CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Kỹ năng tư vấn thuế (Trang 50 - 55)

 Khái niệm: Chi phí kinh doanh là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

 Chi phí kinh doanh gồm hai bộ phận:

 Chi phí sản xuất kinh doanh:

 Chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ;

 Chi phí bán hàng;

 Chi phí hoạt động tài chính: Lãi tiền vay vốn kinh doanh phải trả trong kỳ, Khoản chiết khấu thanh toán người mua hàng, dịch vụ được hưởng,…

 Ngoài chi phí kinh doanh còn có chi phí khác.

2.PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT

KINH DOANH

 Phân loại theo nội dung kinh tế:

 Chi phí nguyên liệu, vật liệu;

 Chi phí khấu hao TSCĐ;

 Chi phí nhân công;

 Chi phí dịch vụ mua ngoài;

 Chi phí BHXH, BHYT…

 Chi phí khác bằng tiền.

 PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

 Phân loại theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh:

 Chi phí vật tư trực tiếp;

 Chi phí nhân công trực tiếp;

 Chi phí sản xuất chung;

 Chi phí quản lý doanh nghiệp;

 Chi phí bán hàng.

 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và quy mô sản xuất kinh doanh: Chi phí cố định, chi phí biến đổi.

 GIÁ THÀNH VÀ HẠ GIÁ THÀNH CỦA DOANH NGHIỆP

 Khái niệm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

 Căn cứ phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ sản phẩm;

 Căn cứ kế hoạch hóa giá thành: Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế.

4.3. Các loại Quỹ hình thành từ lợi nhuận của DN

 Trong doanh nghiệp, hình thành cácloại quỹ nhằm những mục định nhất định. Thông thường doanh nghiệp có các loại quỹ chủ yếu sau:

 Quỹ dự phòng tài chính;

 Quỹ đầu tư phát triển;

 Quỹ khen thưởng;

 Quỹ Phúc lợi;

 Quỹ thưởng Ban điều hành Cty.

 Ngoài các loại quỹ nêu trên, các doanh nghiệp còn có thể thành lập các loại quỹ khác. Tuy nhiên, việc thành lập quỹ phải phù hợp với các quy định của luật pháp và thường phải được ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.

 Quỹ dự phòng tài chính

 Quỹ dự phòng tài chính được dùng để:

 Bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong quá trình kinh doanh;

 Bù đắp khoản lỗ của Công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu;

 Ngoài ra một phần sẽ trích nộp lên đơn vị cấp trên theo tỷ lệ quy định.

 Quỹ đầu tư phát triển

 Quỹ đầu tư phát triển:

 Sử dụng cho các mục đích mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu, mua sắm, xây dựng tài sản cố định, cải tiến và đổi mới dây chuyền sản xuất, đổi mới công nghệ,

 Mua cổ phiếu, góp cổ phần, nghiên cứu khoa học, trích nộp lên cấp trên để hình thành quỹ phát triển …

 Quỹ khen thưởng

 Quỹ khen thưởng được dùng để:

 Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong Công ty Nhà nước;

 Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong Công ty Nhà nước;

 Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài Công ty Nhà nước có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của Công ty.

 Quỹ phúc lợi

 Quỹ phúc lợi được dùng để:

 Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Công ty;

 Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên Công ty, phúc lợi xã hội;

 Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng;

 Ngoài ra có thể sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

 Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, tại Điều 63. Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi quy định nguyên tắc kế toán

Điều 63. Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi

1. Nguyên tắc kế toán

 a) Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty của doanh nghiệp. Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích từ lợi nhuận sau thuế TNDN của doanh nghiệp để dùng cho công tác khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất, phục vụ nhu cầu phúc lợi công cộng, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

 b) Việc trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty phải theo chính sách tài chính hiện hành.

 c) Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty phải được hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ.

Điều 63. Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi

1. Nguyên tắc kế toán

 d) Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng TSCĐ đồng thời ghi tăng Vốn đầu tư của chủ sở hữu và giảm quỹ phúc lợi.

 đ) Đối với TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phúc lợi khi hoàn thành dùng cho nhu cầu văn hóa, phúc lợi của doanh nghiệp, kế toán ghi tăng TSCĐ và đồng thời được kết chuyển từ Quỹ phúc lợi (TK 3532) sang Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (TK 3533).

phí mà cuối niên độ kế toán tính hao mòn TSCĐ một lần /một năm để ghi giảm Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.

Một phần của tài liệu Kỹ năng tư vấn thuế (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w