3.1.4 .Phương thức chuyển giao công nghệ
3.4. Chuyển giao công nghệ của Honda Việt Nam
a, Tình hình chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
Tình hình chuyển giao
Chuyển giao công nghệ thông qua dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Phần lớn các nhà đầu tư đồng thời là bên giao công nghệ và đặc biệt phát triển dưới hình thức công ty mẹ chuyển giao công nghệ cho công ty con thông qua các dự án 100% vốn FDI. chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trong nước: Để có công nghệ, các chủ đầu tư Việt Nam thường thông qua việc mua công nghệ, hoặc mua thiết bị kèm theo công nghệ từ nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ được xác lập theo nguyên tắc các bên tự thỏa thuận, đàm phán, và ký kết hợp đồng.chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Chuyển giao công nghệ trong nước
Ở nước ta hiện nay, nhìn chung hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các viện, trường và cơ sở nghiên cứu cho doanh nghiệp còn hạn chế, mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát, thiếu các cơ quan dịch vụ trung gian môi giới hợp đồng triển khai công nghệ, liên kết giữa người mua và người bán công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước còn ít, quy mô nhỏ, nội dung chuyển giao công nghệ thường không đầy đủ và hình thức chuyển giao còn đơn giản.
Chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm chiếm 11%. Thông qua hoạt động FDI, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện CGCN và nhiều sản phẩm mới đã
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
x x vi ii
được sản xuất trong các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới. Hoạt động FDI cũng có tác động thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước trong bối cảnh có sự cạnh tranh của cơ chế thị trường.
Chuyển giao công nghệ thông qua nhập khẩu thiết bị, máy móc
Nhờ có những điều chỉnh trong cơ chế và chính sách kinh tế mà quan hệ thương mại được mở rộng, tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận được những thành tựu mới của KHCN, từ đó đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao động và năng suất lao động được nâng lên.
b, Chuyển giao công nghệ của Honda ở Việt Nam
Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác là Công ty Honda Motor Nhật Bản (42%), Công ty Asian Honda Motor Thái Lan (28%) và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (30%). Dưới hình thức công ty liên doanh, Honda Việt Nam không nhận được sự chuyển giao công nghệ chế tạo sản xuất mà hoạt động dưới hình thức chuyên sản xuất lắp ráp. Các máy móc, linh kiện, thiết bị lắp ráp ngoài sản xuất bằng các nguyên liệu nội địa thì hầu hết được đầu tư, cung cấp bởi công ty từ Nhật hoặc nhập khẩu từ các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc,...với công nghệ cao.
Ngoài hình thức liên doanh, một số nhà máy Honda nhỏ được đầu tư hỗ trợ hoàn toàn 100% vốn FDI từ nước ngoài.
Tuy nhiên, đến năm 1999, Việt Nam bắt đầu nhận được sự chuyển giao công nghệ từ Honda.
Những phát hiện chính từ nghiên cứu trường hợp này như sau:
• Liên doanh đã đào tạo rộng rãi đội ngũ nhân viên của mình và hiệu quả học tập khá đáng kể (sự lan tỏa công nghệ từ đối tác nước ngoài sang đối tác Việt Nam của liên doanh)
• Công nghệ lan tỏa từ liên doanh sang các tổ chức Việt Nam khác (trong trường hợp này là
các nhà cung cấp nguyên liệu và đầu vào cho sản xuất của Honda) cũng đã xảy ra tích cực và hiệu quả học tập là đáng kể)
• Tuy nhiên, các loại tổ chức khác (viện nghiên cứu, trường đại học) thì không hưởng lợi nhiều từ quá trình lan tỏa này.
• Học tập không chỉ xảy ra trong các vấn đề kỹ thuật, mà còn trong quản lý kinh nghiệm và kiến thức.
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xix x
xxx HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
• Bên cạnh đào tạo chính thức và cơ bản, học bằng cách làm và học nghề đào tạo không kém phần quan trọng. Trong nhiều trường hợp, kiến thức ngầm đã được học cũng như các kiến thức được mã hóa khác thông qua các tài liệu đào tạo.
• Trên chính thức, Honda Việt Nam không có giới hạn về chuyển giao công nghệ, nhưng trên thực tế, công ty vẫn áp dụng một số rào cản ngầm để khuếch tán quá rộng rãi kiến thức được coi là năng lực cốt lõi của Honda (bao gồm kinh nghiệm về thực hành quản lý, bí quyết của tổ chức sản xuất).
• Sự lan tỏa công nghệ và sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hợp tác với Honda Việt Nam đã bị hạn chế bởi các yếu tố như năng lực công nghệ thấp, thiết bị lạc hậu,...Trường hợp này, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng để học cơ hội do Honda mang lại mà kết quả học tập kém.
• Môi trường chính sách dường như không ảnh hưởng đáng kể đến sự lan tỏa công nghệ của Honda Việt Nam. Chính sách nội địa hóa sản phẩm của Chính phủ là một trong những
các yếu tố dẫn đến sự lan tỏa công nghệ, cải thiện hiệu quả học tập và tăng khả năng công nghệ cho các đối tác Việt Nam.
Công nghệ sản xuất một số bộ phận khó đòi hỏi tiêu chuẩn công nghệ cao đã được chuyển sang Honda Việt Nam. Điểm đáng chú ý nhất là công nghệ diecasting và gia công một số bộ phận của động cơ xe máy, chẳng hạn như vỏ quây, xi lanh và dòng sơn điện cực đã được áp dụng. Tất cả đã được xem xét như bằng chứng của việc chuyển giao công nghệ từ năm 1999 đến năm 2002. Hơn nữa, từ năm 2004 Honda đã đầu tư và chuyển giao công nghệ cho sản xuất trục cam được coi là trái tim trong một chiếc xe máy.
c. Một số giải pháp
Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu, Việt Nam phải thực sự chú ý đến vấn đề cải thiện môi trường vĩ mô, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính liên quan đến chuyển giao công nghệ; Có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp; Tăng cường các hoạt động đánh giá, thẩm định công nghệ; Tạo sự gắn kết giữa DN, nhà nước và tổ chức nghiên cứu KHCN. Cụ thể:
- Thực hiện đa dạng các hoạt động chuyển giao công nghệ (bao gồm cả đối tượng, luồng chuyển giao, nội dung lẫn hình thức) từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ. Muốn vậy,
ngoài chú trọng đến năng lực nội sinh của các địa phương và các vùng miền trong cả nước, cần phải chú trọng cả việc nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bước nâng cao tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xx x
- Chuyển giao công nghệ phải được đặt trong một quy hoạch, chiến lược gắn với chính
sách đổi mới. Một mặt, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng các chiến lược kinh doanh, mặt khác, Nhà nước cần lấy các chiến lược và việc thực hiện chiến lược của DN làm cơ sở để xem xét các vi phạm về chuyển giao công nghệ.
- Phải “lựa chọn công nghệ phù hợp” trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Công
nghệ thích hợp có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh trong nước như: yếu tố dân số, tài nguyên, môi trường văn hóa - xã hội và các hệ thống pháp lý - chính trị. Như vậy, vấn đề không chỉ nằm trong tiêu chuẩn về khoa học, mà còn nằm trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa - xã hội của công nghệ.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với nhau trong việc tiếp nhận
chuyển giao công nghệ. Việc phối hợp này nhằm khắc phục những cản trở trong quá trình nhập công nghệ như: vốn ít, thông tin ít, lực lượng tư vấn ít, sự độc quyền của bên ngoài.
- Chuyển giao công nghệ phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Nghĩa là, việc chuyển
giao công nghệ một mặt phải đảm bảo mục tiêu trước mắt, mặt khác phải đảm bảo thực hiện mục tiêu lâu dài.
- Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ theo hướng hình thành cơ
chế mới phù hợp với cơ chế thị trường với đặc thù của hoạt động chuyển giao công nghệ và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Cần đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã hội, tạo nhu cầu ứng dụng
thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống; Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường công nghệ; Cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ mới; Phát triển các tổ chức trung gian, môi giới trên thị trường công nghệ.
- Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về các hoạt động chuyển giao công nghệ. Nhà
nước cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ và các thành tựu ứng dụng KHCN hiện có; Xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin KHCN quốc gia liên thông quốc tế; Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động chuyển giao công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; Thu hút nguồn vốn FDI, sử dụng viện trợ phát triển chính thức đầu tư cho phát triển KHCN; Khuyến khích thành lập quỹ phát triển KHCN và quỹ đầu tư mạo hiểm có vốn ngân sách nhà nước.
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xx xi
xxxii HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng anh:
1. Zafar Husain & (2014): “Learning and technology management in an international
partnership: Honda of Japan and Hero of India”, Int. J. Manufacturing
Technology and Management, Vol. 11, No. 1, 2007. 2.“Analysis 5c STRATEGY” (Acamedia).
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
3. Diệu Nhi (18/09/2019): “Chiến lược toàn cầu (Global Strategy) là gì? Ưu điểm và
nhược điểm”.
4.“Chiến lược kinh doanh quốc tế của Công ty Honda Việt Nam”, (29/12/2017)
5.“Nghiên cứu thực trạng chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển” (7/1/2018)
6.“Honda chọn Thái Lan làm trung tâm chuyển giao công nghệ của khu vực” ( Theo Vietstock)
7.“Công ty Honda Việt Nam” (s.cafef.vn) 8.“Tập đoàn đa quốc gia Honda” (10/2017)
9.“Chiến lược Marketing quốc tế của công ty đa quốc gia ngành công nghiệp nặng” (16/04/2013)
10. “Luật chuyển giao công nghệ”, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, Bộ Khoa học và Công nghệ, Luật 07/2017/QH14.
11. Lê Thị Thu Thủy, “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt
Nam”, Trường Đại học Ngoại thương.
Website Global.honda Wikipedia Honda.com.vn Vbpl.vn Vtown.vn Hondahanoivn.com Viettsock.vn
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
x x xi i
Microtrends
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
x x xi ii