VẬN DỤNG VÀO CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính CHÍNH SÁCH TIỀN tệ và ĐƯỜNG TỔNG cầu chương 21 chính sách tiền tệ và đường tổng cầu (Trang 30 - 34)

So sánh lãi suất của Việt Nam và quy tắc Taylor

Từ kinh nghiệm của các nước, quy tắc Taylor cũng có thể là một chỉ báo tiềm năng, đáng được xem xét, nhất là trong trung - dài hạn. Tuy nhiên, để áp dụng quy tắc này, với điều kiện kinh tế vĩ mô và số liệu kinh tế của Việt Nam, cần phải bổ sung một số giả định và xử lý dữ liệu đầu vào để thỏa mãn công thức Taylor. Giai đoạn quan sát được lựa chọn là từ Quý 1/2001 đến Quý 3/2012. Trọng số đối với tăng trưởng và lạm phát được chọn là mức ngang nhau (1:1), thể hiện quan điểm trung tính giữa mục tiêu lạm phát và tăng trưởng trong điều hành CSTT. Lựa chọn này là phù hợp với thực tế Việt Nam vì về cơ bản, định hướng điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ cân bằng giữa kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng nhất là trong trung - dài hạn. Các chuỗi số liệu sử dụng là CPI hàng tháng so với cùng kỳ năm trước; tăng trưởng GDP hàng quý so với cùng kỳ năm trước. Các mức mục tiêu về lạm phát và lãi suất thực được tính toán và lựa chọn như sau:

(i) Về lạm phát, yêu cầu dữ liệu của quy tắc Taylor là trung bình trượt 4 quý của chỉ số

GDP deflator. Ta có thể sử dụng chuỗi chỉ số giá tiêu dùng CPI so với cùng kỳ theo tháng để tính mức tăng CPI so với cùng kỳ trung bình cho từng quý; sau đó, tiếp tục tính được trung bình trượt 4 quý của CPI (trên cơ sở trung bình quý hiện tại và 3 quý liền trước).

(ii) Về chênh lệch sản lượng, ta sử dụng phương pháp ước lượng, từ dãy số liệu GDP ta

sử dụng công cụ lọc HP filter để ước lượng đường xu hướng dài hạn tuyến tính (linear trend) của dãy số tăng trưởng GDP. Cần nói thêm rằng, sản lượng tiềm năng của một nền kinh tế là một biến số lý thuyết, không thể quan sát trong thực tế, do đó, chỉ có thể ước lượng biến số này. Các nhà kinh tế đã phát triển rất nhiều mô hình nhằm ước lược biến số này tùy theo điều kiện thực tiễn của từng quốc gia. Phương pháp ước lượng đơn giản và được sử dụng phổ biến nhất với hiệu quả tương đối tốt là phương pháp ước lượng bằng công cụ lọc HP filter. Từ phương pháp luận trên ta tính được chênh lệch sản lượng tiềm năng của Việt Nam

(iii)Về giả định đối với mục tiêu về lạm phát và lãi suất thực, để đơn giản ta giả định trong suốt giai đọan mục tiêu lạm phát là 7%; mục tiêu lãi suất thực là 3%. Từ đó, ta có được chuỗi lãi suất điều hành đề xuất theo quy tắc Taylor cho Việt Nam giai đoạn 2001 - 2012 như sau:

Từ biểu đồ có thể thấy lãi suất Taylor biến động cùng xu hướng với các loại lãi suất điều hành và thị trường, trong đó bám sát nhất là lãi suất cho vay bình quân. Lãi suất Taylor có độ biến động khá lớn chủ yếu do lạm phát biến động lớn. Kể từ cuối năm 2011, lãi suất Taylor giảm dần, phù hợp với xu hướng giảm của các loại lãi suất và lạm phát. Như vậy, kết quả tính toán ban đầu này dựa trên hai giả định về mục tiêu lạm phát và lãi suất thực nhưng cũng ít nhiều phản ánh được xu hướng lãi suất của Việt Nam trong các năm qua. Đối với năm 2012, thời điểm Quý 3, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu ở mức 10%/năm và 8%/năm là phù hợp với quy tắc Taylor vì lãi suất Taylor lần lượt ở mức 9,6% đối với mục tiêu lạm phát 7% và ở mức 8,6% với mục tiêu lạm phát 9%.

Chính sách tiền tệ với kiểm soát lạm phát

Tỷ lệ lạm phát thấp là mục tiêu của mọi nền kinh tế. Với vai trò to lớn của mình để làm được điều đó, NHNN Việt Nam đã phải tiến hành thực hiện những công cụ của chính sách tiền tệ theo hướng có lợi nhất. Theo từng thời kỳ, NHNN sẽ đưa ra những quyết định hợp

lý, đúng đắn sao cho nền kinh tế đạt được những kết quả to lớn nhất. Có thể thấy tỷ lệ lạm phát ở nước ta các thời kỳ:

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế và niên giám thống kê 1999

Năm 1991, lạm phát mức cao 68%. Với mục tiêu đẩy lùi lạm phát, NHNN “thắt chặt” cung tiền, hạ lãi suất, nhờ vậy đến năm 1992 lạm phát đẩy xuống còn 17,5%. Đến năm 1993, NHNN tiếp tục “thắt chặt” cung tiền với những biện pháp như ấn định hạn mức tín dụng, áp dụng quy chế dự trữ bắt buộc..., nhờ đó lạm phát tiếp tục giảm (chỉ còn 5,2%). Năm 1994, tỷ lệ lạm phát bị đẩy lên cao (14,4%) là do nhiều nguyên nhân song tỷ lệ này lại bị giảm ngay vào các năm sau đó. Ngay từ đầu năm 2014, Chính phủ đã tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó, kiểm soát lạm phát là một trong những trụ cột quan trọng. Kết quả này lại tiếp tục được thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2014, chỉ tăng 1,84% so với tháng 12/2013, chỉ bằng 26,2% chỉ tiêu mức lạm phát của Quốc hội đặt ra (7%) và bằng 37% mức dự kiến lạm phát của Chính phủ (5%). Nếu xét mức lạm phát bình quân, thì cả năm 2014 so với năm 2013 tăng 4,09%, dù xét theo chỉ tiêu nào, thì kết quả này cũng là điều đáng ghi nhận. Đây là mức lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây và khá bất ngờ đối với các dự báo của nhiều cơ quan chức năng, các tổ chức và chuyên gia kinh tế. Trong năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,02% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ. Tính bình quân, CPI cả nước năm 2015 tăng 0,63% so với năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra. Đây cũng là mức tăng thấp nhất của chỉ số giá tiêu dùng kể từ năm 2001 trở lại đây. Bình quân mỗi tháng trong năm 2015, CPI chỉ tăng 0,05%. “CPI giữ ở mức thấp và ổn định tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ vào chi phí theo giá thị trường”, Tổng cục Thống kê nhận xét.

Công cụ điều hành của chính sách tiền tệ thời gian qua đã được NHNN điều chỉnh linh hoạt. Ngoài các công cụ thông thường như nghiệp vụ thị trường mở, dự trữ bắt buộc, tỷ giá, công cụ lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu), v.v... thì trong những hoàn cảnh đặc biệt về kinh tế NHNN đã đưa thêm những công cụ khác trong điều hành.

Một phần của tài liệu Lý thuyết tài chính CHÍNH SÁCH TIỀN tệ và ĐƯỜNG TỔNG cầu chương 21 chính sách tiền tệ và đường tổng cầu (Trang 30 - 34)