hai trung tâm dịch vụ KH&CN công lập ở Đồng Tháp và Vĩnh Long
Tuy nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các trung tâm trên có tăng nhưng nguồn thu của các trung tâm nói trên cũng tăng theo tỉ lệ thuận. Tuy nhiên mức thu về so với mức đầu tư cho thấy sự hiệu quả của việc sử dụng quyền tự chủ mà nhà nước giao. Ví dụ như Trung tâm Kỹ thuật thí nghiệm và Ứng dụng KH&CN Đồng Tháp, tổng ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên là 2,445 tỷ giai đoạn 20054 – 2009, tổng thu của trung tâm cùng kỳ là 5, 017 tỷ bao gồm hoạt động kinh doanh hàng hóa, chuyển giao công nghệ và các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ khác. Như vậy Trung tâm Đồng Tháp thu về khoảng hơn 2,6 tỷ. Một trung tâm khác là Trung tâm ứng dụng KH&CN Long An, tổng ngân sách nhà nước giai đoạn 2005 – 2009 là 624 triệu đồng, thu về 16,327 tỷ trong cùng giai đoạn. Trung tâm ứng dụng KH và & CN Tiền Giang tự chuyển đổi sang chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP theo loại hình tự trang trải toàn bộ kinh phí hoạt động nên không được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước, nhưng trong cùng kỳ thu về 19,364 tỷ.
Trung tâm ứng dựng tiến bộ KH&CN Quảng Ninh giai đoạn 2011 – 2013 cũng cho thấy quá trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính một phần.
Bảng 2.2. Tình hình tài chính giai đoạn 2011-2013 của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Quảng Ninh
Năm KP nhà nƣớc cấp chi thƣờng xuyên (KPTC và KPKTC) Kinh phí nhà nƣớc từ nguồn SNKH Nguồn thu dịch vụ KH&CN Tổng 2011 688.000.000 1.843.430.000 710.260.298 3.241.690.298 2012 814.000.000 1.273.437.600 819.792.898 2.907.230.498
2013 750.000.000 861.138.000 1.181.697.165 2.792.835.165 (Nguồn: Sở KH&CN Quảng Ninh)
Như vậy sau 03 năm, từ 2011 – 2013, nguồn thu từ dịch vụ đã tăng hơn 50%, nguồn ngân sách nhà nước cấp giảm gần 50%. Điều này cho thấy Trung tâm dịch vụ KH&CN Quảng Ninh đã tận dụng tốt những ưu thế của Nghị định 115/2005/NĐ-CP.
Những con số trên cho thấy, các trung tâm càng năng động càng thích nghi tốt thì tự chủ tài chính càng lớn và nhà nước cấp kinh phí giảm dần theo từng năm. Như vậy dưới tác động của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, các trung tâm dễ dàng phát huy được năng lực của mình, một phần nhờ vào tư duy kinh tế được cởi trói bởi nghị định này.
Tóm lại, dưới tác động của Nghị định 115/2005/NĐ-CP, các trung tâm dịch vụ KH&CN thích nghi tốt hơn, đa dạng hóa các hoạt động của mình tốt hơn so với các hệ thống tổ chức KH& CN mang tính nghiên cứu thuần túy. Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã cởi trói cho các trung tâm được sử dụng tối đa quyền sử dụng tài sản nhà nước cũng như phát huy tối đa sức mạnh trí tuệ của nguồn nhân lực. Chính vì thế, các trung tâm dịch vụ KH&CN phần lớn đều đã chuyển đổi được sang tự chủ tài chính một phần hoặc tự chủ hoàn toàn theo đúng yêu cầu của Nghị định 115/2005/NĐ-CP.
2.3. Những bất cập trong quá trình chuyển đổi theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của các Trung tâm Dịch vụ KH&CN
Dưới tác động của nghị định 115/2005/NĐ-CP, nếu so sánh khả năng thích nghi tốt giữa các tổ chức nghiên cứu và các trung tâm dịch vụ KH&CN thì, có thể dễ thấy, các trung tâm dịch vụ KH&CN thích nghi tốt hơn hẳn. Một phần cũng là do các trung tâm dịch vụ KH&CN hoạt động ngay từ ban đầu
trong lĩnh vực dịch vụ nên sự năng động và nhanh nhạy của các trung tâm dịch vụ khoa học cao hơn hẳn so với các tổ chức chỉ thuần túy nghiên cứu như các viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu...
Yếu tố ảnh hưởng mang tính chủ quan tới hoạt động của trung tâm dưới tác động nghị định 115/2005/NĐ-CP có thể thấy rõ chính là vấn đề con người vì xét đến cùng trí tuệ của con người thực hiện và đảm bảo mọi vấn đề thành công hay không. Con người ở đây chính là nguồn nhân lực. Việc sử dụng nguồn nhân lực hợp lý sẽ thúc đẩy các trung tâm phát triển mạnh mà trong đó người đứng đầu và quản lý trung tâm có vai trò quan trọng. Người thủ trưởng phát huy tính sáng tạo và tư duy mới sẽ tạo ra môi trường làm việc minh bạch và dân chủ từ đó tạo động lực và niềm hăng say cho người lao động. Bên cạnh đó, người thủ trưởng biết bố trí người đúng công việc chuyên môn cũng đảm bảo hiệu quả tối ưu của công việc.
Khá nhiều các trung tâm hiện nay vẫn còn gặp khó khăn không nhỏ như các trung tâm chưa được đầu tư một cách đồng bộ, đầy đủ để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, cụ thể: Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trụ sở làm việc của các trung tâm còn chật hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện nay, trong số các trung tâm cấp tỉnh mới có 35/61 trung tâm có trụ sở từ hai tầng trở lên, 26 trung tâm đang xây dựng trụ sở hoặc đang làm việc ghép. Thiếu trang thiết bị, hoặc thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, đa phần chưa có nhà xưởng, trạm, trại thực nghiệm; bình quân mỗi trung tâm có trang thiết bị trị giá khoảng hai tỷ đồng. Thiếu vốn để triển khai thực hiện các đề tài/dự án có tính ứng dụng cao vào thực tiễn, thí điểm chuyển giao công nghệ; nhất là việc triển khai thực hiện ứng dụng và chuyển giao công nghệ ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn. Ðội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia công nghệ ở các trung tâm chưa được đào tạo nghiệp vụ và nâng cao trình độ một cách có
hệ thống và đầy đủ; thiếu đội ngũ kỹ thuật có kỹ năng và năng lực chuyên môn về công nghệ và chuyển giao công nghệ.
Đối với các trung tâm thuộc hệ thống cấp vụ, viện và bộ ở trung ương tình hình vẫn không tốt hơn. Đó là việc đầu tư hạ tầng không đồng bộ, sử dụng nguồn nhân lực chưa hợp lý và môi trường làm việc chưa đạt hiệu quả cao, mang tính dân chủ. Hiện nay, có tới 24% các tổ chức khoa học chưa chuyển đổi sang tự chủ và tự chịu trách nhiệm thi nếu các tổ chức này tổ chức các trung tâm dịch vụ thì cũng sẽ kéo theo những trung tâm ấy cũng chưa thể tự chủ về tài chính.
Có thể nói, các trung tâm dịch vụ KH&CN được hưởng lợi nhiều nhất từ Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Tuy nhiên, trong quá trình biến đổi và phát triển, các trung tâm dịch vụ KH&CN cũng gặp những khó khăn nhất định. Đó là những khó khăn chung khách quan mang tính hành chính theo quy định của các văn bản pháp quy và những khó khăn khách quan riêng mang tính đặc thù của hoạt động dịch vụ.
Khó khăn chung về mặt hành chính đó là những vướng mắc trong quá trình thực thi do sự chậm chễ trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn và thực hiện, sự thiếu đồng bộ của hệ thống văn bản ban hành.
Một mặt, đối với việc ban hành các văn bản hướng dẫn, sự kịp thời của các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 115/2005/NĐ-CP và nghị định 96 sẽ tạo điều kiện tối đa cho việc thúc đẩy sự chuyển đổi ở các trung tâm dịch vụ KH&CN nói riêng cũng như của các tổ chức KH&CN nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành đã khiến các trung tâm khá lúng túng trong việc thúc đẩy lộ trình chuyển đổi. Thời gian chậm ban hành các văn bản hướng dẫn từ 01 – 04 năm. Chẳng hạn, Nghị định 96 (bổ sung Nghị định 115/2005/NĐ-CP) được ban hành năm 2010 nhưng
đến năm 2011 mới có hướng dẫn tại Thông tư 36/2011/TTLT/BKH&CN- BTC-BNV và phải bốn năm sau là 2014 mới có Thông tư số 121/2014/TTLT/ BTC-BKH&CN hướng dẫn xây dựng, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên đối với các tổ chức KH&CN công lập.
Thậm chí cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn tổ chức KH&CN về định mức và phương thức cấp tiền lương, tiền công, tiền chi cụ thể cho hoạt động bộ máy trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước. Bênh cạnh đó,các văn bản hướng dẫn hoàn toàn không hướng dẫn góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu trí tuệ để thực hiện các hoạt động KH&CN, hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc thế chấp, vay vốn ngân hàng theo quy định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP, tài sản nào được thế chấp, tài sản nào không được thế chấp.
Văn bản hướng dẫn về các định mức tài chính khi thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước của tổ chức KHC&N công lập quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC- BKH&CN ngày 7/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ KH&CN đã lạc hậu với thực tiễn hiện nay, nhưng vẫn chưa được điều chỉnh, thay thế, gây khó khăn cho các tổ chức KH&CN khi thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Điều đó đã khiến cho việc thanh quyết toán các đề tài khoa học được đấu thấu gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc.
Văn bản quy định về các nội dung khoán chi khi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKH&CN ngày 04/10/2006 của Bộ Tài chính, Bộ KH&CN sau gần 10 năm áp dụng vẫn chưa được sửa đổi dù bộc lộ nhiều bất cập. Việc khoán kinh phí chỉ áp dụng được với các các khoản chi vật tư, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu đã có định mức kinh tế - kỹ thuật do các Bộ,
ngành ban hành, còn không, phải chi theo thực tế với thủ tục hóa đơn, chứng từ rườm rà, phức tạp.
Mặt khác, các văn bản pháp quy được ban hành phải có sự đồng bộ. Các văn bản thiếu đồng bộ sẽ tạo ra những quy định chồng chéo, vừa thiếu vừa thừa dẫn đến tình trạng các tổ chức khoa học công nghệ nói chung và trung tâm dịch vụ khoa học nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động chuyển đổi. Ví dụ như: Nghị định 115/2005/NĐ-CP cho phép tổ chức KH&CN công lập được dùng quyền sử dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết, sản xuất kinh doanh, thế chấp vay vốn ngân hàng. Nhưng trên thực tế không thực hiện được, bởi vì theo quy định của Luật Đất đai, các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hoặc các tổ chức KH&CN, kể cả tổ chức KH&CN chưa tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên trên thực tế không được quyền tự chủ về nhân lực theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Bởi vì, theo Luật Viên chức thì đơn vị sự nghiệp công lập không được giao quyền tự chủ về số người làm việc trong đơn vị, mà do Bộ Nội vụ phê duyệt vị trí việc làm. Điều này cản trở tính linh hoạt và quyền tự quyết của người đứng đầu tổ chức KH&CN trong việc xác định quy mô và bổ nhiệm nhân sự. Ngoài ra, Luật KH&CN năm 2013 đã cho phép bổ nhiệm, thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài. Nhưng theo quy định tại Luật Cán bộ, Công chức thì người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là công chức và phải là công dân Việt Nam. Điều này dẫn đến vướng mắc việc thu hút chuyên gia trình độ cao là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý của tổ chức KH&CN công lập. Thêm nữa, trong trường hợp các trung tâm dịch vụ KH&CN không chuyển đổi thành công, không có những phát triển cụ thể, cần phải thay thế người quản lý
đứng đầu nhưng những quy định hành chính cứng nhắc về việc bổ nhiệm và bãi nhiệm, những tiêu chí đánh giá chung chung, mơ hồ về việc không hoàn thành nhiệm vụ đối với những người đứng đầu các tổ chức KH&CN cũng đã trở thành “bùa hộ mệnh” đối với họ. Chính điều này đã khiến cho nhiều Trung tâm sau nhiều năm không phát triển, có dấu hiệu quay trở lại xin nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động 100% và không tạo ra hiệu quả cho hoạt động dịch vụ.
Đối với vấn đề tự chủ trong hoạt động KH&CN, chỉ nói riêng đến việc đề xuất nghiên cứu, đấu thầu các hoạt động nghiên cứu, nó đã bộc lộ sự mâu thuẫn rõ rệt trong quan niệm từ đó dẫn tới những quy định pháp lý trái ngược nhau hoàn toàn. Đó chính là vấn đề về tự chủ. Tự chủ có thể hiểu nôm na là tự mình làm và tự mình quyết. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà nước chỉ cho các cá nhân đề xuất ý tưởng khoa học, thực hiện ý tưởng ấy lại mang tính đấu thầu. Đó là sự quốc hữu hóa ý tưởng cá nhân và việc đấu thấu là sự làm thuê. Vậy thì đó là sự thuê mướn, lợi dụng ý tưởng mà không phải là tự chủ. Nhà nước cấp kinh phí cần mang tính hỗ trợ chứ không nên mang tính bao cấp dù rằng các tổ chức KH&CN chưa thực sự tự chủ về tài chính. Đây chính là cái khó và là sự bó buộc cho các phát triển đặc biệt là trong phát triển các sản phẩm chủ lực. Nếu các tổ chức KH&CN trong đó tổ chức dịch vụ phát triển các sản phẩm chủ lực thì quyền tác giả sẽ thế nào, và các tổ chức ấy hoạt động ra sao nếu không chuyển đổi sang dạng doanh nghiệp. Đây chính là sự thiếu rõ ràng trong nhận thức về quy định sự tự chủ cho các tổ chức KH&CN trong đó có các trung tâm dịch vụ KH&CN.
Khó khăn đặc trưng riêng của các trung tâm dịch vụ KH&CN nằm ở vấn đề cán bộ và vốn nhưng không nằm ở vấn đề cấp phát mà nằm ở phương thức vận hành.
Đối với vấn đề cán bộ, việc mở rộng và thu hẹp người làm căn cứ theo ngân sách. Do hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, cần sự năng động và nhanh nhạy nên các cán bộ phải là những người làm được việc. Lương chỉ cần ở mức tối thiểu và hưởng theo hoa hồng đối với công việc làm được. Tuy nhiên, các cán bộ lại là những suất biên chế, ăn lương hoàn toàn do đó họ không chịu bỏ hết sức ra để thực hiện công việc, không có động lực để làm, không chịu suy nghĩ để đưa ra ý tưởng và sáng tạo. Như vậy ngân sách sẽ vẫn nuôi toàn bộ những cán bộ không làm được việc và số tiền thu về sẽ chi cho cả người không làm được việc và người làm được việc. Điều này tạo ra sự bất công trong vấn đề tổ chức công việc.
Bên cạnh đó, trong hoạt động kinh doanh, khi một tổ chức dịch vụ không phát triển thì việc đầu tiên là sẽ phải thay người quản lý. Tuy nhiên, do những quy định mang tính chồng chéo và nặng nề về hành chính về đề bạt cán bộ ở Việt Nam, người đứng đầu các trung tâm phần lớn giữ mãi vị trí cho tới hết nhiệm kỳ hoặc thậm chí cho tới lúc về hưu. Do đó sẽ không thể dễ dàng thay thế người quản lý nhằm cải tổ tổ chức khi tổ chức có dấu hiệu hoạt động yếu kém.
Đối với vấn đề về tài chính, tổ chức dịch vụ KH&CN được hưởng lợi khá nhiều nếu theo các quy định trong Nghị định 115/2005/NĐ-CP như vay vốn ngân hàng, ưu đãi thuế.... Tuy nhiên, trên thực tế không phải dễ dàng như vậy cho dù các trung tâm dịch vụ KH&CN chuyển đổi sang dạng doanh nghiệp. Họ không được phép thế chấp tài sản mà cụ thể là đất vì nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất. Các ngân hàng không chấp nhận thế chấp vay vốn bằng quyền sử đất. Nếu các trung tâm dịch vụ khoa học đem thế chấp tác