Nho giáo trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng về dân trong Nho giáo Tiên Tần và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV) (Trang 44)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Nho giáo trong bối cảnh xã hội Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV

Trước hết, để phần nào làm rõ vị trí, vai trò cũng như phạm vi, mức độ, tính chất ảnh hưởng của Nho giáo nói chung, tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần nói riêng, cần phải trình bày một cách khái quát nhất, quan niệm về dân trong tư tưởng của người Việt trước khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam.

Việt Nam là một đất nước nằm ở Đông Nam Châu Á, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều. Điều kiện khí hậu và thiên nhiên có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhưng cũng có không ít những khó khăn do thiên tai đem lại. Trong suốt quá trình dựng nước, các cộng đồng người Việt đã phải liên kết lại với nhau vừa để khai khẩn đất đai trồng cấy, tạo nên nền văn hoá lúa nước đặc sắc,vừa để chống thiên tai, lũ lụt, hạn hán. Công cuộc dựng nước đó đã tạo nên một cộng đồng người biết yêu thương nhau, đùm bọc nhau, ý thức về sức mạnh cộng đồng của người Việt ngày càng được củng cố và phát triển.

Lịch sử dân tộc Việt Nam hàng ngàn năm cũng đồng thời là lịch sử chống ngoại xâm. Với trên một ngàn năm Bắc thuộc và liên tiếp sau đó là các cuộc xâm lược của các đế chế phương Bắc, Pháp, Mỹ đã làm cho người Việt Nam càng ý thức sâu sắc hơn sức mạnh của lòng yêu nước và đoàn kết cộng đồng. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã phải vừa đấu tranh để tồn tại, vừa đấu tranh để chống lại sự xâm lược, nô dịch và đồng hoá của các dân tộc khác. Trải qua thời kì Bắc thuộc hơn một ngàn năm, dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất không bị đồng hoá và diệt vong. Công cuộc dựng nước và giữ nước là cơ sở hình thành nên những truyền

thống dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam như truyền thống yêu nước, truyền thống nhất ái, đoàn kết và ý thức cộng đồng,…

Tư tưởng về dân với tư cách là lý luận, được lý luận hóa được du nhập vào Việt Nam cùng với sự du nhập và truyền bá tư tưởng Nho giáo. Nhưng tư tưởng về dân hoàn toàn không phải là đặc quyền của người Trung Quốc và của Nho giáo. Tư tưởng ấy có mầm mống và biểu hiện trong ý thức cộng đồng của người Việt - tức là ý thức về sức mạnh của cộng đồng, của người lao động của nhân dân Việt Nam nói chung. Mỗi một người Việt Nam đều biết về truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, tự nhận mình là " con Lạc, cháu Rồng". Những từ " đồng bào" , " bà con" đều xuất phát từ truyền thuyết ấy. Mọi người Việt Nam đều coi mình là có chung một nguồn gốc, chung dòng máu, chung một người mẹ sinh ra, nên biết và cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để tồn tại và tạo nên một sức mạnh chung "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"; hay: Hay: " Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng".

Truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân cho dù chỉ là huyền thoại, nhưng lại được dân gian thừa nhận là cội nguồn của mình và nó có ý nghĩa thực tế như là một chất keo dán gắn kết cộng đồng người Việt với nhau, và nó phản ánh thực tế công cuộc chống thiên tai, địch hoạ để tồn tại và phát triển của người Việt. Ý thức cộng đồng ấy là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh dân tộc, là nền tảng vững chắc để nhân dân ta, dân tộc ta vượt qua sóng gió và nhiều thử thách của lịch sử, nó rất gần gũi với quan niệm "Dân là gốc nước" của Nho giáo.

Truyền thuyết Tháng Gióng là một biểu tượng về ý thức cộng đồng, về vai trò và sức mạnh của dân trong dân gian . Tháng Gióng nhờ được nhân dân đùm bọc, nuôi dưỡng, nấu cơm cho ăn, đưa ngựa sắt cho cưỡi, rèn roi sắt cho dùng,..đã đánh thắng giặc Ân xâm lược.

Còn truyền thuyết Trọng Thuỷ - Mỵ Châu là một ví dụ để cảnh báo rằng, mất dân là mất tất cả.An Dương Vương , cậy mình có nỏ thần, có vũ khí quân đội tốt, mà không biết dựa vào dân, cho nên đã mất nước.

Trong dân gian Việt Nam có rất nhiều câu nói thể hiện rõ sự đánh giá sức mạnh của dân, tinh thần " trọng dân", coi dân là gốc. Từ xưa lưu truyền trong dân gian câu: "Quan nhất thời, dân vạn đại". Câu này có nghĩa là, làm quan chỉ nhất thời (ngắn ngủi) và có thời của nó, gặp thời vận thì mới được làm quan, nên " hết quan thì hoàn dân"; còn làm dân thì bền vững (vạn đại) không phải lo mất chức mất quyền, nên " dân là vạn đại". Câu này còn hàm ý rằng, nước có thể thiếu quan mà không thể thiếu dân được, vì dân là "vạn đại", có dân mới có nước. Câu nói trên có thể so sánh với tư tưởng của Mạnh Tử “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" trong Nho giáo Trung Quốc cổ đại.

Đạo lí " uống nước nhớ nguồn", " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " cũng là sự thể hiện tinh thần coi "dân là gốc" . Vì vấn đề ở đây không chỉ là đạo lí mà còn là sự ghi nhận, sự đánh giá công lao to lớn của dân, của người lao động - những người đã tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống xã hội và con người.

Sức mạnh của dân được đánh giá một cách chính xác trong câu ca dao: "Bao giờ dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa". Dân mà đã "nổi can qua" thì không một chính quyền nào có thể đứng vững được. Đây còn là sự khái quát kinh nghiệm mà nhân dân ta đã đúc kết được trong lịch sử và trong cuộc sống của mình. Nó cũng là bằng chứng khẳng định, sự thừa nhận về vai trò và sức mạnh to lớn của dân, một sức mạnh " đẩy thuyền và lật thuyền".

Tư tưởng về dân và vai trò của dân trong Nho giáo tiên Tần có nhiều yếu tố phù hợp và gần gũi với truyền thống, tư tưởng và đạo lí của người Việt Nam, nên khi được truyền bá vào Việt Nam, kết hợp với truyền thống,

phong tục, tập quán, tư tưởng và tình cảm của người bản địa, thì tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần mang một ý nghĩa đặc biệt, và cùng với chủ nghĩa yêu nước truyền thống của người Việt đã tạo nên một sức mạnh tổng hợp giúp các triều đại phong kiến Việt Nam đấu tranh sát cánh cùng với nhân dân để chống xâm lược, chống thiên tai, để tồn tại và phát triển đất nước. Hầu hết những nhà chiến lược, các nhà tư tưởng lớn của dân tộc đều quán triệt một cách sâu sắc tư tưởng " Dân là gốc" và từ đó " lấy dân làm gốc" trong việc thực thi mọi nhiệm vụ to lớn của đất nước. Toàn bộ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, một triều đại phong kiến đang lên, đang hưng thịnh đều coi " Dân là gốc", nên đã được lòng dân, lôi kéo được quần chúng nhân dân đi theo mình và nhờ đó mà chiến thắng kẻ thù, giữ được nước. Còn khi triều đại lụi tàn, sụp đổ chính là do chính quyền xa dân, ức hiếp dân, không coi " Dân là gốc".

Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc (bắt đầu từ năm 179 trước Công nguyên và kéo dài đến năm 905 sau Công nguyên), khi mà ở Trung Quốc, nó đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhiều triều đại phong kiến. Sự du nhập của Nho giáo vào nước ta trước hết và chủ yếu là nhằm đáp ứng yêu cầu xâm lược, cai trị, nô dịch của bọn phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta và dân tộc ta.

Trong thời gian khá dài với hơn ngàn năm Bắc thuộc, một mặt, Nho giáo là công cụ của kẻ xâm lược, chống Nho giáo là một nội dung chống xâm lược của nhân dân ta, và mặt khác, mặc dù phong kiến phương Bắc về danh nghĩa đã đặt ách thống trị lên đất nước ta nhưng không phải trên toàn lãnh thổ của nước ta. Do vậy, ở phương diện này, ảnh hưởng của Nho giáo chỉ giới hạn ở phạm vi mà phong kiến phương Bắc kiểm soát, còn phần lớn người Việt Nam chưa biết gì về Nho giáo. Ngoài ra, trong thời Bắc thuộc, một bộ phận người Việt Nam thuộc tầng lớp trên và có điều kiện đã từng vào học trong hệ thống nhà trường do phong kiến phương Bắc tổ chức và quản lý. Trong số người

này, nhiều người đã vận dụng những hiểu biết nhất định về Nho học để động viên, tổ chức, tập hợp nhân dân ta chống lại kẻ xâm lược, và sau khi giành được thắng lợi, lại vận dụng những tri thức Nho giáo để kiến tạo, triển khai và chỉ đạo bộ máy nhà nước dân tộc độc lập theo tinh thần thân dân. Chẳng hạn như tên nước, quốc hiệu, vương hiệu; hay như Khúc Hạo đã đưa ra 4 biện pháp: Khoan, giảm, an, lạc theo tinh thần Nho giáo để xây dựng, cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước phong kiến dân tộc.

Những vấn đề mà chúng tôi đề cập trên đây còn muốn để khẳng định một thực tế, đúng như nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo ở thời kỳ Bắc thuộc rằng, ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt Nam trong suốt thời Bắc thuộc là chưa nhiều và hết sức mờ nhạt.

Đến nửa cuối thế kỷ X, dưới các triều đại phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê, mặc dù nước ta đã giành được độc lập dân tộc, thời kỳ Bắc thuộc đã chấm dứt, Nho giáo đã có thời gian dài có mặt ở nước ta, nhưng Nho giáo vẫn chưa có vai trò gì đáng kể. Khi ấy vẫn chưa xuất hiện những tư tưởng dựa trên cơ sở của Nho học và một nền giáo dục, khoa cử để đào tạo nên các tầng lớp Nho sĩ.

Ngoài ra, và đây mới là nguyên nhân chủ yếu nhất là, trong suốt thời gian các triều đại phong kiến này trị vì, xã hội phong kiến Việt Nam chưa có được điều kiện thuận lợi, cần và đủ để Nho giáo phát triển, ảnh hưởng và có vai trò nhất định đối với con người, đối với xã hội và chế độ phong kiến. Mặc dù, đất nước được độc lập, nhưng nguy cơ bị phong kiến phương Bắc tái xâm lược vẫn luôn là một khả năng thực tế, vì chúng chưa từ bỏ âm mưu xâm lược và thôn tính nước ta. Bởi vậy mà, duy trì sự thống nhất quốc gia, xây dựng và củng cố sức mạnh của dân tộc để đè bẹp có hiệu quả âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và lãnh thổ quốc gia,… không chỉ là nhiệm vụ thường xuyên mà còn là nhiệm vụ chủ yếu của dân tộc, của các triều đại phong kiến Việt Nam. Do vậy, cũng là tất yếu và là

dễ lý giải được rằng, Nho giáo chưa được các triều đại phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê tiếp nhận và sử dụng, cũng chưa có cơ sở, điều kiện để phát triển hơn so với thời Bắc thuộc. Vả lại, như nhiều bộ quốc sử (Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thong giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí) và nhiều tư liệu lịch sử, nhiều công trình nghiên cứu cho biết, những biểu hiện, những hành động phi Nho giáo, vi phạm nghiêm trọng những chuẩn mực đạo đức Nho giáo và cung cách cai trị theo tinh thần Nho giáo diễn ra ở nhiều nơi, ở nhiều người, ngay ở chốn cung đình và ở chính ngôi vua. Loạn 12 sứ quân; trong cung đình thì tình trạng bề tôi giết vua, cha con, anh em giết nhau, hãm hại nhau; nhiều ông vua dùng nhiều hình phạt thảm khốc (vạc dầu, giam người cùng với hổ, báo, v.v) để trừng trị dân phạm tội và kẻ đối lập; có những ông vua (như Lê Long Đĩnh) lại lấy việc giết người để thỏa mãn thú vui của mình,… Còn trong dân chúng, phần lớn vẫn sống theo, đối xử với nhau bằng những tập tục cũ, bằng những phong tục, tập quán truyền thống; phong tục tập quán vẫn là công cụ, phương tiện chủ yếu mà người dân sử dụng để chi phối mọi hành vi, suy nghĩ của họ và giải quyết những bất hòa giữa các thành viên trong cộng đồng (làng, xã) và giữa cá nhân với cộng đồng của họ.

Rõ ràng, khoảng giữa thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI, dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, Nho giáo không có bước phát triển nào, chưa có ảnh hưởng và vai trò gì đáng kể, rõ ràng đối với xã hội và con người.

Nhưng bước sang thế kỷ thứ XI, khi Vương triều Lý được thành lập (1009) và với việc Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La (Thăng Long) vào năm 1010, đã tạo ra những nhân tố, điều kiện thuận lợi, những khả năng to lớn để xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt, củng cố và phát triển bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh. Và nhằm thực hiện những nhiệm vụ và mục đích trên đây, vua triều Lý không chỉ tiếp tục sử dụng Phật giáo để củng cố nhân tâm, đoàn kết mọi người, v.v mà còn tìm thấy ở Nho

giáo không chỉ là cơ sở lý luận để củng cố, duy trì trật tự, kỷ cương và sự ổn định xã hội – tiền đề và là nhân tố có ý nghĩa quyết định để xây dựng và phát triển đất nước, xã hội và chế độ phong kiến, mà còn tìm thấy ở Nho giáo lời giải đáp và những bài học kinh nghiệm để bảo vệ và phát triển chế độ phong kiến, để bảo vệ ngai vàng của nhà vua. Nhận thức được vai trò to lớn của Nho giáo đối với thực tiễn chính trị, triều Lý đã chính thức lựa chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị và là công cụ chủ yếu để cai trị, quản lý xã hội, khai lập nền giáo dực – khoa cử Nho học để đào tạo nhân tài và bổ sung vào đội ngũ quan lại cho bộ máy nhà nước phong kiến. Các sự kiện sau đây: năm1070 (dưới triều Lý Thánh Tông trị vì), nhà vua cho dựng Văn Miếu; các năm dưới thời Lý Nhân Tông trị vì, nhà vua đã mở khoa thi Minh Kinh bác học (1075), lập Quốc Tử Giám (1076) để đào tạo và tuyển dụng nhân tài, bổ sung quan lại từ đội ngũ tri thức Nho học, v.v đã minh chứng sự lựa chọn Nho giáo từ phương diện nhà nước.

Tất nhiên, dưới triều Lý, dù Nho giáo được Nhà nước phong kiến sử dụng như một thành tố của hệtư tưởng Nho – Phật – Lão, khai triển nền giáo dục – khoa cử Nho học (phương thức chủ yếu để truyền bá Nho giáo) và rằng, “Nhà Lý ngày càng dựa vào Nho giáo” nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, nhìn chung dưới triều Lý, Nho giáo vẫn ở một vị trí khá khiêm tốn, ảnh hưởng của Nho giáo là chưa sâu đậm trong đời sống tinh thần người Việt như Phật giáo; việc tuyển chọn quan lại không phải chủ yếu bằng con đường khoa cử Nho học, từ đội ngũ nho sĩ.

Đến thời Trần, nhìn tổng thể, theo thời gian, mặc dù cùng tồn tại với Phật giáo và nếu Phật giáo có xu hướng ngày càng suy giảm thì Nho giáo ngày càng có vị trí và vai trò lớn hơn, nhiều hơn trong đời sống tư tưởng, đời sống tinh thần người Việt.

Nhằm đáp ứng và “ước thúc” bởi yêu cầu và thực thi những nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt, các ông vua và triều đại phong

kiến thời Trần càng ngày càng nhận rõ hơn vai trò của nguyên lý trị đạo, nguyên tắc “chính danh”, luân lý “tam cương, ngũ thường”, v.v của Nho giáo trong việc trị nước, củng cố và duy trì trật tự, kỷ cương xã hội và phát triển chế độ phong kiến và bộ máy Nhà nước phong kiến. Không phải ngẫu nhiên mà nhà vua Trần Thái Tông, ông vua đầu thời Trần, đã xác định vai trò to lớn của Nho giáo là “đặt mực thước cho hậu thế” và “làm khuôn mẫu cho tương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng về dân trong Nho giáo Tiên Tần và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)