CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM THỜI LÝ – TRẦN (1009-1400)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong đời sống chính trị ở việt nam thời lý trần ( 1009 1400) (Trang 29 - 68)

2.1. Phật giáo trong triết lý chính trị quân chủ ở Việt Nam thời Lý – Trần

2.1.1. Bối cảnh chính trị xã hội và vai trị của sư Vạn Hạnh trong q trình kiến tạo triều Lý

2.1.1.1. Bối cảnh chính trị - xã hội

Trong 24 năm ở ngơi trị vì đất nước, Lê Hồn đã làm được rất nhiều việc cho đất nước trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, ngoại giao, quân sự. Đại Hành hoàng đế là người tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Tiền Ngô vương và của Đinh Tiên Hoàng, là người hồn tất cơng việc xây dựng nền móng độc lập, tự chủ cho dân tộc, để sau này nhà Lý tiếp tục xây dựng lên bức tường và lợp mái cho ngơi nhà Đại Việt. Ơng tạo ra một thế vững chắc cho đất nước và xứng đáng là người anh hùng dân tộc.

Tuy nhiên, nghịch lý trong quan hệ giữa mơ hình tập quyền quân sự và bệ đỡ tư tưởng Phật giáo đã bộc lộ ngay sau khi Lê Đại Hành băng hà, các vua Lê kế vị duy trì được 4 năm, nhưng trừng ấy thời gian cũng đủ cho nhân dân cảm nhận được cảnh cùng cực, phẫn uất dưới ách cai trị hà khắc của một vương triều đã trở nên mục nát. Bài học đau lòng của triều Đinh, vì ngơi vị mà Đinh Liễn đã giết em của mình là Hạng Lang. Nay dân tộc lại phải chứng kiến cảnh đau lịng tương tự cũng vì ngơi vị, vì tham vọng của danh và lợi mà Long Đĩnh đã mượn bàn tay của kẻ trộm trèo tường vào cung sát hại anh mình là Trung Tơng để chiếm ngơi, chính việc làm thất đức này của Long Đĩnh là manh mối của sự suy vong triều Lê.

Không chỉ độc ác, Lê Ngoạ Triều còn là kẻ bất hiếu, nhiều lần khiến cho tù binh và phạm nhân vì bị tra tấn dã man mà phạm h cha mình thì lại

thấy làm thích thú. Với con người có tính cách như vậy dù có tơi trung, thần hiền cũng khơng can gián được, hơn nữa Lê Ngoạ Triều lại chỉ thích những kẻ bợ đỡ xu nịnh như bọn tuồng khôi hài mà thơi. Ngơ Sĩ Liên đã nhận định

chính xác rằng: mất nước mau chóng, há phải khơng do đó mà ra.

2.1.1.2. Phật giáo và sự khởi lập vương triều Lý

Phát triển đất nước, ổn định xã hội, giáo hoá dân chúng là yêu cầu hàng đầu của Đại Việt dưới vương triều Lý - Trần. Giải quyết vấn đề đó địi hỏi phải có đội ngũ nhân lực, có trình độ học vấn cao. Triều Lý ra đời là kết quả từ sự vận động, giúp đỡ của các nhà sư mà tiêu biểu là vai trò của Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc. Theo sách Thiền uyển tập anh, Thiền sư Vạn Hạnh họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp, gia đình đã mấy đời thờ Phật. Thủa nhỏ thông minh khác thường, học thông ba giáo: Phật, Nho, Lão nhưng coi khinh công danh phú q. Ơng thuộc dịng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, một dòng phái thuộc Mật Tông.

Sự thành lập vương triều Lý là bước chuyển giao quyền lực từ dòng họ Lê sang dịng họ Lý, từ một ơng vua bạo ngược sang một vị vua được nhận định là anh minh. Tuy nhiên đó khơng đơn giản là sự chuyển giao ngơi vị thơng thường mà có sự góp cơng trực tiếp và to lớn của các vị Tăng quan, tiêu biểu như Đào Cam Mộc, Vạn Hạnh. Chính họ là một trong những vị Tăng quan đầu tiên góp phần khởi dựng và thúc đẩy sự tồn tại, phát triển của Đại Việt dưới triều Lý.

Với Vạn Hạnh quan điểm chính trị được xác định rõ ràng: “Phải đấu

tranh để lúc nào đất nước cũng có người làm chủ” [30, Tr. 422]. Những

người làm chủ đất nước phải biết chăm lo cho dân chúng, có ý thức về sự phát triển của quốc gia dân tộc, phải làm cho đất nước hưng thịnh, bởi đất nước hưng thịnh thì Phật giáo mới có điều kiện phát triển. Lợi ích của Phật giáo gắn liền với lợi ích của dân tộc. Cho nên việc thay thế triều tiền Lê đã mục nát bằng việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi được Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc chuẩn

bị trong một thời gian dài. Q trình chuẩn bị đó khởi đầu bằng việc sư Vạn Hạnh nuôi dưỡng, giáo dục Lý Công Uẩn cho đến khi Lý Công Uẩn chuẩn bị

lên ngơi. Ơng đã vận động bằng việc sáng tác bài Sấm ký Cây gạo và những

bài thơ quanh mộ Hiển Khánh Vương hay bài thơ nhắc đến tích chữ Quốc để tuyên truyền rộng rãi trong nhân gian:

Chỉ trong ba tháng thôi Thân Vệ lên đỡ xã tắc Lạc trà ấn có chữ Quốc Mười khẩu xuống nước đất

Gặp thánh gọi thiên đức [30, Tr. 417]

Những bài thơ bài sấm của Vạn Hạnh đã tạo tâm lý sâu rộng trong nhân dân, khiến cho việc chuyển giao quyền lực khơng tạo ra sự phản kháng, bất bình lớn từ phía dân chúng. Khi Lý Cơng Uẩn lên ngơi ở Hoa Lư thì ở chùa Lục Tổ, Vạn Hạnh đã viết bài thơ yết bảng như là một cách để công bố trước dân chúng sự ra đời chính thống của triều Lý:

Tật Lê chìm biển Bắc Hạt Lý mọc trời Nam Bốn phương gươm giáo lặn Tám cõi mừng bình an

Song hành với cuộc vận động trong dân chúng của Vạn Hạnh, tại kinh đô Hoa Lư, Đào Cam Mộc cũng khéo léo vận động để đưa Lý Công Uẩn lên cầm quyền. Căn nguyên của việc thay thế triều đại mà Đào Cam Mộc dùng để thuyết phục Lý Công Uẩn lên ngôi là xuất phát từ sự khủng hoảng đất nước dưới thời Lê Long Đĩnh và sự bất ổn của ngôi vua.

“ Khi ấy Chi Hậu là Đào Cam Mộc do biết Cơng Uẩn có ý muốn nhận

việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng người hỏi để gợi xem: Mới rồi chúa thượng ngu tối bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, trời chán nên không cho hết thọ; con nối thơ ấu, chưa cáng đáng nổi tình thế khó khăn. Mọi việc phiền

nhiễu, bách thần khơng ưa, dân chúng ngong ngóng mong tìm chân chúa”[31,

Tr. 252-253].

Đó cịn là trên hợp với trời, dưới thuận với lòng dân, là noi gương sáng của người xưa:

“Sao ông không nhân lúc này mà theo dấu thủa xa xưa là vừa vua

Thang, vừa Võ, noi gương gần đây là họ Dương, họ Lê để làm, trên thuận lòng trời dưới theo nguyện vọng của dân, mà còn bo bo giữ cái tiểu tiết ấy hay sao” [31, Tr 253].

Hôm khác lại bảo Công Uẩn rằng: “Người trong nước ai cũng bảo họ

Lý sẽ phát, mà lời sấm đó đã hiện ra rồi, đó là cái họa khơng thể che giấu được nữa; chuyển họa làm phúc chỉ trong buổi mai buổi hôm. Trong lúc trời trời trao người theo, ơng cịn ngần ngại gì nữa?” [31, Tr.253].

Đồng thời Đào Cam Mộc gợi ý cả con đường thực hiện lẽ trời, lòng dân, thu phục nhân tâm, vững chắc ngơi vị, chính thống việc cầm quyền và tạo sự tin tưởng của quần chúng vào một triều đại mới:

“Ơng là người cơng minh dung thứ, khoan hồng nhân từ lòng người thu

phục. Hiện nay trăm họ khốn khổ, dân chúng không chịu nổi mệnh lệnh. Nếu thân vệ lấy ân đức vỗ về, trăm họ tất cùng nhau mà theo về, cũng như nước chảy xuống chỗ thấp, ai ngăn cản lại được” [31, Tr. 253].

Bên cạnh việc khuyên Lý Công Uẩn, Đào Cam Mộc còn ra sức vận động quần chúng bàn định việc suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Kết quả là nhận được sự đồng thuận nhất trí cao của bá quan văn võ khi chấp thuận theo về với triều đại mới.

“Cam Mộc biết được việc gấp gáp sợ sinh biến liền bàn tán với các

khanh sĩ ở trong triều (...) mà lập mưu thưa rằng: nay ấy là lúc ức triệu người đã có lịng khác, trên dưới đều xa lìa nhân đức, người ta ốn giận các chính sách hà khắc của Tiên vương (Ngoạ Triều) nên không muốn theo về với tự quân nữa. Hết thảy mọi người đều có ý muốn tơn kính mà cử Thân Vệ lên

thay. Bọn chúng ta không nhân lúc này mà lập Thân Vệ làm Thiên tử rồi bất chợt có biến thì cịn giữ được người thủ lĩnh không?” {31, Tr. 253-253} Nhờ

sự đồng thuận ấy, vương triều Lý ra đời: “Tất cả cùng theo giúp vua lên

thánh điện lập làm Thiên Tử trăm quan đều hô vạn tuế, vang dậy cả trong triều” [31, Tr.254].

Cuộc vận động song hành của Đào Cam Mộc trong kinh thành Hoa Lư và cuộc vận động của Vạn Hạnh trong dư luận dân chúng đã giúp sự chuyển giao quyền lực giữa hai dịng họ diễn ra nhanh chóng, đặt nền tảng cho sự ra đời, phát triển của triều đại mới - triều đại Lý mà trong đó cơng đầu thuộc về đội ngũ Tăng quan.

2.1.1.3. Chính sách ủng hộ Phật giáo của hai triều đại Lý – Trần Ngày 2 tháng 11 năm Kỷ Dậu tức là ngày 21 tháng 11 năm 1009, được thế lực Phật giáo đứng đầu là sư Vạn Hạnh cùng các triều thần ủng hộ, Lý Công Uẩn lên ngơi hồng đế. Ngay sau khi lên ngôi, cũng như trong suốt những năm làm vua. Thái Tổ Lý Cơng Uẩn đã có nhiều lệnh, chỉ có lợi cho sự phát triển của Phật giáo như làm chùa trong cả nước, độ làm sư, sai sứ sang Trung Quốc xin kinh Tam Tạng... Nhưng Phật giáo thời Lý phát triển khơng chỉ vì sự ủng hộ của Lý Thái Tổ, bước phát triển này chỉ là một bước phát triển tự nhiên trên vị trí và cơ sở có từ thời Đinh và Tiền Lê.

Các vua Lý đều tôn sùng Phật giáo: Lý Thái Tông thuộc thế hệ thứ 7 của Thiền Phái Vô Ngôn Thông, Lý Thánh Tông thuộc thế hệ thứ nhất của phái Thiền Thảo Đường, Lý Anh Tông thế hệ thứ 3 và Lý Cao Tông thế hệ thứ 5 và Lý Huệ Tông sau khi nhường ngôi cho Chiêu Hoàng cũng đi tu với

hiệu là Huệ Quang thiền sư. Sách Đại Việt sử ký Tồn thư có chép lời bàn của sử gia Lê Văn Hưu: “ Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, Tôn Miếu chưa

dựng (chưa dựng miếu thờ tổ tiên), Xã tắc chưa lập (chưa xây đền thờ thần

các lộ, và cấp độ điệp cho hơn nghìn người ở Kinh là tăng” [31, Tr. 260-261].

Đồng thời còn hạ lệnh cho các hương ấp, nơi nào có chùa quán đã đổ nát đều phải sửa chữa lại.

Các vua đi tu, cả tầng lớp quý tộc quan liêu đều mộ Phật. Văn bia chùa Linh Xứng dựng năm 1126 nói rõ điều đó:

“Thái uý ( Lý Thường Kiệt) tuy thân vướng việc đời mà lòng vẫn hướng

về đạo Phật. Có lẽ vì nhà vua và mẫu hậu tôn sùng giáo lý nhà Phật... cho nên thái uý vâng theo ý chỉ của đức vua và mẫu hậu mà nâng đỡ Phật pháp vậy” [55, tr 153].

Quý tộc quan lại đua nhau trọng đãi các nhà sư. Sách Thiền uyển Tập

anh cho chúng ta biết ít nhiều về tình hình đó. Thiền sư Cứu Chỉ được vua

Thái Tông đến chùa thăm 3 lần. Thiền sư Đại xả (1120-1180) được vương công thời bấy giờ đua nhau thờ làm thầy, nhất là Kiến Ninh Vương và công chúa Thiên Cực lại càng kính trọng sư. Thiền sư Quảng Nghiêm (1122-1190) được Binh bộ thượng thư Phùng Giáng Tường nghe tiếng đem lòng hâm mộ, mời sư đến chùa Tịnh Quả. Thiền sư Trí Thiền thời Anh Tơng và Cao Tông cũng được phụ quốc thái Tơ Hiến Thành và thái bảo Ngơ Hồ Nghĩa thờ làm thầy.

Nhiều nhà sư xuất thân từ tầng lớp quý tộc quan lại. Chẳng hạn như Viên Chiếu (999-1090) là con của anh bà thái hậu Linh Cảm (mẹ của Lý Thánh Tơng); sư Quảng Trí là anh của bà Hoàng Phi Chiêu Phụng; Sư Huệ Sinh (mất 1063) là anh em của binh bộ viêm ngoại lang Lâm Tương; sư Mãn Giác (1052-1196) là con của trung thư ngoại lang Lý Hồi Tố, sư Trí Bảo là con của thái úy Tơ Hiến Thành...

Các chùa tháp lớn thời Lý phần lớn do nhà vua hay tầng lớp quý tộc bỏ

tiền xây dựng. Bia chùa Linh Xứng chép rằng: “từ khi có Phật giáo đến nay

núi non thì khơng nơi nào là không mở mang để xây dựng chùa chiền, nhưng khơng có các bậc vương công đại nhân giúp đỡ thì làm sao mà nên được”

[55, tr. 155]

Do sự ủng hộ của vua chúa quý tộc quan liêu, Phật giáo thời Lý chiếm vị trí to lớn trong đời sống chính trị, xã hội. Ảnh hưởng của Phật giáo lan truyền khắp mọi miền đất nước. Năm 1010, vừa mới dời đô ra Thăng Long. Lý Thái Tổ đã cho xây dựng một loạt chùa ở đây. Ngoài Thăng Long, trong thời Lý chùa chiền được xây dựng khắp nơi, tận cả những vùng đất xa. Đất Thanh Hoá từ thời nhà Đinh và Tiền Lê đã có nhiều chùa thì nay có thêm một

loạt chùa mới, nhất là từ khi Lý Thường Kiệt ra trấn nhậm ở nơi đây. “Để

thực hiện chính sách kinh dinh khai phá vùng Nghệ An của nhà Lý, nhiều quý tộc đại thần như Lý Nhật Quang (con thứ tám của vua Lý Thái Tổ) đã vào trấn nhậm ở nơi đây và chính họ cũng dựng lên nhiều chùa thờ Phật”[55, Tr.

155-156]. Đáng lưu ý là vào thời Lý đã có những ngơi chùa được xây dựng ở

các vùng dân tộc thiểu số, chẳng hạn như chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, xây dựng khoảng năm 1107 ở Châu Vị Long (Tuyên Quang), trong vùng của người Tày.

Chùa nhiều và sư cũng đơng, trong thời Lý, có nhiều đợt dân đi làm tăng với số lượng khá đông. Ngay trong năm 1010, khi mới lên ngôi và mới dời đô ra Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã có lệnh cho độ dân làm sư... Năm 1014, vua lại chuẩn y lời tâu của tăng thống Thẩm Văn Uyển xin lập đàn chay ở chùa Vạn Tuế trong Thành Thăng Long để tăng đồ đến thụ giới. Hơn hai năm sau, năm 1016, hơn một nghìn người ở kinh đơ Thăng Long được độ làm tăng đạo. Năm 1019, Lý Thái Tổ lại xuống chiếu độ dân trong cả nước làm sư...

Do nhiều người xuất gia đi làm sư, trong nhiều chùa thời Lý, số tăng đồ

lên rất đông. Sách Thiền Uyển Tập Anh cho biết: Thiền sư Đa Bảo ở chùa

núi Thiên Phúc (Tiên Sơn, Hà Bắc): “học trị có hàng nghìn người, nên chỗ ở

của sư thành một nơi tùng lâm sầm uất”[55, Tr. 156]. Tăng đồ của sư Nguyễn

Học ở Chùa Quảng Báo (Hà Bắc) lên đến hàng trăm người. Thiền sư Đạo Huệ ở chùa Quang Minh học trị có hơn nghìn người. Cịn ở Chùa Thanh Tước

trên núi Du Hý (Hà Bắc cũ), nơi Thiền sư Trí Bảo tu hành thì “tăng đồ và dân

chúng đơng như chợ”[55, tr.157].

Để nuôi sống một số tăng đồ lớn như vậy các chùa thời Lý thường có nhiều ruộng đất. Ruộng chùa có thể do nhà vua cắt ruộng cơng ban cho, nhưng cũng có nhiều quý tộc quan lại cúng ruộng cho chùa. “Theo Văn bia

chùa Vạn Phúc (chùa Phật tích ở Tiên Sơn, Hà Bắc) thì năm Thái Thuỵ Bình thứ 4 (1057) nhà chùa đã cho xây thêm một trăm ngôi chùa ở đây và cúng hơn một trăm thửa ruộng” {55, Tr.157}. Chùa Báo Ân (Mê Linh), dựng năm

1209 có chép một người họ Nguyễn đã cúng cho chùa nhiều thửa ruộng “các

sứ cộng 126 mẫu, cúng làm ruộng oản nuôi sư, 3 mẫu cho người giữ chùa, còn bao nhiêu để lại cho dân, phòng khi tu sửa, cùng là sắm cỗ chay oản quả, dịp hội hè, bố thí cho cơ hồn” [55, Tr. 157].

Ruộng chùa thời Lý thường do dân làng xã canh tác, đóng tơ, nhưng

trong một số chùa cịn có cả “điền nơ”, tức là một loại nô tỳ làm ruộng. Đại

Việt sử ký Tồn thư chép rằng: bấy giờ nhà chùa có cả điền nơ và của chứa trong kho. Một số nhà sư còn được vua Lý cấp thực hộ, tức cho hưởng tô thuế của một số hộ nơng dân. Sách Thiền Uyển tập anh có ghi, Thiền sư Mãn Giác

ở chùa Giáo Nguyên được vua Lý cho ăn lộc 50 hộ. Sau khi sư Không Lộ chết (1119), vua Lý xuống chiếu cho làm rộng thêm chùa và cho 20 hộ được miễn lao dịch để hương đèn thờ phụng. Sư Giác Hải chết, vua Lý Thần Tông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phật giáo trong đời sống chính trị ở việt nam thời lý trần ( 1009 1400) (Trang 29 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)