CHƯƠNG III: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU 1.TỔ CHỨC CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO DỰ ÁN

Một phần của tài liệu tai-lieu-huong-dan-su-dung-arcgis pps (Trang 26 - 30)

và ở nhiều khuôn dạng khác nhau. Cần phải tìm kiếm dữ liệu thích hợp, sao chép về thư mục làm việc hoặc tạo mới dữ liệu... ArcCatalog cho phép khai thác và tổ chức dữ liệu một cách có hiệu quả. Chương này giới thiệu cách tạo và tổ chức cơ sở dữ liệu bằng ArcCatalog. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng ArcMap để hiển thị các tập dữ liệu của CSDL và thấy được mối quan hệ về mặt địa lý giữa chúng.

1. TỔ CHỨC CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO DỰ ÁN

Có nhiều cách tổ chức CSDL cho dự án. Cách tốt nhất là tạo một folder cho dự án, sau đó là các subfolders để chứa các tập dữ liệu đầu vào, và subfolder khác cho dữ liệu mà ta tạo ra trong quá trình phân tích. Dữ liệu cho dự án có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, do đó có thể có những dạng formats hay các hệ tọa độ khác nhau. Như vậy, để có thể truy cập dữ liệu dễ dàng chúng ta cần thực hiện một số công việc sau:

 Tạo project folder.

 Sao chép dữ liệu (để bảo vệ dữ liệu gốc) vào project folder: 2. Khởi động ArcCatalog;

3. Di chuyển đến ArcGIS\ArcTutor\Getting_Started, nhấn đúp vào Getting_Started folder;

4. Nhấn và giữ CTR vào project folder và kéo đến folder làm việc.

 Tạo kết nối với project folder:

2) Nhấn vào project folder và kéo lên trên cùng của cây Catalog.

 Tạo geodatabase mới:

1) Nhấn chuột phải vào kết nối project folder, chọn New/Personnal Geodatabase;

2) Đặt tên geodatabase mới là “WaterProject”, sau đó nhấn Enter.

 Tạo hai folder mới trong project folder: một để lưu các dữ liệu đầu vào, một để lưu dữ liệu mà quá trình phân tích phát sinh:

1) Nhấn chuột phải vào project folder, chọn New/Folder; 2) Đặt tên folder mới là “City_Layers”;

3) Lập lại bước trên để tạo folder mới là “Analysis”.

2. BỔ SUNG DỮ LIỆU VÀO PROJECT FOLDER

Ba tập dữ liệu nguồn là parks, streets, và flood zone của CSDL City’s GreenvalleyDB đã có sẵn trên đĩa cứng. Bởi vì chúng ta sẽ chỉnh sửa parks feature class bằng cách bổ sung thêm công viên lịch sử mới, do đó chúng ta sẽ chép lớp đặc trưng parks vào geodatabase WaterProject vừa được tạo để bảo vệ bản gốc. Chúng ta sẽ không chỉnh sửa hai lớp đặc trưng còn lại mà chỉ sử dụng chúng để hiển thị và phân tích. Vì vậy, thay vì sao chép chúng, chúng ta sẽ tạo các layers trong project folder để chỉ đến dữ liệu gốc của geodatabase GreenvalleyDB. Cách này cho phép truy cập được dữ liệu nằm ngoài project folder mà không phải tạo bản sao cho các tập dữ liệu. Sau đây là các bước cụ thể:

 Sao chép parks feature class từ geodatabase GreenvalleyDB vào geodatabase WaterProject:

1) Di chuyển đến ArcGIS\ArcTutor\Getting_Started\GreenValey;

2) Nhấp đúp chuột vào Data, GreenValey DB để thấy các tập dữ liệu đặc trưng;

3) Nhấn chuột vào parks feature dataset;

5) Nhấn OK trong hộp thoại Data Transfer để sao chép dữ liệu.

 Tạo streets layer trong folder City_layers:

1) Nhấn đúp chuột vào GreenValey DB, Transportation; 2) Nhấn chuột phải vào street_arc và chọn Create Layer;

3) Trong hộp thoại Save Layer As di chuyển đến folder City_Layers, đặt tên layer là “streets”;

 Tạo flood_zone layer trong folder City_layers:

- Lập lại các bước trên để tạo layer “flood_zone” cho flood_polygon nằm ở Hydrology.

3. KHẢO SÁT DỮ LIỆU BẰNG ARCMAP

Thẻ Contents và Preview của ArcCatalog cho ta xem nhanh dữ liệu. Tuy nhiên, để thấy quan hệ giữa các tập dữ liệu về mặt địa lý thì cần phải khảo sát chúng trong ArcMap.

Mở một bản đồ mới

1) Khởi động ArcMap. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2) Chọn new empty map và nhấn OK.

ArcMap có hai chức năng chính: thứ nhất là thực hiện chức năng như một desktop (hiển thị, truy vấn, biên tập và kết hợp các dữ liệu địa lý); thứ hai là có chức năng như một trang trình bày bản đồ. Thông thường, ta làm việc trong data view để tạo kết quả và dùng layout view để hiển thị kết quả cuối cùng.

Bổ sung parcel layers vào bản đồ

Có hai cách để bổ sung dữ liệu vào bản đồ: Dùng nút Add Data của ArcMap hoặc là kéo tập dữ liệu từ ArcCatalog và thả vào bản đồ.

2) Di chuyển đến City_share folder của project folder. 3) Nhấn đúp vào land folder.

4) Nhấn chuột vào parcel_1 shapefile, sau đó giữ phím Shift và nhấn vào parcel_2 shapefile để chọn cả hai.

5) Nhấn vào Add.

Lưu bản đồ

1) Nhấn vào File\ Save.

2) Di chuyển đến project folder.

3) Gõ “wastewater data” trong hộp File name.

Như vậy, trong chương vừa rồi chúng ta đã tập hợp các dữ liệu cần thiết vào trong một cơ sở dữ liệu của project và đã khảo sát qua dữ liệu. Một số dữ liệu sẽ phải được xử lý bổ sung trước khi đưa vào phân tích: hai layer về thửa đất liền kề sẽ được hợp thành một layer; river shapefile cần được đưa về cùng một hệ tọa độ với các dữ liệu khác; vì dữ liệu về độ cao (elevation data) sẽ chỉ sử dụng cho dự án này nên không cần phải chuyển đổi, nhưng phải khai báo hệ tọa độ cho lowland shapefile; và sau cùng là phải cập nhật parks layer. Những phần việc này sẽ được hướng dẫn trong chương kế tiếp.

CHƯƠNG 4: CHUẨN BỊ DỮ LIỆU ĐỂ PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu tai-lieu-huong-dan-su-dung-arcgis pps (Trang 26 - 30)