Hệ thống nhân vật trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân (Trang 66 - 83)

2.1.1 .Tình yêu quê hương miền Nam thắm thiết

2.2. Thế giới hình tượng trong thơ Lê Anh Xuân

2.2.2. Hệ thống nhân vật trữ tình

2.2.2.1. Hình ảnh ngƣời phụ nữ miền Nam

Như một nguồn mạch dạt dào bất tận, như một dòng chảy mạnh mẽ khơng ngừng, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên, và rồi cứ thế xuất hiện xuyên suốt trên hầu hết các trang viết của mọi thế hệ từ xưa đến nay. Đáng yêu biết bao là người phụ nữ trong truyện cổ, ca dao với những phẩm chất cao quý và thiên tính nữ cao đẹp. Đáng trân trọng biết bao là người phụ nữ trong văn học trung đại, dù chịu nhiều bất hạnh, đắng cay mà vẫn giữ vẹn tấm lòng son sắt, trinh bạch. Để rồi trải qua bao thăng trầm của lịch sử cùng

những đổi thay của thời gian, người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong văn học hiện đại mới thật đáng khâm phục biết bao. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang đậm hơi thở của thời đại, ghi đậm dấu ấn của cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Có lẽ, chưa bao giờ hình tượng người phụ nữ anh hùng lại được các nhà thơ dành cho nhiều trang viết đến thế.

Người phụ nữ trong thơ Lê Anh Xuân chưa có nhiều nét nổi bật so với người phụ nữ trong tác phẩm văn học của nhiều nhà văn cùng thời. Tuy nhiên, trong thơ Lê Anh Xuân, hầu như bài nào cũng có bóng dáng người phụ nữ. Nhà thơ đã dành những vần thơ chân thành, xúc động ca ngợi người phụ nữ với tấm lòng mến phục và chan chứa yêu thương. Những cô gái dịu dàng, duyên dáng trong chiếc áo bà ba, súng khoác vai kiên cường đánh giặc; những bà mẹ hi sinh hết thảy, một lòng một dạ thủy chung với cách mạng làm ta xúc động và yêu mến qua mỗi trang thơ. Những bài thơ viết về nữ anh hùng đều được kết cấu dưới dạng kể chuyện và nhờ có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình, giữa hiện thực đời sống với hiện thực tâm trạng nên những câu chuyện tưởng như khơ khan mà lại có sức hấp dẫn riêng.

2.2.2.1.1. Hình ảnh người mẹ anh hùng

Thơ viết về Mẹ xưa nay rất nhiều và hay. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh Mẹ hiện lên lung linh trong Nắng mới từ trang thơ của Lưu Trọng Lư: “Hình ảnh mẹ tơi

chửa xóa nhịa/ Vẫn cịn mƣờng tƣợng lúc vào ra/ Nét cƣời đen nhánh sau tay áo/ Sau ánh trƣa hè trƣớc dậu thƣa”. Trong thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống

Mỹ cũng ngời sáng lên hình ảnh người Mẹ Việt Nam trong chiến tranh không chỉ mang phẩm chất truyền thống của người phụ nữ trong ca dao xưa như: tần tảo, trung hậu, đảm đang, yêu chồng, thương con mà còn mang nét hiện đại của một Nguyệt Nga cầm súng trong thời đại chống Mỹ: anh dũng, kiên cường bất khuất, trung thành với Đảng… Mẹ chính là quê hương đất nước, là nhân dân chở che đơn hậu. Đó là hình ảnh người mẹ tần tảo lam lũ “Chân lội dƣới bùn, tay cấy mạ non” (Bầm ơi – Tố Hữu), cũng là người mẹ quật cường, ngày ngày chèo đị qua sơng dưới làn đạn bom để đưa đàn con đi chiến đấu (Mẹ Suốt – Tố Hữu), người mẹ đào hầm chiến đấu trong thơ Dương Hương Ly thật kiên cường, anh dũng: “Mẹ vẫn đào hầm từ

thuở tóc cịn xanh/ Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc/ Mẹ vẫn đào hầm dƣới tầm đại bác/ Bao đêm ròng tiếng cuốc vọng năm canh” (Đất quê ta mênh mông). Trong thơ Lê

Anh Xuân, hình ảnh người mẹ anh hùng mang một lý tưởng cách mạng đẹp đẽ, sâu sắc và kiên quyết là một hình ảnh đầy sức sống và vơ cùng mạnh mẽ.

Bà mẹ miền Nam, người sinh ra những thế hệ anh hùng được xuất hiện trong ký ức của nhà thơ như một lời tâm tình nhỏ nhẹ. Hình ảnh người mẹ anh hùng trong thơ Lê Anh Xuân vừa cụ thể vừa khái quát. Đó là người mẹ già miền Nam lưng đã cịng, tóc đã bạc, mắt đã mờ vì trải qua bao mưa nắng, vất vả, đau khổ nhưng vẫn một lòng một dạ kiên trung với cách mạng, tham gia đánh giặc bất chấp tuổi tác:

- Mẹ ơi, tóc bạc tuổi già

Cấy đêm mẹ vẫn xơng pha chẳng sờn Ngón tay bật máu, mảnh bom

Cấy bao nhiêu mạ, căm hờn bấy nhiêu. - Vì sao tuổi mẹ đã cao

Đấu tranh mẹ vẫn đi đầu mẹ ơi.

(Về Bến Tre)

“Ngƣời mẹ trồng bông” ở nghĩa trang An Thới (Mỏ Cày Nam) âm thầm làm đẹp nơi yên nghỉ cho các anh hùng liệt sĩ:

Những nấm mộ chơn thầm, chơn lén Khơng có bia, khơng một cánh bơng Nghĩa trang chính là lịng của mẹ Nơi anh hùng yên nghỉ có mùi hƣơng.

(Người mẹ trồng bông)

Người ta thường chỉ quan tâm đến người cịn sống, cịn mẹ thương cả những ngơi mộ “chơn thầm chôn lén”. Mẹ chăm chút từng hàng bông như chăm chút từng tấm khăn, tấm áo cho các con mình. Các anh hy sinh khi vào tuổi đang xuân, mẹ muốn giữ mãi những mùa xuân đẹp đẽ ấy qua những hàng bông cúc trắng. Việc làm của mẹ âm thầm mà ý nghĩa biết bao, qua đó ánh lên vẻ đẹp về tấm lịng tin u, thủy chung vô bờ của bà má miền Nam với Đảng, với cách mạng:

Và hôm nay chiều nghĩa trang rất đẹp Mộ anh hùng dát nắng vàng tƣơi Bơng mẹ trồng khơng sợ gì sắt thép Đã vƣơn cao thơm ngát cả da trời.

(Người mẹ trồng bông)

Trong cuộc chiến đấu một mất một còn với quân thù, những hy sinh, mất mát tất nhiên là điều không thể tránh khỏi. Khi cần thiết, người mẹ miền Nam ấy đã hy sinh cả những đứa con thương yêu nhất của mình, tất cả vì sự nghiệp chung của dân tộc:

Mẹ đem con bịt nòng đại bác Cả dân làng ghì cánh trực thăng.

(Khơng đâu như ở miền Nam)

Sự hy sinh đó khơng phải là đơn giản, ngẫu nhiên mà đó là biểu hiện của ý chí cách mạng, của lòng căm thù cao độ, của tinh thần quyết chiến sâu sắc. Ở đây, chất lý tưởng đã thấm nhuần vào người mẹ miền Nam anh hùng.

Đó cịn là bà mẹ ở bên sơng Hàm Lng trọn cuộc đời sống vì cách mạng. Mẹ mưu trí, gan góc, đào hầm dưới bàn thờ ni giấu cán bộ. Mẹ hy sinh chồng con cho sự nghiệp cách mạng. Tình cảm của một người vợ mất chồng, người mẹ mất con thật ngổn ngang trăm mối; đau thương, uất hận nhưng mẹ khơng hề khóc lóc, van xin. Tinh thần hy sinh ấy chỉ những người cách mạng mới có.

Mặc dù phải chịu những đòn roi tra tấn tàn bạo của kẻ thù nhưng mẹ không hề nao núng, run sợ: “Tại thằng phản bội cung khai/ Quân thù bắt mẹ mấy ngày

khảo tra (Bông trang đỏ). Mẹ đã hy sinh cuộc đời cho cách mạng, cho làng xóm để

giữ lấy mảnh đất thân thương này: “Cả đời mẹ hy sinh gan góc/ Hai mƣơi năm giữ

đất giữ làng/ Ôi mẹ là bà mẹ miền Nam”(Trở về quê nội).

Hình ảnh người mẹ già trong thơ Lê Anh Xuân thật cao cả, đẹp đẽ. Qua mỗi tổn thất, nỗi đau thương mà quân thù gây nên thì nỗi căm thù quân xâm lược tàn bạo ngày càng quyết liệt trong lòng người mẹ miền Nam:

Mẹ ta hai chục năm trời

Căm thù tóc bạc chƣa ngi lịng già.

(Về Bến Tre)

Nguôi làm sao được, quên làm sao được khi đau thương mất mát ngày càng nhiều. Lòng căm thù dâng lên mãnh liệt trong lòng người mẹ già miền Nam kính u:

Chồng tao chết ốn thù chƣa hết Nay con tao vừa chết vì ai

Thù xƣa lại đến thù này

Tây đi, Mỹ đến một bầy sói lang.

(Bơng trang đỏ)

Nung nấu lịng căm hờn đối với kẻ thù, người mẹ đã đứng lên tố cáo tội ác tàn bạo của quân thù, tỏ rõ thế đứng và thế tiến công của người mẹ, người phụ nữ miền Nam. Tiếng nói đầy phẫn nộ của một con người mang một mối hơn căm khơng bao giờ ngi.

Có chiến tranh là có sự mất mát và hy sinh. Đó là một điều không thể tránh khỏi. Nhưng qua những mất mát, hy sinh, con người lại càng được tôi luyện thêm ý chí, lịng căm thù quyết liệt đối với quân thù. “Đau khổ, đói nghèo và sự đàn áp tàn

bạo là những ngƣời thầy duy nhất chỉ đƣờng cho họ vùng lên” (Nguyễn Ái Quốc –

Bản án chế độ thực dân Pháp). Dù năm tháng có trơi đi, biết bao đổi thay trên đời nhưng người mẹ miền Nam vẫn một lòng tin sắt đá, son sắc thủy chung vào cách mạng, không bao giờ phai mờ, lay chuyển được. Chờ đón, ni nấng hy vọng và tin tưởng vào một ngày không xa cách mạng sẽ bùng lên và thắng lợi. Chất lý tưởng thấm đượm trong mỗi câu thơ của Lê Anh Xuân. Như Phạm Văn Sĩ đã nhận xét: “Tính lý tƣởng trong thơ Lê Anh Xuân do đó tự nâng cao, con ngƣời yêu nƣớc trong

thơ Lê Anh Xuân do đó càng có ý nghĩa khẳng định, chất thơ trong tác phẩm của Lê Anh Xuân do đó càng duyên dáng” [71, tr.206].

Không chỉ dừng lại ở đó, mẹ cịn trực tiếp tham gia đấu tranh với kẻ thù: “Con nhìn tóc mẹ đang bay/ Con thƣơng mẹ đã bao ngày gian lao/ Vì sao tuổi mẹ

mẹ đã bạc trắng đang bay như vẫy gọi, động viên, giục giã mọi người tiến lên phía trước, giáp mặt với quân thù không hề sợ hãi, không chút chần chừ, do dự. Lời thơ trở nên trong sáng, đẹp đẽ bởi nó đã miêu tả thành cơng một hình tượng cao q đẹp đẽ. Hình ảnh người mẹ ấy đã làm chất liệu tạo nên những trang anh hùng ca của văn học cách mạng nói chung và trong thơ của Lê Anh Xuân nói riêng.

Bao nhiêu năm trời sống trong sự khủng bố, đàn áp của quân thù, lòng người mẹ miền Nam luôn đỏ thắm tinh thần lạc quan cách mạng sâu sắc. Khi cách mạng còn gặp nhiều khó khăn do những trận càn quét, vây bắt liên miên của quân thù, người mẹ ấy vẫn thao thức đêm đêm cùng với tuổi già ngồi canh gác cho những cán bộ cách mạng đi về hoạt động, củng cố niềm tin, xây dựng lực lượng, gây dựng phong trào đấu tranh cách mạng: “Có các con mẹ nhƣ trẻ lại/ Nuôi các con - nuôi

mãi niềm tin/ Mẹ ngồi gác, giữa đêm đen/ Nghe gà gáy sáng, bốn bên rạng dần”

(Bông trang đỏ). Mẹ cũng đã hy sinh anh dũng trong tranh đấu với kẻ thù. Cuộc đời của mẹ mãi mãi đẹp như màu bông trang:

Dừa Bến Tre bốn mùa xanh mát Sóng Hàm Lng ca hát sớm chiều Hát rằng: hỡi mẹ kính yêu

Cuộc đời mẹ đẹp nhƣ màu bông trang.

(Bông trang đỏ)

Với lời thơ giản dị, mộc mạc, Lê Anh Xuân đã khắc họa đậm nét hình ảnh người mẹ miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với lý tưởng cao đẹp. Ca ngợi người mẹ miền Nam nói riêng, con người miền Nam anh hùng nói chung, Lê Anh Xuân đã đi đến khẳng định thế đứng của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến này. Phạm Văn Sỹ đã từng nhận xét: “Ca ngợi con ngƣời miền

Nam kiên cƣờng nhƣ bức tƣờng đồng của Tổ Quốc, Lê Anh Xuân đi tới khái quát hóa, nêu cao cái thế đứng trên đầu thù của con ngƣời miền Nam” [71, tr.54].

2.2.2.1.2. Hình ảnh người con gái miền Nam

Nối tiếp truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc, bên cạnh những người mẹ già anh hùng cịn có cả một thế hệ những con người dũng cảm

đang viết tiếp bản anh hùng ca thời đại đấu tranh chống lại kẻ thù tàn bạo. Tre già thì măng mọc, những người con gái miền Nam tươi đẹp, dịu dàng, e lệ và rất trẻ trung đã được Lê Anh Xuân dành cho những vần thơ đầy màu sắc:

Ngƣời con gái ấy tuổi hai mƣơi Khuôn mặt mùa xuân sáng nụ cƣời Ngang lƣng tóc xõa trịn vai nhỏ Dịu dàng đôi ánh mắt vui vui.

(Bài thơ “Áo trắng”) Hay:

Em ơi! Sao tóc em thơm vậy? Hay em vừa đi qua vƣờn sầu riêng Ta yêu giọng em cƣời trong trẻo Ngọt ngào nhƣ nƣớc dừa xiêm.

(Trở về quê nội)

Những cô gái miền Nam bước vào cuộc chiến đấu vĩ đại chống kẻ thù tàn bạo của dân tộc với hình ảnh rất đẹp, trong sáng, hồn nhiên và yêu đời say đắm. Từ khn mặt, mái tóc, ánh mắt, nụ cười… đều tốt lên vẻ ngọt ngào, thùy mị. Hình ảnh đó trở nên đẹp đẽ, rực rỡ trong mỗi lời thơ anh nói về họ.

Đó là hình ảnh em gái đưa đị qua sơng An Hóa, em đưa người biểu tình qua sơng. Để che mắt giặc, em sẵn sàng mặc trong mình sáu lớp áo, mỗi lớp một màu; mỗi lần qua sông em thay một màu áo: “Áo em nhƣ có phép tiên/ Đò qua mấy chuyến

áo em mấy màu”. Bằng cách ấy, kẻ thù không thể nào phát hiện được em. Đúng là

một thế trận lòng dân “thiên la địa võng”, phát huy tối đa tài trí trong nhân dân. Hoặc như Út Tiết – cô xã đội tuổi mười tám, đôi mươi tràn đầy sức sống, trong dáng dấp của một thôn nữ Bến Tre: “Dịu dàng dáng áo bà ba/ Khăn rằn gió phất,

tóc xịa ngang vai”; mới ngày nào cịn là cơ bé sợ bóng đêm: “Nghe ca-nơng nổ bịt tai trong hầm” mà nay đã trở thành cô xã đội tay khơng lấy bót, lấy đồn, khiến

Đó là hình ảnh một nữ sinh, một chiến sĩ cách mạng hoạt động giữa đô thành đầy giặc:

Một bó truyền đơn vài tờ báo Gọn gàng trong chiếc cặp nữ sinh Nhƣ cánh chim xanh mang ánh nắng Em bay đi, bay khắp đô thành.

(Bài thơ “Áo trắng”)

Hoạt động cách mạng của nữ sinh trẻ tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại vơ cùng nguy hiểm, khó khăn. Thế nhưng, bao trùm lên tất cả lại là một niềm vui, một niềm say mê lớn, một niềm tin tưởng diệu kỳ “Nhƣ cánh chim xanh mang ánh

nắng” đối với sự nghiệp cách mạng mà cô ấy đang trực tiếp tham gia. Hình ảnh cơ

gái đi rải truyền đơn trong lịng địch là hình ảnh cánh chim xanh mang ánh nắng mặt trời cách mạng.

Đó là hình ảnh người con gái phá đường dưới đêm trăng:

Trăng rằm nở sáng trời cao

Có trăng ta cuốc, ta đào nhanh tay Tóc em ƣớt đẫm mồ hơi

Sao nghe phảng phất có mùi trăng thơm.

(Phá lộ đêm trăng)

Trong văn học kháng chiến chống Pháp, chúng ta đã bắt gặp hình ảnh người con gái trong “Phá đƣờng” của Tố Hữu và bây giờ ta lại gặp lại hình ảnh người con gái ấy trong “Phá lộ đêm trăng” của Lê Anh Xuân. Nếu như Tố Hữu miêu tả tỉ mỉ chung cả khơng khí của buổi phá đường bằng những hành động cụ thể: “Lục cục lào

cào, Anh cuốc em cuốc, Ta thi nhau đào…” thì Lê Anh Xuân lại dừng lại nhiều hơn

ở bản thân một người con gái. Công việc phá đường vất vả khiến mái tóc người con gái ướt đẫm mồ hơi, lại phảng phất cả “mùi trăng thơm” nữa. Hình ảnh cơ gái phá đường như hình ảnh nàng tiên trong đêm trăng quê hương. Thật là một biểu tượng tuyệt vời!

gái ấy cũng khơng ngoại lệ. Họ khốc lên vai chiếc súng trường và sẵn sàng băng theo lửa đạn. Họ đã cống hiến lứa tuổi đẹp nhất cho sự nghiệp cách mạng bởi “Cuộc

đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù” (Khi có một mặt trời - Lê Mã Lương): Chỉ thấy em mang súng

Em mặc áo màu đen.

(Gặp nhau)

Hình ảnh đẹp đẽ ấy đã nói lên tinh thần, phẩm chất cách mạng cao cả, sự hy sinh, chịu đựng gian khổ của người con gái miền Nam. Và ở họ toát lên vẻ đẹp sáng ngời:

Ơi khn mặt cơ gái Chói lọi nhƣ ngọn đèn.

(Gặp nhau)

Phải chăng khuôn mặt người con gái ấy đã trở thành ngọn đèn chói lọi trong tâm hồn anh chiến sĩ giải phóng qn mỗi đêm hành qn, mỗi đêm cơng đồn giặc.

Trong văn học các thế kỷ trước, hình ảnh người phụ nữ yêu nước thường là những người sớm khuya tần tảo nuôi con, gánh việc nhà để chồng yên tâm chinh chiến. Giờ đây, người phụ nữ miền Nam đã trực tiếp làm nhịp cầu cho bộ đội qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật thơ Lê Anh Xuân (Trang 66 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)