Những biểu hiện mới của quan hệ an ninh Nga Mỹ trong những năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ an ninh Nga - Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 43)

6. Bố cục của Luận văn

2.2. Những biểu hiện mới của quan hệ an ninh Nga Mỹ trong những năm

năm đầu thế kỷ XXI

2.2.1. Quá trình điều chỉnh quan hệ Nga - Mỹ

Tổng thống V. Putin ngay từ khi lên cầm quyền, để khôi phục lòng tin của nhân dân Nga, cải thiện uy tín của Nga trên vũ đài quốc tế đã đẩy mạnh hơn nữa đường lối ngoại giao thực tế, cứng rắn đối với Mỹ. Nga nhận thức rõ ràng mối đe doạ từ bên ngoài chủ yếu là việc Mỹ thiết lập thế giới đơn cực, thực thi chiến lược làm suy yếu Nga và việc NATO mở rộng sang phía Đông, chèn ép không gian chiến lược của Nga. Một mặt, Nga phản đối việc sửa đổi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM năm 1972, lên án việc Mỹ triển khai kế

hoạch phòng thủ chiến lược quốc gia NMD nhằm tạo cho mình ưu thế tuyệt đối trong cân bằng vũ khí hạt nhân mới. Mặt khác, Nga tích cực phát triển quan hệ với những nước mà Mỹ cho là bất trị như Cuba, Bắc Triều Tiên, Iran, Iraq, nhằm thể hiện rõ tính độc lập tự chủ trong ngoại giao, thiết lập chiến lược ngoại giao đa phương kiềm chế Mỹ. Mối quan hệ có nhiều điểm nút căng thẳng. Ngày 21/2/2001 Mỹ tuyên bố trục xuất 50 nhà ngoại giao của Nga, Nga lập tức đáp lại bằng hành động tương tự. Rõ ràng từ phía Mỹ, chính quyền hiếu chiến của Tổng thống G. W. Bush với những nhân vật chủ chốt đã hoạt động chống đối Liên Xô từ thời chiến tranh lạnh như Phó Tổng thống R. Cheyney, Bộ trưởng Quốc phòng D. Rumsfeld, Cố vấn an ninh C. Rice vẫn mặc cảm về mối đe doạ từ phía Nga, luôn nghi kị những người kế nhiệm của nước Nga. Chính quyền G. W. Bush với sức mạnh thống soái về kinh tế vẫn muốn quay lại chủ nghĩa đơn phương, xây dựng sức mạnh quân sự đảm bảo an ninh tuyệt đối cho nước Mỹ. Tuy nhiên mọi việc đều ngoài dự kiến.

Sự kiện ngày 11/9/2001 ở Mỹ làm thay đổi tình hình thế giới cũng như quan hệ Nga - Mỹ. Lần đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ và Nga có kẻ thù chung thực sự đó là chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Tại cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ tháng 11/2001, Tổng thống Nga V. Putin tuyên bố: ―Sự kiện ngày 11/9 đã làm cho hai nước Nga và Mỹ xích lại gần nhau hơn bao giờ hết‖, đánh dấu sự thay đổi căn bản trong quan hệ hai nước. Việc chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế ở Afghanistan, Chechnya, những kẻ gây ra tội ác tày trời ở Nga năm 1999 và ở Mỹ năm 2001 là nguyện vọng chung của hai nước và thế giới. Sự kiện 11/9 tuy không làm cho nền tảng xã hội Mỹ bị lay chuyển tận gốc rễ, nhưng tình hình an ninh quốc tế và chính sách đối ngoại của Mỹ đứng trước mối đe doạ hiện thực khác thế kỷ trước. Mạng lưới khủng bố quốc tế được hình thành chủ yếu trên cơ sở phi quốc gia và xuyên quốc gia tàn sát dân thường và phá huỷ vật chất tại mục tiêu chúng lựa chọn. Sau sự kiện 11/9, tiến công chủ nghĩa khủng bố là nhiệm vụ trọng tâm và cấp

bách của Mỹ. Vì vậy chính sách đối ngoại của Mỹ buộc phải có sự điều chỉnh mới để tập hợp liên quốc tế rộng rãi chống khủng bố. Phương thức chiến lược của Mỹ đa dạng, linh hoạt, khi cần thực hiện chủ nghĩa đơn phương thì họ thực hiện, khi thấy liên minh bao gồm cả liên minh không cố định, theo từng việc cụ thể. Rõ ràng Mỹ đã nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng và cấp bách của việc giảm bớt va chạm, tăng cường hợp tác với Nga, Trung Quốc và các nước lớn khác. Tuy Mỹ vẫn đề phòng trong tương lai sẽ xuất hiện ―đối thủ cạnh tranh‖ tiềm ẩn, nhưng không còn nêu đích danh Nga là đối thủ tiềm tàng và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược, thậm chí còn xem hai nước này là bạn bè. Chủ trương của chính quyền Bush là xây dựng quan hệ ―đối tác chiến lược‖ với Nga. Mỹ cho rằng bây giờ là cơ hội đang mở ra để xây dựng ―một thế giới trong đó các nước lớn cạnh tranh trong hoà bình thay vì phải liên tục chuẩn bị chiến tranh‖. Mỹ lấy thái độ chống khủng bố làm ranh giới bạn thù hay thân sơ về ngoại giao, nhấn mạnh hơn về mặt hợp tác và lợi ích chung.

Trên thực tế, Nga và Mỹ đã trở thành đồng minh thực sự trong cuộc chiến ở Afghanistan. Mặt khác, với đường lối ngoại giao linh hoạt, thực tế, Tổng thống V. Putin dường như cũng tận dụng cơ hội này để cải thiện quan hệ với Mỹ và phương Tây, bảo đảm an ninh của Nga, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho việc chấn hưng kinh tế đất nước. Tuy nhiên có vẻ như ―đám cưới vụ lợi‖ này không nồng ấm được bao lâu. Sau thắng lợi ở Afghanistan Mỹ vẫn tiếp tục lấn sang sân sau của Nga ở khu vực Trung Á và ngoại Caucasus. Mỹ đơn phương phá bỏ Hiệp ước ABM, buộc Nga phải chấp nhận để Mỹ rút khỏi Hiệp ước, từ chối thông qua START-2 và đẩy mạnh triển khai NMD. Về kinh tế, Nga cũng không hề nhận được sự nhượng bộ nào từ phía Mỹ, từ việc dỡ bỏ đạo luật Jackson-Vanik, tới việc giảm bớt các khoản nợ của Nga, hay thúc đẩy quá trình đàm phán của Nga gia nhập WTO. Rõ ràng quan hệ Nga - Mỹ vẫn trong động thái phức tạp.

Ngày 24/5/2002, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Bush đã ký một loạt văn kiện song phương: Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược; Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Nga và 5 tuyên bố chung về quan hệ kinh tế, hợp tác năng lượng, hợp tác chống khủng bố, về tình hình Trung Đông. Đồng thời, Tổng thống Bush cam kết sẽ tích cực thúc đẩy để Quốc hội Mỹ sớm bãi bỏ điều luật bổ sung Jackson - Vanik về hạn chế thương mại với Nga và cam kết ủng hộ Nga sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Năm 2004, hai bên lại chỉ trích nhau về việc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống ở Ukraine. Nói chung, Kremlin tức giận trước cái mà họ coi là sự can thiệp của Mỹ vào tầm ảnh hưởng của Nga, thông qua việc mở rộng NATO sang phía đông và những mối quan hệ với các nước cộng hoà Xô viết cũ. Năm 2005, tại một hội nghị ở Bratislava (Slovakia), Mỹ đã công khai phê phán Nga về vấn đề nhân quyền khi cho rằng có sự thụt lùi dân chủ ở Nga.

Đầu năm 2007, sau khi Washington đã thảo luận với chính quyền Anh về việc thiết lập các căn cứ chống tên lửa tại lãnh thổ Anh và thoả thuận thành công với Italia về việc mở rộng căn cứ không quân tại Vicenza. Mỹ tiếp tục đưa ra kế hoạch lắp đặt tại cộng hoà Séc một hệ thống ra đa phục vụ cho lá chắn tên lửa đạn đạo, và triển khai tại Ba Lan một căn cứ gồm 10 tên lửa đánh chặn của Mỹ. Kế hoạch này đã gây ra rất nhiều tranh cãi giữa Nga -Mỹ và đẩy quan hệ hai nước vào một giai đoạn tụt dốc chưa từng có.

Tháng 7/2007, Tổng thống Puitin và Tổng thống Bush đã có cuộc gặp tại thành phố Kennebunkport, ở Đông Bắc nước Mỹ. Trong cuộc gặp này, hai ông đã đề cập đến những vấn đề gai góc nhất đang ảnh hưởng đến quan hệ Nga – Mỹ, như hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu, vấn đề dân chủ ở Nga và vấn đề độc lập của tỉnh Kosovo. Tuy nhiên hai bên cũng không giải toả được những bất đồng trong cuộc gặp ngắn này.

Năm 2008, Nga và Mỹ vẫn căng thẳng trong vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Cộng hòa Séc và việc mở rộng NATO sang phía Đông. Tổng thống Medvedev kiên quyết phản đối NATO kết nạp Ucraina và Grudia. Nga cảnh báo, nếu tổ chức này mở rộng sang phía Đông, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ giữa Nga và NATO trong những năm tới. Tháng 8/2008, ngoại trưởng Nga Lavrop đã hoãn chuyến thăm Ba Lan để phản đối việc ký Thỏa thuận sơ bộ giữa Ba Lan và Mỹ về việc bố trí 10 tên lửa đánh chặn trên lãnh thổ Ba Lan, đồng thời Nga cũng cảnh báo rằng dự án này phá vỡ thế cân bằng quân sự ở châu Âu và Nga có thể sẽ hướng các tên lửa của mình vào Ba Lan.

Năm 2009, quan hệ Nga – Mỹ có nhiều động thái mới, do tình hình thế giới có nhiều biến động, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Trước sự kiên quyết của Nga, Mỹ phải dừng việc triển khai hệ thống rađa và tên lửa phòng thủ ở Ba Lan và Cộng hòa Séc. Mỹ phải ấn nút ―tái điều chỉnh‖ quan hệ với Liên bang Nga. Hai bên cùng nhau mở lại cuộc đàm phán về Hiệp ước START mới, thay thế cho Hiệp ước cũ hết hạn vào tháng 12/2009 và hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan. Cụ thể tháng 7/2009, Tổng thống Obama đã sang thăm Nga, đây được coi là một sự kiện đặc biệt, đánh dấu một bước chuyển trong quan hệ Nga – Mỹ. Hai nước đã ký được 10 văn kiện, trong đó có Văn bản khung ―Cùng tìm hiểu về vấn đề tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược‖ và 3 tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, hợp tác về vấn đề Afghanistan, và vấn đề phòng thủ tên lửa.

Tóm lại, quá trình điều chỉnh quan hệ giữa Nga và Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI thể hiện cả hai nước đều có một số lợi ích chung. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế là mối quan ngại từ lâu đối với Liên bang Nga trước khi trở thành ưu tiên chú ý của chính quyền Mỹ. Vụ khủng bố 11/9 cho phép Nga gắn liền cuộc xung đột ở Chechnya với cuộc chiến khủng bố. Nga và Mỹ

cùng quan tâm đến thế ổn định chiến lược quốc tế và việc cấm phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Vấn đề năng lượng thì phức tạp hơn, một mặt dầu lửa Nga có thể giúp Mỹ đa dạng hoá nguồn cung cấp dầu, nhưng mặt khác hai nước là đối thủ cạnh tranh gay gắt khi đặt ra vấn đề kiểm soát ống dẫn dầu và nguồn cung cấp ở các nước cộng hoà Xô viết cũ.

Quan hệ giữa Nga và Mỹ luôn có nhiều thăng trầm, nhưng chưa bao giờ mối liên hệ song phương bị phá vỡ, vì lợi ích của Mỹ và phương Tây không phải là mối đe doạ đối với Nga. Ngược lại, Nga không phải là một nguy cơ nghiêm trọng đối với phương Tây. Nước Nga cần được phương Tây giúp đỡ để thực hiện cải cách trong nước và phục hồi kinh tế.

2.2.2. Hợp tác chống khủng bố

Sự hoạt động mạnh mẽ của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, mà đỉnh điểm là sự kiện ngày 11/9 xảy ra trên nước Mỹ. Cuộc tấn công đã nhằm thẳng vào hai biểu tượng của Mỹ đó là Trung tâm Thương mại ở New York và Lầu Năm góc ở Washington, làm sập toàn bộ Trung tâm Thương mại và một phần Lầu Năm góc, làm chết khoảng 5000 người và hơn 10.000 bị thương. Sự kiện này đã gây chấn động cả nước Mỹ và toàn thế giới. Vụ khủng bố ngày 11/9 làm bầu không khí chiển tranh trả đũa bao trùm toàn nước Mỹ. Ngày 14/9, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua ngân sách bổ sung 40 tỷ USD và ra nghị quyết cho phép tổng thống Mỹ ―được quyền sử dụng mọi lực lượng cần thiết và thích hợp để chống lại những nước, những tổ chức đã giúp đỡ các tổ chức khủng bố ngày 11/9, kể cả những ai đã chứa chấp những tổ chức và cá nhân khủng bố này”. Sau sự kiện này, tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp. Tổng thống Bush tuyên bố nước Mỹ ở trong ―tình trạnh chiến tranh‖ và tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, xem đó là ―cuộc chiến lâu dài‖, bao gồm nhiều cuộc tiến công mạnh mẽ và các hoạt động bí mật. Ông cũng cho đây là cuộc chiến tranh kiểu mới, khác với bất kỳ một cuộc chiến tranh

nào trước đây và tất cả các nước phải quyết định ―hoặc các vị đứng về phía chúng tôi hoặc các vị đứng về phía khủng bố‖ [22;34].

Chủ nghĩa khủng bố đã và đang hoạt động ở nhiều nơi, từ các nước Arab, các nước Hồi giáo như Afghanistan, Iraq, tới các nước ở cả châu Âu, châu Á. Vì vậy, cuộc chiến chống khủng bố đã trở thành điểm ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Về phía Nga, Nga kiên quyết ủng hộ Mỹ thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế, bất chấp mọi rắc rối từng có với Washington từ trước tới thời điểm đó.

Quan hệ đối tác Nga - Mỹ được đưa ra sau cuộc hội đàm đầu tiên giữa Tổng thống Bush và Tổng thống Putin năm 2001. Ngay sau vụ khủng bố ngày 11/9, Tổng thống Nga Putin là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên gọi điện cho Tổng thống Mỹ Bush. Ông Bush cũng nhiều lần cho rằng đây chính là sự an ủi và khích lệ lớn nhất. Nga cũng nhanh chóng thông báo về kế hoạch cung cấp thông tin tình báo nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ. Tổng thống Putin đã bật đèn xanh cho phép quân đội Mỹ tiến vào khu vực Trung Á. Điều này chưa từng có trong quan hệ Nga - Mỹ. (Vào thời điểm năm 1998, khi Mỹ có ý định tiêu diệt Bin Laden, Nga phản đối việc Mỹ sử dụng không phận các quốc gia Trung Á thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)). Đáp lại sự ủng hộ của Nga với Mỹ, Washington đã thay đổi hẳn thái độ với vấn đề Chechnya, thừa nhận chiến dịch quân sự của Nga ở Chechnya là chống khủng bố chứ không phải là vi phạm nhân quyền. Điều này lâu nay vẫn là cái cớ để phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Nga.

Mục tiêu chung – tiêu diệt những tên khủng bố và những kẻ giấu chúng – đã tạo nên những hình thức hợp tác chính trị và quân sự chưa từng có, bao gồm việc trao đổi những thông tin tình báo giữa Moscow và Washington. Tính chất lâu dài của nguy cơ khủng bố đã giúp hai nước tìm được tiếng nói chung đối với nhiều vấn đề vốn còn bất đồng trước đây và tạo nên tác nhân kích thích cho cuộc tìm kiếm các giải pháp có tính chất xây dựng.

Thông qua quyết định chiến lược của mình, Tổng thống Putin đã khẳng định mình là con người hiểu rõ rằng chiến tranh lạnh đã kết thúc, rằng Mỹ và Nga đã không còn đối thủ. Các cuộc gặp ở Washington và Crowford đã khẳng định rằng hai nước đang bước vào một mối quan hệ mới. Chúng củng cố mong muốn của cả hai bên hợp tác trong một loạt vấn đề. Thành tựu ở cuộc gặp cấp cao này là việc hai tổng thống đồng ý cắt giảm đáng kể lực lượng hạt nhân chiến lược. Sự hợp tác này bao gồm cả những nỗ lực ngăn chặn việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, các nỗ lực dài hạn nhằm cải thiện hệ thống bảo vệ và hệ thống kiểm soát các vật liệu hạt nhân đề những tên khủng bố và những ai ủng hộ chúng không thể nhận được thứ vũ khí đó. Tuyên bố chung về chống khủng bố bằng vũ khí sinh học cũng là một đặc điểm quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh ở Mỹ đã diễn ra các vụ khủng bố bằng vi trùng bệnh than. Các quan chức và chuyên viên Nga và Mỹ đã cùng làm việc để ngăn chặn những tên khủng bố, không để chúng có được vũ khí sinh học: thực hiện các biện pháp cần thiết trong lĩnh vực y tế để bảo vệ dân chúng ở hai nước.

Năm 2001, Nga và Mỹ đã cùng nhau xây dựng một chương trình nghị sự và lộ trình nhằm tăng cường quan hệ hợp tác vượt ra khỏi những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan hệ an ninh Nga - Mỹ trong những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)