Nền tảng của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm đạo đức trong chủ nghĩa hiện sinh (Trang 33 - 56)

* Thân phận con người và tồn tại người

Một triết gia người Pháp đã nói “triết học hiện sinh trước hết là một triết lý về con người hơn là triết lý về thiên nhiên, dù là triết học hiện sinh cơng giáo hay khơng thì nó cũng ln ln nhuốm một vẻ bi thiết, mà được hiểu là bi thiết về vận mệnh của con người” [trích theo: 6;2]

Thật vậy, nếu như triết học truyền thống đã bỏ con người để chạy theo sự vật và giới tự nhiên, thì các triết gia hiện sinh lại dành ưu tiên cho những suy tư về con người, họ cho rằng việc tìm hiểu con người là khẩn thiết hơn tìm hiểu vũ trụ, giới tự nhiên. Luận điểm của Socrate: “con người hãy nhận thức chính bản thân mình” được coi là tuyên ngôn triết học của họ.

Tuy nhiên, con người mà chủ nghĩa hiện sinh nói đến khơng phải là con người phổ quát mà là con người với tư cách là cá nhân có một số phận riêng biệt và đang sống trong những hoàn cảnh cụ thể. Triết học truyền thống nhìn nhận con người như một bản tính và ý nghĩa của cuộc sống đã có sẵn, rõ ràng, cịn chủ nghĩa hiện sinh khơng quan niệm cuộc sống, thân phận con

người lạc quan như vậy. Chủ nghĩa hiện sinh lo lắng cho thân phận của con người, lo lắng trong nỗ lực đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và xây dựng cuộc sống.... các nhà triết học hiện sinh đã phê phán triết học truyền thống chỉ nghiên cứu con người như một đối tượng khách quan, một tồn tại khách quan giống như các sự vật hay các sinh vật khác. Các nhà triết học hiện sinh cho rằng tồn tại của con người là một tồn tại đặc biệt, không giống như sự tồn tại của mọi sinh vật khác, tồn tại của con người là “tồn tại hiện sinh”.

Heidegger phê phán sự nhầm lẫn của triết học châu Âu truyền thống giữa hai khái niệm tồn tại và cái hiện hữu, phê phán triết học trước ông chỉ đặt ra vấn đề về cái hiện hữu nói chung, khơng đặt ra vấn đề, thơng qua cái gì mà mọi sự hiện hữu mới có thể là cái hiện hữu, nghĩa là triết học châu Âu truyền thống đã bỏ quên vấn đề về tồn tại người. Thậm chí triết học này có xu hướng xác định và hiểu tồn tại người theo cách thức của các sự vật, tức đồng nhất tồn tại và cái hiện hữu, họ coi con người chỉ là con vật thuần tuý mang tính sinh học....

Vậy tồn tại người được phân biệt với cái hiện hữu như thế nào?

Có thể hiểu, cái hiện hữu là các sự vật hiện tượng hiện diện trước mắt chúng ta trong thế giới. Heidegger cho rằng, cái hiện hữu tự nó khơng làm nền tảng cho chính nó, mà tồn tại mới làm nền tảng cho cái hiện hữu. Cái hiện hữu chỉ là đối tượng của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn như vật lý học, hoá học, sinh học, sử học, xã hội học... còn tồn tại người mới là đối tượng của triết học.

Tồn tại người là tồn tại đặc thù của cá nhân được đưa vào trong thế giới và không theo sự lựa chọn của mình. Tồn tại người là xuất phát điểm, là khởi nguồn cho mọi hiện hữu nói chung. Tồn tại người là một hiện hữu độc đáo nhất, hiện hữu có khả năng tự vấn về sự tồn tại của mình, có khả năng tự thiết kế mình và bản chất của mình trong tương lai.

Như vậy, con người là tồn tại đặc ân nhất vì nó ý thức được sự hiện hữu của mình và có khả năng tự hỏi được về vấn đề hiện hữu, tồn tại người là nền tảng, là nguồn gốc của mọi cái hiện hữu. Cịn cái hiện hữu khơng phải là tồn tại, nó khác với tồn tại, nó là một cái gì đó được hình thành và có được bằng cách nào đó. Nó có thể là trừu tượng hay cụ thể, tinh thần hay vật chất. Cái hiện hữu là đối tượng của nhiều khoa học trong khi đó chỉ tồn tại người mới là đối tượng của triết học.

Heidegger dùng thuật ngữ Dasein để chỉ con người - một tồn tại người có ý thức. Con người trước hết phải tồn tại, nhưng sự tồn tại của con người không đơn thuần như tồn tại của vạn vật mà con người luôn tự vấn về sự tồn tại của mình.

Một trong những cấu trúc cơ bản của tồn tại người là sự sợ hãi. Sự sợ hãi ở đây không phải là sợ hãi hiện hữu khác mà sợ hãi cho khả năng không tồn tại của bản thân mình trong thế giới. Con người phải tiếp cận, đối mặt với cái chết của mình. Con người là một tồn tại, nhưng khơng theo ý muốn của mình. Với tư cách là mộy số phận, nó bị ném vào trong thế giới. Số phận ấy lại bị quy định bởi thời gian, hoàn cảnh.

Theo Hedegger, con người cảm thấy cô đơn trong cuộc sống, cảm thấy mình như kẻ bị lưu đầy. Con người xuất hiện trong cuộc đời nhưng khơng biết mình từ đâu tới, mình sẽ đi đâu, chỉ biết rằng mình tồn tại trong trần gian nhưng khơng biết nương tựa chống đỡ vào đâu ngồi hồn cảnh sống của mình.

Con người lúc nào cũng phải sống trong tâm trạng lo âu, bất ổn vì bị ném vào trong một thế giới xa lạ, hiểm nguy, thiếu sự an tồn, vì phải đối mặt với cái chết. Cái chết không chừa bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào.

Các triết gia hiện sinh nói chung và Hedegger nói riêng khơng nhìn nhận những điều này với ý nghĩa tiêu cực mà trái lại nó là động cơ thúc đẩy,

khích lệ con người cố gắng tự tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa hơn, sống có trách nhiệm hơn. Con người tự sáng tạo nên mình, tự làm nên mình.

Chính điều này đã khởi nguồn cho tầm quan trọng và tính bức xúc của tồn tại người, bởi nếu đời người là vơ hạn thì khơng có gì đáng nói, khơng có gì quan trọng. Nhưng nhiều khi chúng ta nhắm mắt làm ngơ, không để ý đến thực tế này, chúng ta quên rằng, vì cái chết, chúng ta phải thực hiện cuộc sống độc đáo, không thể làm lẫn của riêng mình. Điều này phần nào đúng như câu nói nổi tiếng của Ơxtrơpxki, tác giả của cuốn “Thép đã tôi thế đấy”, cuốn sách gối đầu giường của thế hệ thanh niên Việt Nam một thời: “Đời người chỉ sống có một lần, hãy sống sao cho khỏi ân hận với những năm tháng đã sống hồi sống phí...”

Tuy nhiên, cuộc sống thường nhật với bao lo toan đã làm cho chúng ta qn đi chính bản thân mình, làm cho ta sống chưa đúng với lương tâm của mình, và chính cái chết sẽ thức tỉnh chúng ta nhận thức về hiện sinh của mình, làm cho chúng ta phải kiên định về các quyết định của mình, phải gác những mưu sinh của cuộc sống thường nhật để trở về với con người, cuộc sống đích thực của mình, trở về với tự do và trách nhiệm của bản thân mình trước tồn tại người của mình. [xem 23;355]

Theo Heidegger, con người là của chính mình, của chính sự lựa chọn. Ai khơng hiểu được điều đó thì người ấy tất yếu sẽ khước từ chân lý của tồn tại. Khi những giá trị được tạo ra, thì chúng được coi làíy nghĩa cuộc sống của con người, xuất phát từ tự do lựa chọn, hay sự kiên định trước tính hữu hạn của sự hiện sinh.

Như vậy, nhờ có sự lĩnh ngộ về tồn tại của mình, con người mới phân biệt tồn tại người với các thể hiện sinh khác. Dasein có trước mọi tính quy định, nó khơng phải là tồn tại đã thành, có ý nghĩa thực tế, mà chỉ là một

khả năng thể hiện; Dasein có thể truy hỏi về sự tồn tại của mình, Dasein khơng những lĩnh ngộ về sự tồn tại của mình mà cịn lĩnh ngộ đối với mọi sự tồn tại của thể hiện sinh khác.

Trong Dasein có cái riêng của mình và cái khơng phải riêng của mình. Cái của riêng mình đạt được ở nơi sự hiện sinh được hiện thực hoá một cách triệt để, với tính cách là một dự án đang được thực hiện. Ở đây, con người ý thức được tính lịch sử, tính hữu hạn và tự do của mình, sống trung thành với lương tâm của mình, nguyên tắc của mình, cái tơi của mình. Ngược lại, con người đánh mất mình khi tn theo cái khơng phải của riêng mình, hay khi bị lôi cuốn bởi cái của người khác, cái xa lạ, và rốt cuộc bị cuộc sống thường nhật, bị hồn cảnh xơ đẩy. Khi ấy, con người dường như bị nuốt chửng bởi môi trường vật chất hay xã hội của mình.

Heidegger phê phán quan niệm khách quan trong việc phân tích nhân cách con người, theo đó người ta có thể hồn toàn tuỳ ý, tuỳ tiện thay thế nhân cách này bằng nhân cách khác, đặt một người vào chỗ của bất cứ một người khác. Đó là hiện tượng bình qn hố: con người khơng có bản sắc riêng, con người bị gọt trịn trĩnh, khơng có chút sắc cạnh, khơng có cái độc đáo của mình. Từ đó, xuất hiện những kẻ bán rẻ lương tâm, nhân phẩm của mình, phải sống trái với lịng mình, sống vơ trách nhiệm... và theo Heidegger, con người phải vượt lên trên cuộc sống thường ngày để cảm nhận được “nỗi lo sợ” hiện sinh. Muốn thoát khỏi lĩnh vực đời thường và hướng tới cái đích thực của bản thân mình, con người phải nhìn thẳng vào cái chết. Trong trạng thái này, con người sẽ ý thức được hiện sinh của mình, cảm nhận được nỗi sợ hiện sinh.

Tóm lại, Heidegger coi việc chiêm ngưỡng cái chết là nguồn gốc, xung lực, lịng nhiệt tình thiết tha với cuộc sống, và đó cũng là động lực cơ bản

khích lệ con người hoạt động trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. [xem 23;355]

Phát triển tư tưởng của Heidegger về tồn tại vượt trước, J.P.Sartre đưa ra luận điểm “tồn tại có trước bản chất”. Theo ông, nếu ở các sự vật, đồ vật hay thú vật bản chất có trước tồn tại thì ở con người thì tồn tại có trước bản chất. Theo Sartre, con người bắt đầu cuộc sống mà khơng có trước một bản chất có sẵn, khơng bị quy định trước bởi bất cứ một bản chất nào, nghĩa là con người hoàn toàn tự do.

Con người đó là sự tự do lựa chọn, là tự lựa chọn bản thân mình và bản chất của mình. Con người phải vượt ra khỏi giới hạn của mình, phải vượt lên trên tồn tại hiện có của mình. Con người có tự do trong một hoàn cảnh cụ thể, nhưng con người phải tự quyết định, tự lựa chọn mình. Con người là giá trị tự thân, con người khơng tạo ra mình theo các thước đo chung. Con người cá nhân là độc đáo, là không thể được thay thế bằng bất cứ ai hay bất cứ cái gì.

Nếu Hedegger phân biệt tồn tại và cái hiện hữu, thì Sartre phân biệt tồn tại tự nó và tồn tại cho nó. Tồn tại tự nó gắn liền với tồn tại của các sự vật vật lý, các sinh vật trong thế giới; tồn tại cho nó gắn liền với tồn tại của ý thức cá nhân. Hai yếu tố này tương tác, không thể tách rời nhau, tồn tại cho nó mang ý nghĩa đến cho tồn tại tự nó. Đặc điểm chính của tồn tại tự nó là tính phi biện chứng tuyệt đối, và tính thụ động tuyệt đối. Nghĩa là tồn tại tự nó phủ định mọi dấu hiệu nhỏ nhất của sự vận động, phát triển và đối lập. Tồn tại tự nó là tồn tại khơng có sự hình thành, phát sinh và phát triển, nó thốt ly tính thời gian. Vương quốc tồn tại tự nó của Sartre là một vương quốc hiện sinh chết cứng, không biến đổi, thế giới tồn tại tự nó khơng có tính biện chứng. Theo Sartre, tồn tại tự nó như thế khơng khác gì phi tồn tại, khơng khác gì hư vơ.

Ngược lại, tồn tại cho nó là cái đối lập, cái khác với tồn tại tự nó, nó là nguyên nhân của chính nó. Tồn tại cho nó chính là ý thức cá nhân, ý thức cá nhân xuất phát từ chính bản thân nó, là nguồn gốc của mọi sự sống động của cuộc sống và ý nghĩa của cuộc sống.

Theo Sartre, con người là tồn tại cho nó. Tuy nhiên, tồn tại cho nó là một tồn tại không đầy đủ, tồn tại thiếu hụt, ln hướng về phía trước, ln thực hiện dự án của chính mình. Vì con người là sự thiếu hụt nên con người mới thấy thiếu thốn mọi thứ ở đời, cái gì con người cũng cần có, có ít thì muốn có nhiều, có nhiều thì muốn có nhiều hơn. Tồn tại cho nó khiến cho con người không ngừng vượt qua, phủ định chính mình và thế giới, không ngừng làm cho bản thân mình và thế giới có giá trị và ý nghĩa mới. Sự vượt qua, phủ định và sáng tạo này không thể một lần mà con người đạt được thế giới hoàn mỹ. Do vậy, con người không ngừng vượt qua, phủ định, sáng tạo. Theo Sartre, quá trình này là tự do của con người. Ông cho rằng, với tư cách là tồn tại cho nó, kết cấu bên trong của con người đã là tự do. Hiện sinh của con người là tự do của con người.

Ta thấy lý luận của ơng có bề ngồi của phép biện chứng, vì ơng nhấn mạnh đến q trình khơng ngừng vượt qua, phủ định và sáng tạo. Tuy nhiên đây là phép biện chứng phủ định, nó khơng giống với phép biện chứng lấy sự thống nhất của các mặt đối lập làm hạt nhân.

Mặc dù tồn tại tự nó và tồn tại cho nó có đặc trưng trái ngược nhau nhưng Sartre lại thừa nhận hai cái đó thống nhất với nhau. Tồn tại tự nó là cái phơng tối mà trên đó nổi lên tồn tại cho nó đang hoạt động với tư cách là nguồn gốc chung nhất cho cuộc sống đa dạng và phong phú. Tồn tại cho nó mang ý nghĩa đến cho tồn tại tự nó. Nếu tồn tại tự nó khơng có tồn tại cho nó thì cũng khơng có ý nghĩa. Trong mối quan hệ này vai trò quyết định thuộc về tồn tại cho nó chứ khơng phải tồn tại tự nó.

Thân phận của con người, Con người phải là do chính con người tạo nên và không chịu sự quy định của bất cứ cái gì. Điều đó cho thấy, mục đích của J.P.Sartre cũng như của các nhà triết học hiện sinh là muốn chối bỏ mọi thứ ràng buộc của xã hội đối với con người. Trong quan niệm của họ, con người chẳng lệ thuộc vào bất cứ cái gì, ngồi sự đối diện với chính bản thân mình, con người tự làm nên bản chất của mình.

Quan niệm này của Sartre cũng đã thể hiện tinh thần của đạo đức học hiện sinh, nghĩa là con người hãy tuân theo nguyên tắc của chính bản thân mình.

Mục đích của K.Jaspers là bảo vệ triết học, bảo vệ quyền có mặt của nó trong hệ thống tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, trong thế kỷ XX khi mà khoa học có những tiến bộ hết sức nhanh chóng, tư tưởng của Comte về sự cáo chung của triết học lại một lần nữa nổi lên và được nhiều người chia sẻ. Theo đó, đã có một thời triết học được mang quy chế của một khoa học đặc biệt, một hình thức của nhận thức khoa học, như trong thời kỳ cổ đại, với tư cách là khoa học của mọi khoa học, triết học thực chất là đồng nhất với các tri thức khoa học và văn hố nói chung.

Tuy nhiên, khi các khoa học cụ thể chuyên ngành lần lượt ra đời và tách khỏi triết học để trở thành các khoa học độc lập, thì triết học đã hết thời, khơng cịn lý do tồn tại nữa. Số phận của triết học giờ đây giống như số phận của ông vua Lia bất hạnh, người đã chia tồn bộ vương quốc của mình cho các con để trở thành trắng tay và bị đuổi ra đường. Jaspers cho rằng trong những điều kiện như thế triết học muốn tự bảo vệ mình thì phải từ bỏ yêu sách đối với khoa học, phải tách hẳn khỏi “tinh thần khoa học”

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm đạo đức trong chủ nghĩa hiện sinh (Trang 33 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)