Phấn đấu đưa đóng góp của KH&CN vào giá trị gia tăng của sản xuất nông-lâm -ngư nghiệp đạt 30 - 40%. Tập trung nghiên cứu chọn, tạo giống cây trồng, vật nuôi (chú trọng giống đặc thù bản địa, ưu thế lai) có năng suất, chất lượng cao phù hợp với các vùng sinh thái phục vụ cho mục tiêu an ninh lương thực, thực phẩm và xuất khẩu.
NCƯD và phát triển các công nghệ tiên tiến trong canh tác nông lâm nghiệp, thủy lợi, nuôi trồng thủy hải sản, nhằm phát huy tối đa tiềm năng giống, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên nước; NCƯD và chuyển giao công nghệ nhằm góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các loại máy móc, thiết bị và công nghệ trong cơ giới hóa, bảo quản và chế biến trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
2.4.9. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản xuất vacxin, chế phẩm sinh học, các trang thiết bị y tế và khai thác có hiệu quả nguồn dược liệu trong nước để sản xuất thuốc, đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường; NCƯD kỹ thuật hiện đại và công nghệ thích hợp với từng tuyến phục vụ đa số cộng đồng trong cấp cứu, chẩn đoán, điều trị và y học dự phòng nhằm giảm tỷ lệ chết trong 24 giờ đầu, khống chế và ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm.
Tiếp thu chọn lọc các thành tựu KH&CN của thế giới nhằm kế thừa, phát huy, nâng cao và hiện đại hoá nền y học dân tộc, phấn đấu đưa trình độ y học dân tộc ngang tầm với một số nước phát triển trong khu vực. Nghiên cứu khắc phục ảnh hưởng của các hoá chất độc hại dùng trong công nghiệp và nông nghiệp, các chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam; nghiên cứu các biện pháp bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nghiên cứu, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về y tế để thực hiện xã hội hoá y tế nhằm bảo đảm công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
2.5. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2005. GIAI ĐOẠN 2001-2005.
Để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2001-2005, các chương trình KH&CN trọng điểm đã được xây dựng và tuyển chọn, các nhiệm vụ KH&CN đã được chương trình xác định, các đề tài nghiên cứu đã được xây dựng theo các nhóm nhiệm vụ. Trong giai đoạn 2001-2005, Bộ KH&CN đã tổ chức thực hiện 10 chương trình KHXH&NV, 01 chương trình khoa học tự nhiên, 10 chương trình khoa học công nghệ, cụ thể:
Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng đề tài, nhiệm vụ thực hiện từ năm 2001-2005
Khoa học xã hội và nhân văn 101 đề tài 112.568 triệu đồng Khoa học tự nhiên 1.683 đề tài 170.000 triệu đồng Khoa học công nghệ 420 nhiệm vụ
KH&CN
849.273 triệu đồng Đề tài, dự án KH&CN độc lập cấp NN 263 nhiệm vụ 395.805 triệu đồng
2.5.1. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, gồm 8 chương trình: (1) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(2) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa - con đường và bước đi.
(3) Xây dựng Đảng trong điều kiện mới.
(4) Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân.
(5) Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
(6) Dự báo về chiến tranh kiểu mới của địch, đề xuất các chủ trương, giải pháp đối phó.
(7) Âm mưu, ý đồ chiến lược và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch trong thời gian tới - Đối sách của ta.
(8) Những đặc điểm chủ yếu, những xu thế lớn của thế giới và khu vực trong hai thập niên đầu thế kỷ 21 - Tiền đồ cách mạng thế giới.
Mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ chủ yếu của các chương trình KHXH&NV do Hội đồng lý luận Trung ương xác định và trình Bộ Chính trị quyết định.
2.5.2. Lĩnh vực khoa học tự nhiên
Lĩnh vực khoa học tự nhiên, gồm 1 chương trình: NCCB trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
2.5.3. Lĩnh vực khoa học công nghệ
Lĩnh vực khoa học công nghệ gồm 10 chương trình:
(1) NCKH và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông. (2) NCKH và phát triển công nghệ vật liệu mới.
(3) NCKH và phát triển công nghệ tự động hoá. (4) NCKH và phát triển công nghệ sinh học. (5) NCKH và phát triển công nghệ chế tạo máy.
(6) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực.
(7) KH&CN phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. (8) Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai.
(9) Điều tra cơ bản và NCƯD công nghệ biển.
(10) KH&CN phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
2.6. NHỮNG TÁC ĐỘNG KINH TẾ-XÃ HỘI CHỦ YẾU CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2005
Để xác định những tác động KT-XH của các chương trình KH&CN trọng điểm giai đoạn 2001-2005, tác giả đã tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của 3 nhóm đối tượng: (1) Các nhà khoa học-những người thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm, (2) các nhà quản lý KH&CN-những người thực hiện nhiệm vụ quản lý các chương trình KH&CN trọng điểm và (3) các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá KH&CN. Việc lấy ý kiến các chuyên gia nhằm mục tiêu thu thập các đánh giá từ nhiều phía với hai chiều ý kiến (tác động tích cực và hạn chế đối với phát triển KT- XH) đối với các chương trình KH&CN trọng điểm giai đoạn 2001-2005.
Do thời gian hạn chế và số lượng của 3 nhóm đối tượng lấy ý kiến không nhiều nên nghiên cứu áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với cả 3 nhóm đối tượng.
Dự kiến ban đầu nghiên cứu sẽ lấy ý kiến của 10 mẫu ngẫu nhiên, tuy nhiên do điều kiện khách quan (một số đối tượng dự kiến phỏng vấn bận đi công tác) nên số lượng các ý kiến thu thập được không được như dự kiến ban đầu, cụ thể như sau: 08 nhà khoa học-những người thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm, 10 nhà quản lý KH&CN-những người thực hiện nhiệm vụ quản lý các chương trình KH&CN trọng điểm và 07 chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá KH&CN.
Các ý kiến đánh giá của các đối tượng được thu thập trên cơ sở các phiếu phỏng vấn sâu được thiết kế theo dạng các câu hỏi mở theo các vấn đề và trên hai khía cạnh: các tác động tích cực và các hạn chế đối với sự phát triển KT-XH (các tác động khác của chương trình không được xem xét đến do hạn chế về thời gian và tính mục tiêu của việc lấy ý kiến). Mẫu phiếu phỏng vấn sâu xin tham khảo ở phụ lục của luận văn.
2.6.1. Các tác động KT-XH tích cực từ góc độ các nhà khoa học
Trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Các chương trình KHXH&NV
đã đạt được những bước phát triển mới và đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực cho việc soạn thảo Văn kiện Đại hội X và các Nghị quyết Trung ương của Đảng.
Việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn đã đem lại các kết quả thiết thực, góp phần cung cấp hệ thống quan điểm lý luận và đổi mới, làm sáng tỏ những nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, giải đáp những vấn đề mới của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; về bước đi CNH-HĐH; làm sáng tỏ những nguyên tắc, nội dung cơ bản của phát huy dân chủ XHCN, làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng cầm quyền trong điều kiện mới mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế; đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển con người.
Kết quả nghiên cứu KHXH&NV góp phần bổ sung và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội; nhiều vấn đề cơ bản và cấp bách của quá trình phát triển của nước ta, từ đổi mới tư duy và hình thành tư duy phát triển mới, xác định thực chất bước chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN trong bối cảnh của thế giới hiện đại cho đến việc dự báo xu hướng biến đổi trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước trong các giai
đoạn tiếp theo; tạo ra nhận thức mới về thời đại, về tình hình thế giới, về chính sách đối ngoại độc lập tự chủ đi đôi với đa dạng hoá, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, lựa chọn và phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược với các nước trong khu vực và trên thế giới..
Kết quả nghiên cứu KHXH&NV đã luận giải nhiều vấn đề có tính lý luận trong điều kiện mới như vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế trang trại, vấn đề sở hữu ruộng đất trong thực hiện kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế tư nhân, các giải pháp khắc phục phân hoá xã hội, vấn đề chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, vấn đề xây dựng và phát huy nhân tố con người.
Những kết quả nghiên cứu về con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH-HĐH được nhiều ngành, địa phương vận dụng trong xây dựng chiến lược, xây dựng luật, chính sách liên quan đến nhân lực và chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và chính sách cán bộ, chính sách xã hội phục vụ phát triển nguồn lao động kỹ thuật cung cấp cho các khu vực kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp.
Các công trình nghiên cứu về văn hoá như công trình nghiên cứu về Hán nôm, sử thi Tây nguyên, nghiên cứu khảo cổ Hà nội, Lung Leng-Tây Nguyên... đã phục vụ cho xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên
tai và nghiên cứu biển: Trên cơ sở tiếp thu các thành tựu khoa học hiện đại của thế
giới, các nghiên cứu về khoa học tự nhiên đã góp phần tạo cơ sở khoa học cho các NCƯD, nâng cao trình độ của cán bộ KH&CN trong các trường đại học, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các kết quả nghiên cứu về Toán học, Cơ học, Vật lý, Hoá học đã được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín, được đánh giá, được đánh giá, được xuất bản và được tham khảo trích dẫn trên thế giới. Ngoài ý nghĩa về lý thuyết, kết quả nghiên cứu về Toán học tối ưu được các nhóm nghiên cứu Hoa Kỳ (George Tech) và Nhật (Toyota) đề nghị hợp tác nghiên cứu. Các kết quả về ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong điều tra và khai thác tài nguyên sinh vật Việt Nam đã được áp dụng để phân loại động, thực vật, nghiên cứu đa dạng di truyền của virus gây bệnh, phát
hiện và khai thác tài nguyên sinh vật thông qua tái tổ hợp gen, từ đó làm cơ sở để xây dựng các quy trình kỹ thuật ADN để hỗ trợ việc phân loại động, thực vật, xây dựmg và sản xuất KIT chuẩn đoán bệnh do virus và xây dựng quy trình giám định gen hài cốt liệt sỹ.
Trong giai đoạn 2001-2005, nhiều kết quả nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai đã được áp dụng và mang lại hiệu quả KTXH như: kết quả nghiên cứu nhận dạng về lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long phục vụ làm cơ sở cho dự báo, cảnh báo lũ giúp việc phòng tránh lũ lụt chủ động hơn và hiệu quả hơn; dự báo xâm nhập mặn theo không gian và thời gian (từ 1 đến 6 tháng) góp phần giúp các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ động đối phó với mặn trong chỉ đạo sản xuất và cấp nước sinh hoạt cho các năm 2003 đến 2005; phần mềm dự báo nguy cơ cháy rừng đã được áp dụng cho việc cảnh báo trong bản tin dự báo thời tiết của Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2004 đến nay; đề xuất được các quy trình công nghệ dự báo và giải pháp phòng chống xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông cho các khu vực trọng điểm như cảng Hải Phòng, Hải Hậu, Cát Hải, Cửa Việt, Hoà Duân, Cửa Thuận An, Xuân Hải, Gò Công, Cửa Định An.
Trong điều tra và nghiên cứu biển, lần đầu tiên đã ứng dụng thành công các mô hình liên hoàn tự động của Hoa Kỳ (RAMS), của Châu Âu (WAM, Delft 3D) để xây dựng mô hình dự báo các trường khí tượng-thuỷ văn biển Đông phục vụ cảnh báo giảm nhẹ thiên tai: ứng dụng mô hình ASPIC và VPA-2BOX của Hoa Kỳ trong dự báo ngư trường, đánh giá trữ lượng và khả năng đánh bắt cá ngừ đại dương. Tập trung nghiên cứu đánh giá được sự cố công trình biển và đưa ra được những giải pháp thích hợp cho thiết kế và thi công công trình trên nền san hô, các giải pháp phòng tránh khắc phục sự cố, kéo dài tuổi thọ cho giàn khoan cố định MSP, giàn nhẹ BK, gian khoan giàu khí, các giàn DK quốc phòng và các công trình kinh tế quan trọng...
Trong lĩnh vực KH&CN: Phần lớn các nhiệm vụ trong giai đoạn 2001-2005
đã được lựa chọn trên cơ sở giải quyết nhu cầu bức xúc của thực tiễn sản xuất và đời sống. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong thực tiễn. Vì vậy, tác động trực tiếp của các kết quả nghiên cứu đã tăng lên đáng kể, được nhiều Bộ, ngành và địa phương thừa nhận. Điển hình là các kết quả NCƯD trong ngành nông
nghiệp, thủy sản, y dược, đóng tàu, cơ khí chế tạo,… Nhiều trường đại học và viện nghiên cứu nhờ bám sát nhu cầu thực tiễn đã thành công trong việc cung cấp các giải pháp kỹ thuật và công nghệ thích hợp mang lại hiệu quả cao như kỹ thuật robot, giải mã gen một số tế bào người và động vật, công nghệ khai thác mỏ, kỹ thuật hạt nhân, quy trình công nghệ tạo giống lúa cao sản chất lượng cao…
Thông qua việc giải quyết các vấn đề KH&CN do thực tiễn đặt ra, năng lực nghiên cứu trong một số lĩnh vực KH&CN đã có sự phát triển vượt bậc. Trình độ KH&CN của Việt Nam trong một số lĩnh vực như công nghệ sản xuất vacxin, công nghệ gen, vi sinh, nhiều sản phẩm khoa học đã đạt được tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Với mức đầu tư vẫn còn rất thấp (tuy đã liên tục tăng trong những năm qua), nhưng trình độ nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học, sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản, sản xuất vacxin, trong điều trị bệnh tim mạch, ghép tạng, một số công nghệ trong đóng tàu đã đuổi kịp trình độ của các nước trong khu vực.
Trong lĩnh vực Nông nghiệp, Thủy sản và phát triển nông thôn: Giống cây
lương thực: giai đoạn 2001-2005, đã 69 giống lúa, 31 giống ngô, 8 giống lạc và 11 giống đậu được đánh giá và công nhận là giống quốc gia. Tiêu biểu cho các giống lúa cho năng suất cao ở phía Bắc là tổ hợp lúa lai mới HYT83, HYT100, TH3-3. Ở đồng bằng sông Cửu Long có các giống OM2717 và OM2718 cho năng suất, chất lượng cao, thích nghi với những vùng đất có điều kiện canh tác ba vụ; giống lúa OM2514-314 cho năng suất khá cao, ổn định, có khả năng chịu phèn, chịu được các vùng đất khó khăn (vụ đông xuân 7-8 tấn/ha, vụ hè thu 4-5 tấn/ha).
Đã xác định được bộ giống lạc cho năng suất đạt 2,5-5 tấn/ha, giúp giải quyết khó khăn về giống cho vụ xuân chính vụ. Xác định và đưa vào sản xuất đại trà 11 giống đậu trong đó giống đậu tương DT-84 thích hợp trên nhiều vùng sinh thái và năng suất có thể đạt từ 2,5-3 tấn/ha. Kết quả nghiên cứu xác định độ chín lá