đất gieo cấy đến thu

hoạch, sấy và xay xát; giới thiệu kinh nghiệm, bài học thành công cũng như chưa thành cơng về đổi mới cơ chế, chính sách, mơ hình tập trung tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.

Dự án lúa qui mơ hộ gia đình giai đoạn 1 và 2 đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, được nhân dân vùng dự án cũng như Bộ Nông nghiệp Cuba đánh giá cao. Năng suất trung bình của khu vực mơ hình đã tăng 30 so với năng suất trồng lúa chung của Cuba, một số mơ hình đã đạt tới 7 - 9 tấn/ha, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng lúa gạo của Cuba trong giai đoạn 2003 - 2007. Sau khi hoàn thành, Giai đoạn 3, Cuba tiếp tục mong muốn phía Việt Nam hỗ trở để nhận rộng mơ hình tại các tỉnh của Cuba, góp phần đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho người dân.

Thực hiện chủ trương của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Cuba về việc giúp Cuba phát triển nông nghiệp, trọng tâm là lúa gạo nhằm tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo của cả hai bên để tạo bước đột phá về sản xuất lương thực của Cuba, từng bước giảm nhập khẩu gạo tiến tới đảm bảo an ninh lương thực quốc gia của Cuba. Ngày 18/8/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn dưới sự ủy quyền của Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Dự án hợp tác Việt Nam - Cuba phát triển sản xuất lúa gạo giai đoạn 2010 - 2015. Dự án được thiết kế tổng hợp với nhiều hợp phần như xây dựng mơ hình sản xuất lúa khơng chun và chuyên canh; sản xuất hạt giống lúa cung cấp cho sản xuất đại trà; nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách giao đất, mơ hình tổ chức sản xuất lúa quy mơ hộ gia đình, mơ hình tổ chức dịch vụ, quản lý, khai thác, bảo dưỡng thiết bị máy móc và cung cấp tín dụng cho nơng dân.

Các Dự án giúp Cuba phát triển sản xuất lúa, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, cùng với các dự án, hoạt động hợp tác khác trong lĩnh vực phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản giữa hai nước thực sự đã góp phần tăng cường mối quan hệ tốt đẹp lâu đời giữa hai nước.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã giúp Cuba khắc phục những khó khăn về lương thực, thực phẩm, nhất là ở những thời điểm nhạy cảm. Cuba đánh giá cao việc Việt Nam hỗ trợ Cuba thực hiện các chương trình an ninh lương thực và đang thu được nhiều kết quả tốt. Trong những cuộc viếng thăm, gặp gỡ, các đồng chí lãnh đạo Cuba đã đánh giá cao việc Việt Nam hỗ trợ Cuba thực hiện các chương trình an ninh lương thực và đang thu được nhiều kết quả tốt.

Trên lĩnh vực y tế và công nghệ sinh học, hiện nay, ngày càng có nhiều sản phẩm của Cuba được bán tại Việt Nam. Về đầu tư, một số doanh nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy các dự án đầu tư về xây dựng hạ tầng du lịch, trong đó có Hanel đang dự kiến xây dựng khách sạn 5 sao tại trung tâm thủ đô La Habana, Viglacera đầu tư vào lĩnh vực vật liệu xây dựng; hai dự án sản xuất bột giặt và tã lót tại Đặc khu kinh tế Mariel đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi của Công ty Thương mại và Đầu tư Thái Bình… Trước những thay đổi về chính sách quản lý kinh tế, mơi trường đầu tư của Cuba, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến khả năng kinh doanh, đầu tư tại Cuba.

Năm 2014, Việt Nam và Cuba đã ký kết một số văn bản hợp tác quan trọng, trong đó Bộ trưởng Cơng Thương Việt Nam và Bộ trưởng Công nghiệp Cuba đã ký kết Bản Ghi nhớ hợp tác công nghiệp (tháng 3/2014), tạo tiền đề thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực cơng nghiệp nói chung. Cũng trong tháng 3/2014, hai đồng Chủ tịch phân ban Ủy Ban liên Chính phủ Việt Nam - Cuba cũng đã ký kết Chương trình Hợp tác kinh tế song phương tầm trung hạn. Ngoài ra, tại kỳ họp Ủy Ban liên chính phủ Việt Nam - Cuba lần thứ 32 diễn ra tại La Habana, Cuba (vào tháng10/2014) đã có 3 văn bản được ký kết, gồm Bản kiểm điểm kỳ họp lần 31, Biên bản kỳ họp lần 32 và Thỏa thuận hợp tác sản xuất gốm sứ giữa Công ty Viglacera (Việt Nam) với Tập đồn Doanh nghiệp Cơng nghiệp Xây dựng Cuba. Việc ký kết các văn bản trên tạo tiền đề quan trọng và hiệu quả cho quan hệ hợp

tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong vòng 5 năm tới và những năm tiếp theo.

Theo Thông tấn xã Việt Nam tại La Habana, ngày 15/10/2014, Bộ trưởng Xây dựng Việt Nam Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Việt Nam- Cuba, và Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Rodrigo Malmierca Diaz, Chủ tịch Phân ban Hợp tác Cuba-Việt Nam đã ký kết biên bản về kết quả kỳ họp lần thứ 32 Ủy Ban liên Chính phủ Việt Nam-Cuba về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học-kỹ thuật12

.

Theo kết quả kỳ họp, hai bên đã thống nhất một loạt nội dung hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, nông nghiệp, công nghệ sinh học, y tế, công nghiệp, du lịch, năng lượng, xây dựng…và những biện pháp triển khai cụ thể cho giai đoạn 2014-2015 nhằm đưa quan hệ hợp tác song phương đi vào chiều sâu và hiệu quả.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho biết, kỳ họp lần thứ 32 sẽ tiếp tục kế thừa những kết quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực hợp tác song phương trong những năm gần đây, đồng thời mở rộng và đi sâu vào những nội dung mà hai bên cùng quan tâm với mục tiêu đem lại hiệu quả cao nhất trong tất cả các lĩnh vực hợp tác. Bên cạnh những lĩnh vực hợp tác truyền thống như nông nghiệp, năng lượng, y tế, cơng nghệ sinh học thì hai bên cũng đã bổ sung thêm một số lĩnh vực hợp tác mới như việc liên doanh để nâng cao hiệu quả đầu tư của nhà máy sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Bộ trưởng khẳng định kết quả tích cực của kỳ họp lần này sẽ đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và Cuba, đồng thời cam kết thực hiện nghiêm túc kế hoạch đề ra, tiếp tục nghiên cứu các biện pháp nhằm mở rộng và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển.

12

Trong khi đó, Chủ tịch phân ban Cuba-Việt Nam Malmierca Diaz cho biết tại kỳ họp lần này các nhóm chuyên viên của hai nước đã thống nhất được một số chương trình hợp tác cụ thể dựa trên thế mạnh và tiềm năng của mỗi bên. Ông khẳng định triển vọng hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, hai bên cần tiếp tục trao đổi kinh nghiệm nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, giúp cho các thỏa thuận hợp tác được triển khai một cách hiệu quả. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy một cách sâu rộng hơn mối quan hệ hợp tác trên cơ sở Chương trình nghị sự kinh tế song phương được ký kết hồi tháng 3/2014 nhân chuyến thăm Cuba của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời nhất trí cho rằng Luật đầu tư nước ngoài mới của Cuba sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới với sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngay tại kỳ họp, Tổng công ty Viglacera của Việt Nam và Tập đồn Cơng nghiệp Xây dựng của Cuba đã ký hai biên bản ghi nhớ về việc nghiên cứu khả thi thành lập liên doanh sản xuất gốm sứ và gạch lát tại Cuba với mục tiêu nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm trong lĩnh vực này.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Cuba với quy mô và số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia lớn nhất từ trước đến nay đã được tổ chức hai lần nhân dịp nước Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Cuba (9/2015) và Hội chợ FIHAV 2015. Một số thỏa thuận hợp tác, bản ghi nhớ đã và đang được hai bên đàm phán, ký kết; đặc biệt hai bên đang chuẩn bị để tiến hành đàm phán hiệp định thương mại mới Việt Nam - Cuba. Kỳ họp UBLCP lần thứ 33 đã được tổ chức thành công tại Hà Nội.

Quan hệ kinh tế là một trong những biểu hiện tốt đẹp của mối quan hệ giữa Việt Nam và Cuba. Cho đến nay, UBLCP Việt Nam - Cuba đã tiến hành 35 kỳ họp hàng năm. Kỳ họp 35 đã được tiến hành vào ngày 02 tháng 10 năm 2017 tại Thủ đô Hà Nội nhằm mục đích đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ cho tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Kỳ họp đã mở ra một thời kỳ mới phát triển sâu rộng quan hệ kinh

tế song phương giữa hai nước; việc trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, tin học và viễn thông, công nghệ sinh học, giao thông vận tải, xây dựng, nghề cá và du lịch sẽ rất quan trọng cho sự phát triển của Cuba. Phía Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác với Cuba trên nhiều lĩnh vực nhằm phát triển sản xuất kinh doanh ở hai nước, cũng như ở các nước khác; Việt Nam tiếp tục cung cấp gạo cho Cuba trên tinh thần “Việt Nam có lương thực thì Cuba khơng thể thiếu lương thực”, Việt Nam tiếp tục trợ giúp Dự án trồng lúa hộ gia đình ở Cuba (đã được tiến hành qua hai giai đoạn trong những năm 2003 - 2006), thành tựu của giai đoạn ba là sản lượng lúa tại đây đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn hai. Việt Nam cũng trợ giúp Dự án sản xuất ngô và đậu tương. Dự án phát triển nuôi trồng thủy sản. Việt Nam đã triển khai xây dựng Chương trình tổng thể hỗ trợ an ninh lương thực giúp Cuba cho giai đoạn 2010 - 2015. Đồng thời Việt Nam cũng cung cấp cho Cuba nhiều bộ giống cây trồng được chọn lọc như cà chua, khoai lang, đỗ xanh, đậu tương, ngô, nhiều loại giống rau xanh…

Theo Thương vụ Việt Nam tại Cuba, năm 2014, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Cuba đạt xấp xỉ 205,4 triệu USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Cuba 199,5 triệu USD và nhập khẩu từ nước này 5,9 triệu USD. Năm 2015, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 218 triệu USD, trong đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Cuba đạt xấp xỉ 214,6 triệu USD tăng 3,6 so với cùng kỳ năm 2014 và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Cuba đạt 3,6 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 191 triệu USD, tăng 5 so với cùng kỳ năm 2015 (181,9 triệu USD), trong đó xuất khẩu đạt 187,35 triệu USD và nhập khẩu đạt 3,63 triệu USD 13

.

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn duy trì ổn định. Việt Nam xuất khẩu sang Cuba chủ yếu là các mặt hàng lương thực, ngũ cốc, bánh kẹo,

13

giầy dép các loại, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm vệ sinh, vật liệu xây dựng, than, dệt may, hóa chất... Dẫn đầu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cuba trong năm 2014 là gạo với kim ngạch xuất khẩu chiếm 66 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Cuba. Hiện nay, Cuba dự kiến vẫn cần nhập khẩu khoảng 350.000 tấn gạo mỗi năm, đây là cơ hội để gạo Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Song song với việc xuất khẩu sang Cuba, Việt Nam cũng nhập khẩu từ nước này một số mặt hàng, trong đó có thuốc tân dược và thực phẩm chức năng…14

Sau hơn 13 năm thực hiện, với sự hỗ trợ của Việt Nam, Dự án hỗ trợ Cuba sản xuất lúa gạo đã giúp Cuba nâng năng suất lúa từ 2,5 tấn/ha lên 4,65 tấn/ha, cá biệt có những hộ nơng dân đạt năng suất 9 tấn/ha; sản lượng gạo tăng từ 80.000 tấn trước dự án lên khoảng 300.000 tấn năm 2014, đáp ứng được gần một nửa nhu cầu trong nước; diện tích canh tác được mở rộng từ 137.000 ha lên 190.000 ha hiện nay. Điều quan trọng hơn cả là dự án đã giúp nông dân Cuba tiếp thu và làm chủ được kỹ thuật canh tác lúa nước. Mục tiêu của Cuba là tự túc được lương thực trong những năm tới.15

Ngoài Dự án hỗ trợ Cuba sản xuất lúa gạo, nhiều dự án khác hiện cũng đang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cuba từ năm 1991 đến nay (Trang 49)