Nguyễn Hữu Tiến và công việc dịch thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp biên khảo, trước thuật của đông châu nguyễn hữu tiến ( khảo sát qua tờ nam phong tạp chí) (Trang 34 - 57)

Chƣơng 1 ĐỘI NGŨ TÁC GIẢ TRÊN NAM PHONG TẠP CHÍ

2.3. Nguyễn Hữu Tiến và công việc dịch thuật

Ba mươi năm đầu của thế kỉ XX là giai đoạn giao thời của văn học Việt Nam. Theo đánh giá của giáo sư Trần Ngọc Vương thì “Đây là quãng thời gian đánh dấu sự phân giải cấu trúc nền văn học truyền thống và xây dựng nền văn học mới dựa trên căn bản là sự độc tôn của chữ quốc ngữ. Quá trình đó đặt ra hàng loạt các yêu cầu đối với nền văn học: sáng tạo nên những khuôn mẫu thể loại mới, thay đổi những quan niệm thẩm mỹ và nhận thức về bản chất của nền văn học, tạo nên những thói quen mới trong việc tiếp nhận văn học… Trong bối cảnh đó, dịch thuật giữ một vai trò quan trọng” [47, 197].

Các tác phẩm được dịch chủ yếu từ hai nguồn chính: tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp. Tuy nhiên do sự hạn chế của hệ thống giáo dục Pháp Việt những năm đầu thế kỷ nên thời gian này tiếng Hán vẫn là thứ ngoại ngữ chính trong xã hội, thời điểm này các tác phẩm dịch từ chữ Hán vẫn giữ vai trò chủ đạo cả về số lượng sách cũng như phạm vi ảnh hưởng. Đây cũng là bộ phận phong phú, phổ biến nhất trong giai đoạn văn học giao thời. Do đô thị phát triển mạnh, để đáp ứng thị hiếu của một bộ phận không nhỏ công chúng đô thị, hàng loạt các tiểu thuyết Tàu đã được dịch sang tiếng Việt. Chiếm tỉ lệ lớn trong số này là các tiểu thuyết hiệp sĩ và truyện kiếm hiệp kinh điển. Từ năm 1907 đến 1930 có đến hàng trăm đầu sách loại này được dịch, tất cả đều là những tác phẩm có dung lượng lớn, có quyển lên tới vài nghìn trang. Ở miền Bắc song song với truyện kiếm hiệp thì tiểu thuyết tình cảm cổ điển cũng được dịch và được người đọc ưa chuộng.Tuy nhiên, văn học dịch từ tiếng Trung Quốc không chỉ bao gồm các loại truyện võ hiệp, lịch sử hoặc tình ái. Có một định hướng thật sự trong việc chuyển dịch kho tàng văn học bằng tiếng Trung Quốc của người Trung Quốc và người Việt Nam ra chữ quốc ngữ.Bởi vì văn học truyền thống không chỉ bao gồm văn chương Trung Quốc còn có một di sản đồ sộ văn học dân tộc và việc sưu tầm, chú giải, dịch thuật hay phiên âm bộ phận văn học này mới chính là công lao to lớn của các học giả, dịch giả.

Là một trong những cây bút tích cực của phái cựu học. Theo chủ trương “điều hòa tân cựu”, “bảo tồn cổ học”, cùng với các nhà văn khác Đông Châu tham gia vào cuộc tổng duyệt lại và bảo tồn văn chương truyền thống bằng cách chuyển dịch sang chữ quốc ngữ. Những bản dịch của ông chủ yếu được giới thiệu trên Nam Phong tạp chí và sau được tập hợp in dưới dạng sách.Trong giai đoạn giao thời cùng với Phan Kế Bính – dịch giả cựu phách

khối lượng đồ sộ các trích đoạn văn chương cổ điển Trung Quốc lấy từ các sách Chiến quốc, Cổ văn, Mặc Tử…các loại truyện kí, thơ phú cũng thường xuyên được giới thiệu.

Nguyễn Hữu Tiến tham gia dịch nhiều nhất trên ba mảng: Triết học, văn học, lịch sử. Về triết học, với mục đích hồi phục hay phổ biến nền triết học phương Đông Nam Phong tạp chí đã dành một dung lượng lớn cho chuyên mục này. Hầu hết các bài dịch của chuyên mục là do nhà nho cựu phách Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch. Qua các bài dịch của Đông Châu người đọc được biết tới những tư tưởng học thuật của nước Tàu cũng như những triết gia và học thuyết của Khổng, Mạnh, Lão, Trang, Vương – Dương – Minh…

Về Nho giáo ông dịch Mạnh Tử quốc văn giải thích (1924 – 1931) và Luận

ngữ quốc văn giải thích (1931 – 1933) cùng soạn với Nguyễn Đôn Phục.

Trong mục Biên dịch, tác phẩm Mạnh tử Quốc văn giải thíchdo hai cụ Tú tài Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục dịch thuật và chú giải, được nhà xuất bản Trung Bắc Tân Văn in lần đầu tiên năm 1932 trong Tạp chí Nam Phong, kéo dài tới 80 số báo từ số 78 tới số 158. Về đại thể, đây là một bản dịch khá tốt nhờ ở cơ sở học vững chắc của các cụ được đào tạo trong thời kỳ cựu học còn thịnh hành. Nội dung chính của tác phẩm biên dịch này hai cụ “Tú tài” đã tái hiện nguyên bản nội dung tư tưởng của Mạnh Tử và giải thích tư tưởng Nho gia của Khổng – Mạnh. Với lời nói đầu đã khái lược tóm tắt tiểu sử của Mạnh Tử một đại biểu xuất sắc của Nho giáo, học trò tài ba của Khổng Tử thời Chiến Quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia... (thời kỳ bách gia tranh minh) và cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liên miên tranh giành lãnh địa làm chết hàng vạn người, dân tình vô cùng khổ sở. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử với chủ trương dân vi

quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính

thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ

bản tính ác. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người

trị". Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề). Trong bản dịch có nói: Dịch âm: Mạnh Tử vị Tề Tuyên Vương viết “Vương chi thần hữu tác kỳ, thê tử ư kỳ hữu, nhị chi Sở du giả, tỵ ký phản dã, tắc đống mỗi ký thê tử, tắc như chi hà” Vương nói “Khí chi”. Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói với Tề Tuyên Vương rằng “Bầy tôi nhà vua có người gửi vợ con mình cho bạn mình, mà đi sang chơi nước Sở, kịp đến lúc về, thì vợ con mình đói rét, thì sử thế nào”. Vương nói “ Tuyệt giao người bạn ấy đi”. Hay có đoạn: Dịch âm: Tứ cảnh chi nội bất trị, tắc như chi hà”. Vương có tả hữu nhị ngôn tha. Dịch nghĩa: Thầy Mạnh nói “Bốn cõi trong nước, chẳng được trị yên, thì xử thế nào” . Vua ngảnh sang bên tả, bên hữu mà nói chuyện khác. Chú giải: Thầy Mạnh chủ ý định hỏi việc này, nhưng hãy đặt ra hai việc trên hỏi trước, để dẫn phát đến cái việc này, thì tỏ ra cái lỗi tại vua, mà vua lại không chịu trả lời. Thế nói vua là người không muốn nhận lỗi mà tự trách lấy mình, đủ biết rằng vua không làm gì được” (trang 164, số 86). Ngoài ra Mạnh Tử còn đem sở học của mình truyền bá đến các vua chúa khác như Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử). Trong các bản dịch này chúng ta có thể thấy tư tưởng chính của Mạnh tử cả đời vững tin vào chân lý, có trí tuệ dồi dào, giỏi trình bày và phân tích lý luận triết học. Ông kiên định

khích lệ người ta làm điều thiện, lời nói nào cũng có tinh thần cổ vũ và dẫn dắt người ta.Mạnh Tử đề xuất tư tưởng người quân tử phải có "Hạo nhiên chính khí", cần "Lấy Đức thu phục người khác", "Người nhân từ khắp thiên hạ không có kẻ thù nào".

Mạnh Tử cho rằng bản tính của con người lúc ban đầu là Thiện, Đức của một người là quà tặng của thiên thượng (Trời), và được liên thông với thiên thượng. Mọi người đều có bản chất tốt và đạo đức, và nếu một người thủ đức và nỗ lực tu thân, anh ta có thể trở thành người giống như các vị vua Nghiêu, vua Thuấn. Mạnh Tử chỉ ra rằng để trở thành một con người có lý niệm, người đó cần phải giữ được 4 tiêu chuẩn, "lòng trắc ẩn, thuộc về lòng nhân từ; sự hổ thẹn, thuộc về nghĩa khí; tâm khiêm nhường, thuộc về lễ nghi; tâm thị phi, thuộc về trí tuệ" (trích từ "Cuốn đầu tay của Công Tôn Sửu" trong „các tác phẩm của Mạnh Tử‟). Bốn đặc tính của con người này cùng các hành vi tương ứng của họ trở thành nền tảng tạo thành bốn đức tính của lòng nhân từ, nghĩa khí, lễ nghi, và trí tuệ.

Trong bản dịch này chúng ta có thể thầy một số khái niệm chính trong tư tưởng Mạnh Tử như sau:

Một là: "Nhân tâm nhất tân" (Lòng của người, một mới) - Mạnh Tử viết:

Nhân, nhân tâm dã; nghĩa, nhân lộ dã, nghĩa là 'Nhân' (yêu người), ấy là lòng

của người; 'nghĩa' (lẽ phải chăng) ấy là đường để làm người.

Hai là "Vương đạo lạc thổ" (Đường vua, đất vui) - Mạnh Tử viết: Dưỡng

sinh táng tử vô hám, vương đạo chi thủy dã, nghĩa là "Nuôi sự sống, mất sự

chết, đừng tiếc, ấy là bắt đầu của Vương đạo".

Ba là: "Quân tử tam lạc" (Quân tử, ba vui) - Mạnh Tử viết trong sách "Tận Tâm - Thượng: Phụ mẫu câu tồn, huynh đệ vô cố, nhất lạc dã. Ngưỡng bất quý ư thiên, phủ bất tạc ư nhân, nhị lạc dã. Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo

thứ nhất. Ngửa mặt lên trời mà không hổ, cúi đầu đối với người mà không thẹn, ấy là vui thứ nhì. Được và dạy anh tài trong thiên hạ, ấy là vui thứ ba".

Bốn là "Nhất thiên vạn thặng" (Một trời, muôn xe) - Thầy Mạnh khuyên: Thị thích vạn thặng chi quân, nhược thích hạt phunghĩa là "Giết một ông vua có vạn cỗ xe thì cũng không khác việc giết một kẻ thường dân (làm nhục mình)".

Đồng hành cùng Mạnh tử Quốc văn giải thích, Đông Châu còn biên dịch thêm một kinh điển nữa của Nho giáo đó chính là Luận ngữ một bộ trong “Tứ thư” do Khổng Tử và các đệ tử của mình biên soạn. Bằng sở học uyên thâm của mình, cộng với niềm say mê nghiên cứu, tìm hiểu về nền văn hóa phương đông nhất là Nho giáo, kết hợp với lối hành văn mạch lạc, dẫn nhập vấn đề khá rõ ràng “Cụ Tú” đã biên dịch bộ Luận ngữ với mục đích giới thiệu với đọc giả thời bấy giờ về vai trò quan trọng của Nho giáo thời Chiến quốc, sự lớn mạnh, hưng thịnh và sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Nho giáo với Việt Nam. Trong bản dịch của mình mỗi phần dịch âm, đều có dịch nghĩa và chú giải đồng thời có phân tích, đi sâu, làm rõ các vấn đề cơ bản của tác phẩm nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn về Nho giáo nói chung và Luận ngữ của Khổng Phu Tử nói riêng. Chúng ta có thể hiểu nét về tác phẩm như sau:

Luận ngữ được viết từ đời Tiền Hán tới đời Hậu Hán, và là một chủ đề học

vấn chủ yếu trong thi triều đình Trung HoaKhoa bảng (hay là "Khoa Cử").Có thể rằng sau khi Khổng Tử mất, các môn sinh thu thập lời dạy của thầy, truyền cho nhau, một số người chép lại dùng để dạy học, khi chết, thì học trò của họ lại cả lời của Khổng tử lẫn lời của họ. Theo Liễu Tôn Nguyên đời Đường thì có lẽ là một học trò của Tăng Sâm là người cuối cùng chép Luận ngữ và xuất hiện sớm cũng vào khoảng bảy tám chục năm sau Khổng Tử mất.Luận ngữ đã được phổ biến từ thời Tiên TầnSách Luận ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu

mà đặt tên, và các thiên không có liên hệ với nhau.

Mở đầu phần dịch Đông Châu có đôi lời giới thiệu về Khổng Tử, tác giả của bộ Luận ngữ. Trong bản dịch viết: “Khổng phu tử tên là Khưu, tự là Trong Ni. Ngài nguyên là dòng dõi vua Thanh nhà Thương, tiên tổ nguyên là người nước Tống, về sau mới rời sang nước Lỗ. Cha tên là Thúc Lương Ngột, mẹ họ Nhan tên là Trưng Tại. Thuộc về năm thứ mười hai vua Tương công nước Lỗ, là năm canh tuất, tháng một, ngày canh tí (Châu Linh Vương năm thứ 21 trước kỷ nguyên 551) trời giáng sinh dức Khổng phu tử ở ấp Tu, làng Xương bình nước Lỗ, nay thuộc huyện Khúc phụ tỉnh Sơn Đông.

Thuở ngày còn đồng ấu chơi đùa, thường bày đạt cái trở, cái đậu, kiến thiết ra lễ nghi, tế tự. Năm thứ 25 vua Chiêu công nước Lỗ, là năm Giáp thân, ngài tuổi đã ba mươi nhăm. Nước Lỗ có cuộc chính biến, vua Chiêu công phải chạy sanh nước Tề trong nước Lỗ rối loạn, Ngài nhân dịp ấy cũng đi sang nước Tề, làm một chức gia thần cho một vị đại phu nước Tề là Cao Chiêu Tử, để đạt lên vua Tề Cảnh Công. Khi ấy Ngài mới bắt đầu nghe nhạc Thiền là một thứ âm nhạc thời Ngu Thuấn và Ngài đã cùng Cảnh Công bắt đầu vấn đáp về việc chính trị. Vua Cảnh Công muốn đem cái ruộng ở đất Ni Khê phong cho Ngài để dung Ngài, Viên tướng quốc là Án Anh cho ấy là sự chẳng nên, vua Cảnh Công lại thôi, Ngài mới dời bỏ nước Tề mà đi lại trở về nước Lỗ.

Năm đầu vua Định Công nước Lỗ là năm Nhâm Thìn, Ngài 43 tuổi. Khi ấy quan đại phu nước Lỗ là họ Quí, là kẻ cường thần xâm lấn quyền vua, mà người gia thần của họ là Dương Hổ lại làm loạn chuyên chính, cho nên Ngài chẳng làm quan mà lại về nhà sửa sang kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Nhác để dạy học trò, học trò đến học lại càng nhiều.

Đến năm Định Công thứ chín là Năm Canh tý, Ngài 51 tuổi. Gia thần họ Quí là Công sơn Bất Nữu, giữ đất phi làm phản họ Quí. Công sơn vời Ngài, ngài đã toan đi, sau là có lời nói với thầy Tử Lộ rằng “Ta muốn dấy đạo nhà

Châu ở phương đông, nhưng họ Công Sơn là một kẻ loạn tắc, danh nghĩa bất chính, không thể giúp được” cho nên ngài lại chẳng đi. Năm ấy vua Định Công dung Ngài làn quan Tể đất Trung đô, được một năm chính trị đều hay cả, bốn phương đều đến bắt trước. Rồi làm chức Đại tư không, làm chức Đại tư khẩu. Năm Định Công thứ mười là năm tân sửu, Ngài làm viên tướng lễ cho vua Định Công sang hỏi với vua Tề hầu ở đất Giáp cốc người nước Tề.

Năm Định Công thứ mười một là năm Quí Mão, Ngài sai một người học trò giỏi có tài dũng mãnh là thầy Tử Lộ ra làm quan Tề Đát Phí giúp việc cho họ Quí để chỉnh đốn việc nội trị cho nước Lỗ.

Năm Định Công thứ mười bốn là năm Ất mão, Ngài thọ 56 tuổi, nhiếp hành việc quan tướng quốc nước Lỗ bắt đầu giết một viên Đại phu làm loạn quốc chính là Thiếu Chính Mão. Ngài được dự quyền thính đoán chính trị trong nước, ba tháng trong cõi nước Lỗ đã được hiệu quả trị bình. Người nước Tề thấy nước Lỗ tin dùng Ngài, lấy làm cả sợ liền dùng kế li gián vua tôi nước Lỗ khiến vua tôi nước Lỗ chẳng tin dùng Ngài nữa, mới đem cho nước Lỗ một bộ nữ nhạc. Khi ngài biết vua tôi nước Lỗ đã bị thanh sắc mê hoặc không thể giúp được nữa, Ngài đã đi sang nước Vệ, trọ ở nhà người anh vợ thầy Tử Lộ, ở đây Ngài bị Dương Hổ đuổi bắt không yên Ngài đi sang nước Tần, rồi nước Thái, nước Sở.

Tần và Sở tranh nhau ngôi bá, thường xâm lấn Trần, ông trở về Bồ, bị nạn ở Bồ, về Vệ rồi về nước Vệ. Năm Ai Công thứ 16 là năm Nhâm Tuất, tháng tư, năm Kỷ sửu, Ngài mất thọ 73 tuổi” (Trang 182, số 165).

Nội dung chính của tác phẩm Luận ngữ quốc văn giải thích là nói lên toàn bộ tư tưởng của Khổng Phu Tử về nhân, lễ, chính danh và mối quan hệ giữ chúng.

- Về nhân: Chính là lòng người, lòng thương người, nhân là thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự nghiệp biên khảo, trước thuật của đông châu nguyễn hữu tiến ( khảo sát qua tờ nam phong tạp chí) (Trang 34 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)