CHƢƠNG 2 : THIỀN TRONG VĂN CHƢƠNG CỦA TUỆ TRUNG THƢỢNG SĨ
2.2. Triết lý Thiền trong văn chƣơng của Tuệ Trung Thƣợng sĩ
2.2.1.2. Phạm trù chân như
“Một khái niệm quan trọng của Ðại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính bất động, thường hằng, nằm ngoài mọi lí luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt ra khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân” (Từ điển đạo uyển) [36].
Nói đến phạm trù chân như trong Phật giáo thì phải dùng muôn nghìn chữ cũng không thể diễn tả đủ đầy rành rọt được, vốn dĩ phàm những từ ngữ về Thiền tông nó thường chứa đựng sự thực chứng riêng của mỗi người, có giảng
giải cặn kẽ cũng chỉ như gió thoảng qua, không tìm được một đích chung. Và như thế, trong thơ văn Tuệ Trung Thượng sĩ có nói tới chân như, là đang nói về bản thể của hiện thực, bản chân của vấn đề qua mỗi bài thơ, là sắc không, sinh tử, là nhân duyên, nghiệp báo, là những vấn đề rất đỗi thường ngày, ăn ngủ, đi lại, thời tiết gió mưa, tất cả nó đều có thuộc tính chân như. Chân như, hay sự tuyệt đối, tuyệt đối trong thế không có thực không có hư, không có sắc không có không, thân tâm đều ở trạng thái nhất thể, tự nhận chân được bản thể đó là chân như, tự nhận thức được sự hằng thường của tự nhiên đó là chân như. Nếu diễn giải lý lẽ chân như của đạo Phật để ai đó đều thấu hiểu thì không còn thế giới thế tục này nữa, đâu đâu cũng là cảnh giới Niết bàn. Tuy nhiên trong những vần thơ của Tuệ Trung Thượng sĩ có nhắc tới phạm trù chân như, như một trải nghiệm của bản thân đã kinh qua muôn vạn hình của tạo hóa, tác giả khắc lên ngôn từ gợi mở về cảnh giới chân như, người đọc qua đó mỗi người liễu ngộ ở những tầng bậc khác nhau, thu nhận được tinh túy của thi nhân.
Sinh tử do lai bãi vấn trình
Nhân duyên thời tiế tự nhiên thành Sơn vân dã hữu xuất sơn thế
Giản thủy chung vô đầu giản thanh. (An định thời tiết)
Dịch: Sinh tử từ đâu chớ hỏi mà Nhân duyên thời tiết tự nhiên thành Mây núi chực chờ bay khỏi núi Nước khe rồi cũng chảy vào khe
Trong phần Đối cơ của Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục có chép: “Tiến vấn: - Như hà thị sanh tử nghiệp?
Sư vân: - Thu sương trích trích lô hoa ngạn? Dạ tuyết phân phân nguyệt sắc thiên Dịch:
Lại hỏi: - Thế nào là nghiệp sinh tử ? Sương thu lấm tấm bờ hoa sậy Tuyết đêm rơi rắc trời màu trăng”
Nội dung của bài thơ “An định thời tiết” và trong phần Đối cơ Tuệ Trung Thượng sĩ muốn nói về chuyện sinh tử. Sinh tử cũng là giả danh, nếu cho là có sinh ắt sẽ có tử, tuy nhiên sinh tử do nhân duyên hợp thành, nhân duyên hết sinh tử tan, nhân duyên đến sinh tử tụ, vậy sinh tử cũng không có không mất, không có cái gọi là khái niệm về sinh, không có cái gọi là khái niệm về tử, mà sinh tử được gọi tên là thế, còn bản nguyên của nó là sự hợp thành của các duyên khởi, nhân duyên là tự nhiên. Mây bay trên đỉnh núi, nước vẫn chảy vào khe. Đó là quy luật tự nhiên như nhiên, những sự vật hiện tượng nhìn nhận chúng trong cội nguồn bản nguyên đó là chân như. Chân như là nhìn sự vật hiện tượng như nó vốn có, không nhìn nó trong mối quan hệ biến đổi, sự biến đổi đó cũng là do tâm vọng động sinh ra, khi tâm như rồi, cảnh giới chân như hiện lên. Tuệ Trung Thượng sĩ nhắc tới một quy luật tự nhiên, hằng thường. Trong bài thơ “An định thời tiết”, khi nói tới sinh tử người nghe như đang thấy sự kiến giải thấu tình đạt lý của người đã trải nghiệm, một người đã kinh qua những trăn trở về sinh tử. Với ngôn từ bình dị, đời thường không đi lý giải cụ thể về vấn đề đặt ra mà dùng hình tượng mây núi, nước chảy trong khe, những cặp hình tượng sóng đôi tạo nên liên tưởng về sự tuần hoàn tự nhiên của con người của cuộc đời. Nhan đề là “An định thời tiết” song câu mở đâu bàn về chuyện sinh tử. Cái khôn khéo của thi nhân là vừa gợi mở những ý thơ mang tính Thiền ý, vừa đưa những ngụ ý sâu xa của mình qua những cặp hình tượng. Qua những hình tượng đó, ngụ ý của nhà thơ hiển hiện. Cũng trả lời về chuyện sinh tử song trong phần Đối cơ dường như nó mất đi những nốt nhạc, những hình tượng so sánh hoặc ẩn dụ. Cũng là Thiền
nhưng Thiền trong văn chương của Tuệ Trung Thượng sĩ có những nhậm vần không khô khan lý tính như khi tác giả trả lời người hỏi. Tuệ Trung Thượng sĩ cũng không trả lời trực tiếp về chuyện sinh tử như đã trích trong phần Đối cơ. Một cách trả lời buộc người hỏi phải vận dụng hết tư duy, gợi mở hết khả năng tự khiến ngộ cho riêng mình. Tuệ Trung Thượng sĩ đứng trên phương diện đạo mà trả lời, còn qua những vần thơ Thiền tác giả là một thi nhân, hay đó chính là Thiền gia có tâm hồn thi nhân. Ở phương diện nào đó ý nghĩa của câu thơ thuận theo tự nhiên mà Tuệ Trung Thượng sĩ muốn nói cũng giống như “thuận thiên lập mệnh” của Khổng Tử. Tuệ Trung Thượng sĩ tu Thiền nhưng không xuất gia, cầm binh đánh giặc bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong con người hành đạo đó có dáng dấp của bậc quân tử đại trượng phu, cũng có thư thái an nhàn của Lão - Trang trong phong thái thích tiêu dao, vui thú giang hồ. Ở đây Thiền là tư tưởng chủ đạo của Tuệ Trung Thượng sĩ. Tuệ Trung Thượng sĩ điển hình của mẫu người quân trung thời Trần, khi Phật giáo được Trần Nhân Tông khơi dựng tôn xưng thành quốc giáo, Tuệ Trung Thượng sĩ là lá cờ tiên phong của Thiền gia tại thế có tấm lòng trung quân ái quốc.
Tòng vô hiện hữu, hữu vô thông Hữu hữu vô vô tất cánh đồng Phiền não Bồ đê nguyên bất nhị Chân như vọng niệm tổng giai không Thân như huyễn cảnh nghiệp như ảnh Tâm nhược thanh phong, tính nhược bồng
Hưu vấn tử sinh, ma dữ Phật
Chúng tinh củng bắc, thủy triều đông
Dịch: Từ Không hóa Có, Có Không không
Có Có Không Không rốt lại đồng Phiền não bồ đề nguyên chỉ một Chân như, vọng niệm thảy đều không Thân như cảnh giả, nghiệp như ảnh Tâm tợ thanh phong, tánh tợ bồng Thôi hỏi tử sinh, ma với Phật Mọi sao chầu bắc, nước xuôi đông
Bài thơ “Vạn sự quy như”, Tuệ Trung Thượng sĩ khẳng định sự hiện tiền của bản thể, của thực tại và hư vô, những tên gọi những khái niệm là thật tướng mà cũng không là thật tướng. “Có Có Không Không rốt lại đồng”. Trong bài thơ này thì dấu ấn tư tưởng Lão Trang thể hiện sự hòa đồng tam giáo trong tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ. Lão Tử trong hệ tư tưởng của mình đề cập tới vô vi, vô vi của Lão Tử xuất phát tử điểm “Thiên địa vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô” (Vạn vật trong trời đất sinh ra từ “có”, “có” sinh ra từ “Không”. Với Lão Tử vô thường không trái nghĩa với “hữu”) [59, tr.157]. Chính vì thế Tuệ Trung viết “Tòng vô hiện hữu hữu vô thông”. Ở đây bắt gặp sự đồng điệu gần gũi giữ tư tưởng Thiền tông và tư tưởng Lão Trang. Triết học phương Đông coi vấn đề “danh” là một trong những phạm trù quan niệm mà hầu hết các nhà tư tưởng phương đông như Trang tử, Dương Tử, Lão Tử, hay Khổng tử, đều nhắc tới. “Danh” ở đây là cặp phạm trù sóng đôi với “thực”. Trong thế giới thực tại hằng thường này, mọi thứ tồn tại chân thực. Tồn tại hay không tồn tại cuối cùng cũng vẫn là bản chất của sự vật, nói nó có là nó có, nói nó không là nó không. Chịu ảnh hưởng “danh học” của tưởng Lão Tử, Tuệ Trung quan niệm mọi cái trong thế giới hiện tượng đều do con người “gọi tên mà có”. Vậy thì những khái niệm và mệnh đề chỉ là tên gọi, sự vật đó không bị những tên gọi ràng buộc, có gọi nó là danh khác nó vẫn thế, không gọi nó là gì nó vẫn thế. Cái hữu thực đó nằm trong quy luật hằng thường của tạo hóa. Vạn vật, vạn pháp đều như nhau. Thiền sư Hy Thiên nói: “Tâm ấy tức Phật. Tâm, Phật và chúng sinh, phiền não và Bồ đề, tuy tên gọi khác nhau mà thể tánh là một (Tức tâm tức Phật. Tâm, Phật, chúng sinh, Bồ đề, phiền não, danh dị thể nhất) [12]. “Phiền não Bồ đề bất dị”. Tất cả những tinh thần ngăn trở giác ngộ đều là phiền não. Ngược lại nếu gạt bỏ hết phiền não tức là Bồ đề. Bởi con người vốn thể tính tham sân si, những thể tính đó là phiền não, nhưng trong khi chế ngự được tham sân si thì
lại là Bồ đề. Cũng chỉ là cách gọi tên khác nhau khi tâm ta không chế ngự được thể tính. Phiền não và Bồ đề đều không thể rời nhau. Phiền não là tính phân biệt với Bồ đề. Bởi thế, phiền não cũng chính là Bồ đề, không gạt bỏ thể tính nào, mà chỉ là nhận chân ra được tính thật của phiền não lúc đó cũng chính là Bồ đề. “Chân như vọng niệm tổng giai không” tức là chân như vọng niệm đều là một. Trong thế giới vô minh này, con người luôn ngộ nhận mình làm chủ được hoàn cảnh sự vật, bản thân mình sẽ thay đổi, biến đổi nhiều điều xung quanh. Tuy nhiên, quan niệm thập nhị nhân duyên của Phật giáo cho rằng, vạn vật sinh ra đều do duyên khởi mà hợp thành, nhìn nhận được bản nguyên của vấn đề, không khởi sinh vọng niệm là xuyên thấu vào tấm màn u minh lúc đó chân như hiện tiền. Bởi thế Tuệ Trung Thượng sĩ khuyên “thôi hỏi sinh tử, ma với Phật”. Phàm chuyện sinh tử thôi không đi tìm lời giải đáp, không thắc mắc “ma tâm” với Phật làm gì, cuộc sống nó vốn là quy luật tự nhiên, sinh sống theo sự hiện tiền của quy luật là mọi thứ yên hòa. Khái niệm “Ma” là khái niệm chung, của những vọng niệm sinh ra. Không giống khái niệm “ma” trong cách hiểu của dân gian. “Ma” mà dân gian vẫn hiểu là phần linh hồn của người đã khuất. Trong Phật giáo, tất cả những hoại huyền hoặc không chân thật, biến trá xảo mị như Ma vương (kẻ luôn chống đối lại Đức Phật) là ma. Ma này làm người ta mê muội, cản trở con người đến gần với đạo pháp. Tuệ Trung Thượng sĩ khuyên không nên vướng víu vào những khái niệm có không, ma Phật, sinh tử niết bàn, phiền não bồ đề.
Tuệ Trung Thượng sĩ được Thiền sư Tiêu Dao trao truyền tâm ấn, đã ngày đêm học Thiền chứng thực Thiền trong dòng thế tục. Tuy ngài không xuất gia, không trì giới, nhưng Thượng sĩ đã đạt được thành tựu của kẻ học đạo. Tuệ Trung Thượng sĩ đã thấu triệt tông chỉ, yếu chỉ của Thiền tông. Ông nhìn mọi việc trong cuộc sống dưới con mắt Thiền nhân. Bởi thế, chuyện sinh tử, Niết bàn, giác ngộ, giải thoát đối với ông đều trở nên “dĩ nhàn”. Ông chủ
trương “đập phá” khái niệm, trừ bỏ quan niệm nhị nguyên. Đối với người tu Thiền, cần sống tùy duyên, vui cái vui của thế sự, và sống đúng với dòng chảy của tự nhiên, tâm như nhiên như thế là giải thoát là giác ngộ.
Sinh tử nhàn nhi dĩ
Tâm chi sinh hề, sinh tử sinh Tâm chi diệt, hề sinh tử diệt
Sinh tử nguyên lai tự tính không Thử huyễn hóa thân diệc đương diệt… Sinh tự vọng sanh tử vọng tử
Tứ đại bản không tòng hà khỉ Dịch: Tâm vọng sinh thì sinh tử sinh Tâm tắt diệt thì sinh tử diệt
Sinh tử xưa nay vốn tính không Thân hư ảo này rồi cũng diệt… Sinh vốn sinh giả chết chết giả Tứ đại vốn không từ đâu nổi [12] Đối với Tuệ Trung Thượng sĩ giải thoát chứng ngộ hay sinh tử Niết bàn cũng chỉ là danh xưng9, mà danh xưng vốn không thật, chỉ có bản lai diện mục là thật. Nội tại của vấn đề nằm trong cái vỏ của danh xưng. “Sinh tử nguyên lai tự tính không”. Tính không ở đây không phải là sự trống rỗng mà không có sinh không có tử, cái gọi là sinh tử chỉ là giả danh mà thôi. Nếu có sinh ắt có tử, nhưng nằm ngoài quy luật sinh tử thì chuyện sinh tử không còn nghĩa lý gì. Phàm những bậc tu hành đắc đạo mới vượt ra khỏi cõi của sinh tử, nên chuyện sinh tử lúc đó trở lại là không.
Thanh văn tọa Thiền ngã bất tọa Bồ tát thuyết pháp ngã bất thuyết (Sinh tử nhàn nhi dĩ) [12]
9
Trích dẫn ngữ lục thuyết minh: có người hỏi chân lý chí cực là gì? Thiền sư Vân Cư đáp: “Ta chỉ lấy những ý chủ yếu mà nói thôi. Các ngươi nên tâm niệm trong bản tính của Thanh tịnh không có phàm nhân và thánh nhân, không có kẻ liễu ngỗ sáng suốt và kẻ không minh liễu. Phàm nhân và thánh nhân cả hai đều là tên gọi. Nếu căn cứ vào tên gọi mà lý giải thì sẽ đọa sinh tử luân hồi. Nếu biết nhận định rõ tất cả giả danh đều không thật mới thấy không có sự vật nào có thể sử dụng danh xưng được”
Tuệ Trung Thượng sĩ không bám víu vào hình thức, bám víu vào khái niệm ở chỗ nghi thức đối với ông chỉ mang tính hình thức. Thế giới của Tuệ Trung Thượng sĩ là thế giới hiện hữu những dung dị, trong sự giản dị đời thường đó ông tự mình tu tập và chứng quả. Không cần phải ngồi Thiền, hay nói pháp mới là tu và đối với sự tu hành của Tuệ Trung thật khác người. Vốn dĩ con người bình thường luôn coi sinh tử đại sự, cả cuộc đời cũng chỉ tiềm kiếm và trả lời câu hỏi sinh tử. Ngay như Trần Nhân Tông trước khi nhập Niết bàn cũng nói lại với đệ tử của mình (các ngươi nên chuyên tâm tìm hiểu sinh tử). Vậy sao lại nói “sinh tử nhàn nhi dĩ” như Tuệ Trung Thượng sĩ, bởi các bậc đại trí họ xem sinh tử là lẽ thường. Thượng sĩ hành trạng “Sống chết là lẽ thường, làm gì phải xót thương quyến luyến làm rồi tâm trí của ta”, hay bài kệ của Trần Nhân Tông đọc cho Pháp Loa nghe trước khi tịch diệt: Nhất thiết pháp bất sinh, Nhất thiết pháp bất diệt”10. Vấn đề sinh tử là vấn đề mà người mới học đạo luôn truy tầm, nhưng các bậc đại ngộ thì sinh với tử như có có không không, mọi thứ đều là thực mà cũng không phải là thực. Quy luật sinh tử, là quy luật hằng thường tự nhiên của con người, cũng như hoa tàn rồi hoa nở, một năm có bốn mùa tuần hoàn. Không có gì có thể thay đổi quy luật đó, nhưng nhìn nhận và cảm nhận quy luật đó thì mỗi bậc trí giả có quan niệm riêng, song các Thiền gia đều không màng gì đến chuyện sinh tử. Hữu sinh hữu tử, đó là bản chất của sự việc trong mối tương quan với tồn tại. Đời sống thực tại là có khởi nguồn có kết thúc, có đến có đi, mọi thứ chảy trôi theo đúng quy luật. Trong thế giới Thiền thi mọi thứ tồn tại ở chứng ngộ, nên tưởng là mâu thuẫn nhưng không phải mâu thuẫn. Tưởng là các vị đôi khi nói ngược nhưng không phải nói ngược. Thiền thi, trong thế giới thơ ca ấy là sự thực chứng từ bản tâm. Trong thế giới đó, Thiền gia đạt tới sự chứng ngộ của bản tâm, nên mỗi lời nói ra, mỗi khi xúc cảm của bản thân tuôn trào cũng
không phải xúc cảm bình thường đó là thứ cảm xúc của giác ngộ, của trí tuệ bát nhã ba la mật.
Ngu nhân điên đảo bố sinh tử Trí giả đạt quan nhàn nhi dĩ