Biểu đồ trên cho thấy mức độ quan trọng của người di dân thời vụ trong vấn đề việc làm hiện nay trong việc tăng thu nhập cho gia đình nông thôn. Theo kết quả điều tra cho thấy 58,0% trong tổng số người được hỏi trả lời rằng người di dân đã góp phần làm tăng thu nhập (kinh tế) hộ gia đình của họ so với trước khi di dân; 13,0% số người được hỏi cho rằng: di dân có phần tăng thu nhập (kinh tế) gia đình không đáng kể. Chỉ có 1,7% cho rằng người di dân nông thôn – đô thị không làm thay đổi thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên con số 27,3% người trả lời cho rằng việc di dân nông thôn – đô thị đã làm giảm thu nhập của hộ gia đình. Con số này chủ yếu là đối với những hộ gia đình có người di dân dưới 1 năm với 28,1% số người được hỏi trả lời. Lý giải điều này, nhiều người cho rằng, người di dân mới bắt đầu sự nghiệp ở đô thị, mức lương chưa cao và các chi phí sinh hoạt ở đô thị thường đắt đỏ nên có nhiều hộ gia đình phải gửi tiền từ nông thôn cho người di dân ở đô thị sinh sống và làm việc để phát triển sự nghiệp của mình.
Có chứ, một vài người đóng góp nâng cao chất lượng giáo dục, y tế cho con cái và gia đình, người thì mua sắm tiện nghi: ti vi, máy lạnh, điều hòa, máy giặt…; một vài người đóng góp cho bố mẹ ở quê xây dựng và sửa chữa nhà cửa. Đấy bạn đi xung quanh xã có thể thấy, có nhiều người đã xây được nhà thậm chí là rất to, rất đẹp nữa, họ đều là những người đi di dân mùa vụ (PVS số 3, Nam, 52 tuổi)
Mức độ tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình nông thôn có mối quan hệ với các đặc trưng kinh tế - xã hội của người di dân. Qua phân tích số liệu về tương quan giữa số người di dân trong hộ gia đình, độ tuổi, trình độ học vấn, giới tính, tình trạng hôn nhân với mức độ tác động đến thu nhập của gia đình, nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức độ tác động giữa những hộ gia đình có người di dân có những đặc trưng kinh tế - xã hội khác nhau.
Về giới tính: Những hộ gia đình có người di dân là nam giới khi được hỏi cho rằng: di dân khiến cho kinh tế gia đình họ giảm chiếm 37,6%, trong
khi nữ giới cho rằng di dân kiến kinh tế gia đình giảm 20,8% . Tác động làm tăng khả năng kinh tế cho gia đình ở cả nam và nữ giới đều lớn, song theo con số thống kê thì nữ giới cho rằng, thu nhập từ di dân mùa vụ của họ cao hơn so với nam giới với 77,6%; trong khi ở nam giới chỉ có 60,7%. Điều này cho thấy đặc trưng giới tính rõ nét của nam giới và nữ giới. Nam giới với nhiều mối quan hệ hơn cần có sự chi tiêu nhiều hơn cho dẫn đến việc tác động đến tình hình kinh tế gia đình ít hơn. Trong khi nữ giới với đặc trưng giới tính: tiết kiệm, có kế hoạch sử dụng tiền bạc…đã có những đóng góp tích cực hơn vào kinh tế gia đình.
Về hôn nhân: yếu tố hôn nhân cũng là một trong những yếu tố tác động đến vấn đề kinh tế gia đình khi có người lao động di dân mùa vụ nông thôn – đô thị.
Bảng 3.1.1 Ngƣời di dân tác động đến kinh tế gia đình phân theo tình trạng hôn nhân
Đơn vị tính: %
Tình trạng hôn nhân đáng kề Giảm
Giảm không đáng kể Không thay đổi Tăng nhưng không đáng kể Tăng đáng kể Tổng Độc thân 38,3 10,2 10,3 9,5 31,7 100,0 Có vợ/chồng 22,6 3,4 2,4 11,5 60,1 100,0
Bảng số liệu trên cho thấy, có sự khác nhau giữa người di dân và tình trạng hôn nhân của họ. Người đã kết hôn có những cách sống và quản lý kinh tế khác hẳn với người độc thân, họ có nhiều động lực tác động vào quá trình di dân bởi vậy câu trả lời của họ về tác động của di cư đến kinh tế hộ gia đình cho thấy: họ nhìn nhận di dân làm tăng đáng kể kinh tế gia đình lên chiếm 60,1% tổng số người được hỏi đã kết hôn trả lời. Trong khi đó, con số này lại rất thấp ở những người độc thân với tỷ lệ chiếm 31,4%. Đồng thời, di dân làm giảm đáng kể kinh tế gia đình được nhìn nhận ở phía người độc thân chiếm tỷ
lệ mạnh hơn với 38,3%, điều này có thể lý giải mặc dù lực hút của nơi đến (là các khu đô thị, thành phố lớn) với cơ hội việc làm và khả năng kiếm được thu nhập cao thu hút người lao động di dân thời vụ nông thôn – đô thị, song động lực thúc đẩy của người đã kết hôn nhiều hơn so với người độc thân. Bởi vậy, cách thức lao động tạo thu nhập, và cách thức họ sử dụng thu nhập đó có những tính toán kỹ càng hơn so với người độc thân.
Từ những số liệu trên có thể thấy, lao động di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có những tác động khác nhau đến kinh tế gia đình. Tùy vào từng hoàn cảnh, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, giới tính mà có những đánh giá khác nhau về tác động của di dân mùa vụ đến tình hình kinh tế tại hộ gia đình nói chung và ở các hộ gia đình tại Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói riêng. Từ đó, có thể thấy rõ những nhân tố lực đẩy, lực hút trong mối quan hệ qua lại tác động đến quá trình di dân mà rõ nhất là hành vi di dân mùa vụ của người dân nông thôn hiện nay.
3.1.2. Đóng góp về thu nhập của di dân mùa vụ nông thôn- đô thị ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Sự đóng góp của người di dân vào thu nhập của hộ gia đình là một thước đo quan trọng và rõ ràng nhất thể hiện sự tác động của họ đến đời sống kinh tế gia đình nông thôn. Trong nghiên cứu này, đóng góp về thu nhập được xem xét ở các khía cạnh như hình thức đóng góp thu nhập, tần suất đóng góp thu nhập và tỷ lệ đóng góp về thu nhập của người di dân vào tổng thu nhập chung của hộ gia đình.
Hình thức đóng góp về thu nhập cho hộ gia đình của người di dân khá đa dạng, bao gồm đóng góp về tiền tệ (tiền mặt, chuyển khoản), vàng và các loại hàng hóa. Trong đó đóng góp về tiền tệ chiếm tỷ lệ cao trong số các hình thức đóng góp thu nhập ở người dân di dân mùa vụ tại đây.
Biểu đồ 3.1.2 Các loại tiền hàng được gửi về cho gia đình trong 12 tháng gần nhất
Đơn vị tính: %
Biểu đồ trên cho thấy một cách rõ nét hình thức sử dụng thu nhập gửi về cho gia đình của người di dân mùa vụ nông thôn – đô thị trong 12 tháng gần nhất. Tiền mặt (VNĐ) được sử dụng như một công cụ tài chính hữu hiệu để gửi về cho gia đình, khi được hỏi về vấn đề này có 57,7% trong tổng số người được hỏi trả lời họ gửi tiền về cho gia đình bằng tiền mặt. Biểu đồ cũng thể hiện hình thức chuyển tiền được sử dụng đa dạng, có cả: tiền mặt, tiền ngoại tệ, vàng, hàng hóa. Riêng vàng và ngoại tệ chiếm 27,3% trong tổng số hình thức được sử dụng để đóng góp trong gia đình. Ngoài ra đóng góp bằng hàng hóa cũng được sử dụng chiếm 8,7% trong tổng số người được hỏi trả lời. Tuy nhiên, tần suất đóng góp cũng có những sự khác biệt. Theo kết quả khảo sát cho thấy: số lần mà người di dân gửi về cho gia đình giao động từ 1 – 3 tháng/ lần chiếm 62,3% trong tổng số người được hỏi trả lời. Dưới 1 tháng 1 lần chiếm 10,0%; trên 1 năm 1 lần chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với 7,3%. Điều này cho thấy, việc đóng góp thu nhập của người di dân trong gia đình diễn ra thường xuyên theo tháng hoặc 3 tháng một lần.
Bảng 3.1.2 Tần suất đóng góp thu nhập phân theo giới tính Đơn vị tính: % Giới tính Dưới 1 tháng/ lần Từ 1 - 3
tháng/ lần 6 tháng/ lần 1 năm/ lần trên 1 năm/ lần
Nam 8,2 55,7 16,9 10,4 8,7
Nữ 12,8 72,6 2,6 6,8 5,1
Từ bảng số liệu trên cho thấy: nữ giới có tần suất đóng góp thu nhập cho hộ gia đình nhiều hơn nam giới. Trong tổng số người được hỏi trả lời là nam giới chỉ có 55,7% trả lời rằng họ có đóng góp thu nhập cho gia đình với tần suất từ 1 – 3 tháng/ lần; trong khi nữ giới với tỷ lệ cao chiếm 72,6%; đồng thời, tần suất nữ giới đóng góp thu nhập cho gia đình dưới 1 tháng/ lần chiếm 12,8%. Càng ở tần suất cao lên thì tỷ lệ đóng góp cho gia đình ở nữ giới càng thấp đi. Trong khi đó nam giới có tần suất đóng góp thấp hơn so với nữ giới và càng ở khoảng cách xa thì tần xuất này càng nhiều với tỷ lệ 16,9% số người được hỏi trả lời rằng: họ đóng góp thu nhập cho gia đình với tần suất 6 tháng/ lần và 10,4% là 1 năm/ lần. Từ những phân tích trên cho thấy, có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới di dân mùa vụ nông thôn – đô thị trong việc đóng góp thu nhập cho gia đình.
Từ những phân tích trên về sự đóng góp thu nhập của người lao động di dân mùa vụ nông thôn – đô thị cho thấy tác động của di dân đối với đời sống người dân nông thôn. Đồng thời, có thể thấy đây cũng là một trong những động lực thúc đẩy sự tham gia quá trình di dân này của người dân khu vực nông thôn nói chung và của người lao động xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói riêng.
3.1.3. Đóng góp về các điều kiện sống gia đình
Đời sống kinh tế của gia đình không chỉ thể hiện ở mức thu nhập, việc làm của các thành viên trong gia đình đó mà còn ở các điều kiện vật chất, sinh hoạt hàng ngày như nhà ở, tiện nghi đáp ứng các nhu cầu tối thiểu cho hộ gia
đình đó. Do vậy, nghiên cứu xem xét đến việc đóng góp của người di dân vào việc xây dựng và cải thiện các điều kiện sống của gia đình hay không.
Biểu đồ 3.1.3 Đóng góp của người di dân nâng cao điều kiện sống trong gia đình
Đơn vị tính: %
Trong tổng số hộ gia đình được khảo sát, phần lớn các ý kiến đều cho thấy người di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có đóng góp tích cực trong việc cải thiện điều kiện sống của gia đình cả về vấn đề vật chất (tài chính) và vấn đề tinh thần (ý kiến cá nhân). Trong tổng số người được hỏi về việc đóng góp cho gia đình có 86,3% số lượt người được hỏi trả lời rằng: họ có đóng góp tài chính cho việc xây dựng, sửa chữa nhà cửa; 86,6% cho rằng: có đóng góp tài chính cho việc mua sắm các thiết bị gia đình. Mặc dù việc đóng góp về mặt ý kiến chiếm tỷ lệ tương đối song so với đóng góp tài chính thì lại thấp hơn. Trong tổng số lượt người được hỏi về vấn đề này có 66,8% cho rằng: họ đóng góp ý kiến cho gia đình trong việc xây dựng, sửa chữa gia đình; 57,2% trả lời có đóng góp ý kiến trong mua sắm các thiết bị tiện nghi trong gia đình. Trong tổng số hộ được hỏi chỉ có 2,7% số người trả lời rằng: họ không có đóng góp gì cả về ý kiến và vật chất cho nâng cao đời sống gia đình.
Bảng 3.1.3 Các loại hình đóng góp của ngƣời di dân vào nâng cao đời sống gia đình phân theo giới tính
Đơn vị tính: %
Các loại đóng góp Nam Nữ
Đóng góp tài chính xây dựng, sửa chữa nhà cửa 94,9 72,8
Đóng góp tài chính để mua sắm thiết bị tiện nghi 67,6 65,8
Đóng góp ý kiến trong xây dựng, sửa chữa nhà cửa 81,6 57,3
Đóng góp ý kiến trong mua sắm tiện nghi 75,3 51,1 Bảng số liệu cho thấy có sự khác nhau về mặt đóng góp của nam giới và nữ giới trong nâng cao đời sống gia đình cả về vật chất lẫn ý kiến. Trong tổng số người được khảo sát là nam giới có đến 94,9% cho rằng họ đóng góp tài chính xây dựng, sửa chữa nhà cửa; 67,6% là đóng góp tài chính để mua sắm tiện nghi. Trong khi đó, nữ giới chiếm 72,8% cho rằng họ đóng góp tài chính vào xây dựng nhà cửa; 65,3% trả lời đóng góp tài chính cho việc mua sắm tiện nghi trong nhà. Như vậy, có thể thấy: nam giới có đóng góp nhiều hơn so với nữ giới về cả vấn đề tài chính lần ý kiến trong gia đình. Đây là điều thực tế ở các vùng nông thôn hiện nay và cũng là đặc trung giới tính. Nam giới với vai trò là trụ cột gia đình phải đảm bảo vấn đề tài chính gia đình nói chung và có những ý kiến quyết định việc mua sắm trong gia đình.
Qua các bảng số liệu được phân tích trên cho thấy di dân mùa vụ nông thôn đô thị nhìn chung có tác động tích cực đến đời sống kinh tế hộ gia đình thông qua việc người di dân đã góp phần làm tăng thu nhập chung của hộ gia đình bằng nhiều hình thức đóng góp khác nhau với tần suất đóng góp khá thường xuyên và ổn định. Trong đó hình thức phổ biến nhất hiện nay là đóng góp về tiền mặt Việt Nam đồng. Ngoài ra những hình thức đóng góp khác như tiền ngoại tệ, vàng… là các hình thức đóng góp để hộ gia đình có thể tiết kiệm hoặc đầu tư vào các hình thức kinh doanh khác để sinh lời. Mức độ tác động có sự khác nhau ở các hộ gia đình và người di dân có những đặc trưng kinh tế
- xã hội khác nhau. Trong đó những hộ gia đình có người di dân là nam giới có sự đóng góp tương đối lớn và làm tăng thu nhập hộ gia đình một cách đáng kể. Những hộ gia đình có người di dân đã kết hôn có sự đóng góp nhiều hơn so với những hộ gia đình có người di dân là độc thân.
Bên cạnh đó, người di dân cũng có nhiều đóng góp trong việc cải thiện điều kiện sống của hộ gia đình, nhất là những đóng góp về tài chính để sửa chữa hoặc xây mới nhà ở, mua sắm các thiết bị, tiện nghi trong hộ gia đình.
3.2. Tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống tinh thần, giáo dục và y tế của gia đình nông thôn tinh thần, giáo dục và y tế của gia đình nông thôn
Các tác động của di dân mùa vụ nông thôn đô thị đến đời sống văn hóa, giáo dục tinh thần được thể hiện qua sự thay đổi về đời sống văn hóa, giáo dục, tinh thần của gia đình người di dân so với trước thời điểm di dân. Điều này là một hệ quả tất yếu của quá trình di dân. Sự khác biệt văn hóa, giáo dục, tinh thần giữa nơi đi và nơi đến tạo điều kiện cho người di dân học hỏi, tiếp xúc và hội nhập với nền văn hóa, giáo dục mới. Sự hội nhập này kéo theo sự truyền bá văn hóa, nền giáo dục hiện đại về các vùng nông thôn theo sự di chuyển và giao động di dân của người di dân mùa vụ nông thôn – đô thị.
Một nội dung của nghiên cứu này là đánh giá tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống văn hóa, giáo dục, tinh thần của gia đình tại nông thôn. Theo kết quả của cuộc khảo sát cho thấy: quá trình di dân được đánh giá rất cao trong tác động vào khả năng tiếp cận các dịch vụ vui chơi giải trí công cộng của gia đình nông thôn. Trong tổng số người được hỏi có 53,3% số người trả lời đánh giá rằng: di dân làm tăng đáng kể khả năng tiếp