2.1 Quan hệ Hoa Kỳ Trung Quốc trên các lĩnh vực chủ yếu
2.1.2. Trên lĩnh vực kinh tế thương mại và văn hóa, giáo dục
Năm 1979, tại Bắc Kinh, Chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký Hiệp định thương mại Trung – Mỹ với thời hạn 3 năm, quy định dành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc. Hiệp định này có hiệu lực vào tháng 2/1980. Trong năm 1979, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt 2,45 tỷ USD. Hai mươi năm sau, năm 1999, cũng tại Bắc Kinh, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp định song phương về việc Trung Quốc gia nhập WTO, kể từ thời điểm này rào cản lớn nhất đối với việc Trung Quốc gia nhập WTO đã được gỡ bỏ. Và trong năm 1999 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt 61,48 tỷ USD.
Ngày 10/10/2000, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã ký pháp lệnh về thiết lập quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn đối với Trung Quốc, pháp lệnh này sau khi được Thượng nghị viện, Hạ nghị viện Mỹ thông qua đã trở thành luật chính thức của Mỹ. Căn cứ vào pháp lệnh này, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Mỹ sẽ chấm dứt việc căn cứ vào điều khoản có liên quan trong "Luật Thương mại năm 1974" để tiến hành xem xét hàng năm về việc dành cho Trung Quốc chế độ "Ưu đãi tối huệ quốc", thiết lập quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn với Trung Quốc.
Từ đó đến nay, dù là dưới thời chính quyền Bush hay chính quyền Obama, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng là quan hệ quan trọng hàng đầu trong quan hệ song phương giữa hai nước, không chỉ bởi tính phụ thuộc lẫn nhau càng cao trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế gia tăng, mà còn bởi tính quan trọng của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Cứ mỗi năm, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lại tăng lên một mức mới cùng với những hiệp định hay thoả thuận mới được ký kết giữa hai bên. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hoa Kỳ, quy mô xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc chỉ đứng sau hai láng giềng Canada và Mexico. Các thống kê chỉ ra rằng, từ năm 2000 - 2010, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc đã tăng 468%, trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ sang các nơi khác trên thế giới chỉ tăng 55%1. Hơn nữa, mối quan hệ về kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ở mức độ
1
mật thiết gần như là dính chặt vào nhau. Hàng hoá Trung Quốc, phần lớn do các hãng sản xuất Hoa Kỳ đặt hàng và mang nhãn hiệu Mỹ, đã tràn ngập thị trường Hoa Kỳ, một mặt vừa tạo công ăn việc làm cho người dân Trung Quốc, mặt khác lại giúp kinh tế Hoa Kỳ phát triển đều đặn trong nhiều năm qua. Ngược lại, thặng dư thương mại đã giúp Trung Quốc tập trung được một số lượng tư bản khổng lồ, thể hiện qua việc Trung Quốc mua giữ trái phiếu của chính phủ Mỹ (US Bonds) có lúc lên đến $1 ngàn tỷ USD. Vì thế, có thể nói, quan hệ kinh tế - thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hoàn toàn có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hoặc cũng có thể khiến nền kinh tế toàn cầu đi xuống.
Do bận rộn với cuộc chiến chống khủng bố và cũng nhằm khai thác cơ hội phát triển của Trung Quốc, chính quyền G. Bush trước đây và Barack Obama hiện nay nghiêng về theo đuổi chính sách can dự để hợp tác và phòng ngừa đối với Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Biểu hiện rõ nét nhất của chính sách này từ Mỹ là biến Trung Quốc trở thành “một cổ đông có trách nhiệm”1 trong hệ thống quốc tế, trong đó Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi chính sách một Trung Quốc, tôn trọng sự trọn vẹn lãnh thổ và thúc đẩy hợp tác kinh tế với nước này. Trong nhận thức của phần lớn giới cầm quyền Hoa Kỳ, thì sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc như là một cường quốc kinh tế toàn cầu đã và đang tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức to lớn trên tất cả các mặt. Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc với nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có một chính sách can dự, trong đó có can dự để thúc đẩy hợp tác là một trong những mục tiêu mà Hoa Kỳ theo đuổi. Còn phía Trung Quốc, họ luôn đề cao sự ổn định để phát triển, coi phát triển kinh tế là điều kiện cần thiết cho sự ổn định. Đồng thời, cho rằng, sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời thế giới và sự phồn vinh của thế giới cũng không thể tách rời Trung Quốc. Con đường tốt nhất là cùng hợp tác trong hoà bình, cạnh tranh và cùng thắng. Điều này được thể hiện qua đường lối “Phát triển một cách hoà bình” được đưa ra từ đại hội XVI (2002) và “Phát triển hài hoà” đưa ra từ đại hội XVII (2007) của Đảng cộng sản Trung Quốc2.
Xuất phát từ nhận thức trên, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực, nhất là về kinh tế. Ngày 27/12/2001, Tổng thống Mỹ Bush ký sắc
1
Thuật ngữ “cổ đông có trách nhiệm” (responsible stakeholder) do ngài Robert Zoellick, cựu chủ tịch WB và thứ trưởng ngoại giao phụ trách châu Á của Mỹ đưa ra vào tháng 9/2005
2
Xem thêm: Báo cáo chính trị do TBT Hồ Cẩm Đào trình bày tại ĐH Đại biểu toàn quốc lần thứ XVII Đảng CSTQ, ngày 15/10/2007
lệnh, chính thức dành cho Trung Quốc quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn. Sắc lệnh này có hiệu lực chính thức kể từ ngày 01/01/2002. Năm 2003 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên vượt qua mốc 100 tỷ USD, đạt 126,33 tỷ USD. Từ ngày 07 đến 10/12/2003, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ôn Gia Bảo tiến hành thăm chính thức Mỹ. Trong thời gian làm việc tại Mỹ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đưa ra 5 nguyên tắc để bảo đảm cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phát triển lành mạnh, Tổng thống J.Bush tỏ ý tán thành. Hai bên thỏa thuận nâng cấp cho Ủy ban liên hợp thương mại Trung – Mỹ.
Ngày 18/11/2005, qua 7 vòng đàm phán về vấn đề mậu dịch hàng dệt may, hai bên Trung – Mỹ đã đi đến thỏa thuận nhất trí và tại London (Anh) đã diễn ra lễ ký kết "Bị vong lục về mậu dịch hàng dệt may" giữa Trung Quốc và Mỹ. Hai bên đồng ý kể từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2008, sẽ thực hiện quản lý đối với số lượng của 21 chủng loại hàng dệt may như quần làm bằng sợi bông của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Năm 2005 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên đột phá mốc 200 tỷ USD, đạt 211,63 tỷ USD.
Ngày 20/9/2006 tại Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Ngô Nghi đã cùng với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson chính thức khởi động Cơ chế đối thoại kinh tế chiến lược Trung – Mỹ (SED) và từ ngày 14 đến ngày 15/12/2006 tại Bắc Kinh, lần đầu tiên diễn ra Đối thoại kinh tế chiến lược Trung – Mỹ với chủ đề "Con đường phát triển của Trung Quốc và chiến lược phát triển kinh tế Trung Quốc". Hai bên đã xác định các lĩnh vực như ngành dịch vụ, chữa bệnh, đầu tư, tăng cường độ minh bạch, năng lượng và bảo vệ môi trường là công tác trọng điểm trong 6 tháng tiếp theo. Nhờ có SED, Mỹ đã tích cực hỗ trợ Bắc Kinh trong việc mở cửa lĩnh vực tài chính, tạo ra những cơ hội mới cho các thể thế tài chính của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài và cho các công ty bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng của Mỹ được hoạt động tại Trung Quốc. Và thành quả của nó đạt được là đến năm 2007 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Mỹ đã lần đầu tiên phá mốc 300 tỷ USD, đạt 302,08 tỷ USD. SED cũng mở đường cho nhiều Hiệp định kinh tế mới được ký kết, trong đó có Hiệp định về Dịch vụ hàng không được hoàn tất từ tháng 5/2007, theo đó các chuyến bay chở khách của Hoa Kỳ đến và xuất phát từ Trung Quốc sẽ được tăng gấp đôi vào năm 2012 và các công ty
vận chuyển hàng không từ cả hai nước sẽ được hưởng sự tự do đầy đủ của ngành công nghiệp này vào năm 20111.
Tổng thống Obama, dù mới nhậm chức và có rất nhiều vấn đề an ninh, kinh tế trong nước cần giải quyết nhưng ông cũng nhanh chóng quan tâm đến vấn đề hợp tác kinh tế giữa hai nước. Ngày 01/4/2009 tại London, đã diễn ra cuộc gặp đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Mỹ Obama, hai bên nhất trí đồng ý cùng nhau nỗ lực xây dựng quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc, tích cực hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21, xây dựng Cơ chế chiến lược và đối thoại kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc. Từ ngày 27 đến 28/7/2009 tại Washington, lần đầu tiên diễn ra Hội nghị chiến lược và đối thoại kinh tế Hoa Kỳ - Trung Quốc. Trong đối thoại kinh tế, hai bên đã xoay quanh chủ đề chính là đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, với tinh thần hợp tác, đi sâu vào thảo luận vấn đề có tính chiến lược trong kinh tế của hai nước và đã thu được nhiều kết quả quan trọng, đem lại động lực mới cho sự phát triển tích cực hợp tác toàn diện trong quan hệ giữa hai nước trong thế kỷ XXI.
Cũng ngay trong năm đầu nhiệm kỳ của mình, từ ngày 15 - 18/11/2009, Tổng thống Mỹ Obama đã đến thăm Trung Quốc, gặp gỡ Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, hai bên đã ra "Tuyên bố chung". Tuyên bố chung nhấn mạnh, hai bên sẽ tăng cường đối thoại và quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chính sách kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện các biện pháp hiện hữu nhằm bảo đảm cho tốc độ hồi phục kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu lớn mạnh và tiếp tục phát triển. Đồng thời cùng nhau nỗ lực chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, với thái độ xây dựng, hợp tác và cùng có lợi, tích cực giải quyết những tranh chấp trong thương mại và đầu tư của hai bên. Đồng thời, đẩy nhanh đàm phán "Hiệp định đầu tư song phương". Bên cạnh đó, hai nước sẽ cùng nhau thúc đẩy mối quan hệ qua lại giữa lãnh đạo cấp cao, cùng nhau đối phó với thách thức toàn cầu và khu vực, hợp tác trong việc tìm kiếm các giải pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu, năng lượng và môi trường, mở rộng giao lưu văn hoá. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất về sự hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian gần đây là hai nước đã có những phối hợp nhất định trong việc giải quyết cơn bão tài chính thế giới nổ ra từ tháng 9/2008. Trung Quốc đã chi ra gần 600 tỷ để kích
1
Nguồn: Kim ngạch hai chiều giữa Trung Quốc – Mỹ, http://www.ttnn.com.vn/nuoc-lanh-tho/52/kim-ngach- xuat-nhap-khau/29480/kim-ngach-hai-chieu-giua-trung-quoc-my.aspx
cầu trong nước, thực hiện hoán đổi ngoại tệ với trị giá 95 tỷ USD với nhiều nước trên thế giới, cam kết đầu tư tới 50 tỷ USD vào Quỹ tiền tệ thế giới…
Với những hoạt động ngoại giao kinh tế tích cực của Hoa Kỳ và Trung Quốc, năm 2010, kim ng ̣ạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc tăng 32%, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 5 nước và khu vực xuất khẩu lớn của Hoa Kỳ. Cũng phải nói rằng, việc xuất khẩu sang Trung Quốc đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phục hồi kinh tế và phát triển bền vững của kinh tế Hoa Kỳ hậu khủng hoảng.
Tuy nhiên, bên cạnh hợp tác kinh tế, cả Mỹ và Trung Quốc đều có những chiến lược cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau, tuy chưa rõ nét như trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Trong khi Trung Quốc tăng cường mở rộng các quan hệ thương mại, đầu tư, thiết lập các FTA với ASEAN thì Mỹ tăng cường củng cố các quan hệ song phương và gần đây kết hợp cả song phương lẫn đa phương với ASEAN và từng nước thành viên, đồng thời muốn lôi kéo các nước ASEAN ủng hộ một FTA cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong khi sáng kiến này được Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nền kinh tế nhỏ và vừa của ASEAN ủng hộ thì Trung Quốc lại phản đối. Hơn nữa Mỹ cũng tăng các khoản viện trợ phát triển cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chống thiên tai, dịch bệnh và củng cố các doanh nghiệp. Về mặt cơ chế, Mỹ đưa ra “sáng kiến ASEAN - 2002”, chương trình hợp tác ASEAN (2004) và ký Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác Mỹ - ASEAN (2005), “Quan hệ đối tác tăng cường Mỹ - ASEAN - 2007”. Đặc biệt, tháng 2/2008, Mỹ bổ nhiệm Phó trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương làm đại sứ đầu tiên của Mỹ phụ trách các vấn đề ASEAN. Tiếp đó, tháng 2/2009, ngoại trưởng Mỹ H. Clinton tiến hành công du một loạt nước Đông Á trong đó có Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc và Trung Quốc, đồng thời viếng thăm trụ sở ASEAN tại Jakarta. Bà cũng tham sự Hội nghị ARF tổ chức tại Thái Lan tháng 8/2009 và ký TAC và đưa ra sáng kiến hợp tác giữa sông Mississippi và sông Mê Kông. Đặc biệt, Tổng thống Barack Obama vào trung tuần tháng 11/2009 tham dự Hội nghị APEC tổ chức tại Singapore, trong đó có cuộc gặp gỡ đầu tiên của một Tổng thống Mỹ với 10 nước ASEAN. Đây là sự kiện quan trọng nhất của quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN trong năm 2009. Cũng tại đây Tổng thống Obama đưa ra sáng kiến thương mại quan trọng mang tên Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhằm tạo lập một nền tảng cho sự liên kết kinh tế - chính trị trong khu vực. Hơn nữa, Tổng thống Obama tiến hành thăm chính thức Nhật
Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng 11/2009 cũng là những bằng chứng mới về sự quan tâm nhiều hơn của Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương kể từ một thập niên trở lại đây. Vào tháng 1/2010, Ngoại trưởng Hilary Clinton có chuyến công du đầu tiên của năm 2010 đến Châu Á – Thái Bình Dương, gặp Ngoại trưởng Nhật Bản nhằm làm dịu mâu thuẫn Nhật Bản – Hoa Kỳ về việc di chuyển căn cứ quân sự trên đảo Okinawa và thúc đẩy hợp tác chính trị an ninh giữa hai nước. Tại cuộc gặp gỡ này, phía Mỹ lần nữa khẳng định sự cần thiết củng cố liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản trước sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Về vấn đề cạnh tranh thương mại, từ khi khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra, những bất đồng trong thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang dần dần trở thành vấn đề lớn do nước Mỹ ngày càng thâm hụt thương mại lớn trong buôn bán với Trung Quốc. Những “phát súng” đầu tiên của cuộc chiến thương mại giữa hai nước lớn này có thể bắt đầu bằng việc chính quyền Obama từ tháng 9/2009 đưa ra mức thuế 35% đối với lốp xe Trung Quốc. Còn Trung Quốc đáp lại sự kiện này bằng việc đe doạ trả đũa đối với các sản phẩm gà và phụ tùng ô tô Mỹ. Mỹ có thể tạo dựng thêm các rào cản thương mại, hạn chế sự bành trướng của hàng hoá Trung Quốc. Từ đầu năm 2010 các bất đồng trong thương mại giữa hai nước còn nhiều hơn, Mỹ đã đánh thuế thêm một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và tẩy chay nhiều mặt hàng có nhiễm chất