Kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 65)

đ Tố chất và bản lĩnh ngoại giao Hồ Chí Minh

d. Kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tượng trưng cho sự kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Người suốt đời hy sinh phấn đấu không chỉ cho độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, mà còn đấu tranh không mệt mỏi cho sự đoàn kết, tình hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một tư tưởng lớn trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sức mạnh dân tộc, theo Hồ Chí Minh, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Đó còn là sức mạnh của văn hóa, lịch sử truyền thống,… những nhân tố tinh thần làm nên sức mạnh nội lực của dân tộc. Sức mạnh dân tộc được thể hiện thông qua mỗi con người, vì vậy con người với toàn bộ thể chất và tinh thần, bao giờ cũng là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Đối với Hồ Chí Minh, “trồng người” là kế hoạch trăm năm, phải chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau để tạo ra một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ khoa học-công nghệ cao, có năng lực chuyên môn, kỹ thuật lành nghề, …đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp chấn hưng đất nước, tiến kịp sự phát triển chung của nhân loại”[64, tr.565; 566]. Trong đó yếu tố quyết định để phát huy sức mạnh dân tộc là giữ vững tinh thần độc lập dân tộc tự chủ, tự lực tự cường. Ngày 14-7-1969, trong buổi tiếp và trả lời nữ đồng chí Mácta Rôhát, phóng viên báo Granma (Cuba), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu bật:“Đồng chí hỏi rằng, theo ý kiến tôi, sức mạnh của nhân dân Việt Nam là ở chỗ nào? Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và ở sự ủng hộ của nhân dân thế giới.[55, tr.561]

Sức mạnh thời đại, trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm trước hết sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới và các Đảng tiên phong của nó; là sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết cách mạng và khoa học; là sức mạnh của

khối liên minh chiến đấu giữa lao động ở các thuộc địa với vô sản ở chính quốc. Dần dần, cùng với sự phát triển của lịch sử, nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được bổ sung những nhân tố mới. Đó là sức mạnh của sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, sự phối hợp và ủng hộ lẫn nhau giữa các phong trào vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên thế giới”.[64, tr.566]

Sức mạnh thời đại luôn mang nội dung mới, phản ánh sự phát triển của lịch sử và quá trình vận động của chính trị quốc tế. Kết hợp hài hòa sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam với sự nghiệp của nhân dân thế giới, mở rộng đoàn kết và quan hệ hợp tác quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam. Ngày 23-11-1945, trong phiên họp của Chính phủ bàn về chương trình kinh tế, Hồ Chí Minh đã nêu ý tưởng về hợp tác kinh tế đối ngoại, lấy kinh tế phục vụ chính trị và trên cơ sở tin cậy, hai bên cùng có lợi: “Ngoại giao và kinh tế có ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu mình có một chương trình về kinh tế có lợi cho người ngoại quốc, họ có thể giúp mình”[47, tr.72]

Một quan điểm lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là coi cách mạng một nước là bộ phận của cách mạng thế giới. Nhiều lần Người nói, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, ai làm cách mạng trên thế giới đều là bạn của Việt Nam. Quan điểm đó thể hiện, một mặt, cách mạng một nước nhận được sự đoàn kết, ủng hộ của cách mạng thế giới, mặt khác, cách mạng một nước có nghĩa vụ đóng góp vào sự phát triển của cách mạng thế giới. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, một phát hiện quan trọng của Hồ Chí Minh là sự biệt lập chia rẽ của các dân tộc thuộc địa.

Một luận điểm quan trọng trong nội dung kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Để kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế cần chống

nghĩa sô vanh…Hồ Chí Minh kêu gọi “tinh thần yêu nước chân chính” kết hợp với “tinh thần quốc tế vô sản chân chính”. Cụ thể Người nhắc nhở: “Không vì thắng lợi của cách mạng nước mình mà làm tổn hại đến cách mạng nước bạn” và “dù màu da có khác nhau, nhưng những người nô lệ cần đoàn kết lại để chống áp bức”, các Đảng cộng sản ở chính quốc cần giáo dục cho giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế vô sản cao cả, cần ủng hộ các dân tộc thuộc địa tự giải phóng. Đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng “độc lập dân tộc phải đem lại tự do hạnh phúc cho nhân dân, nếu độc lập mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập cũng chẳng ích gì.Vì vậy độc lập dân tộc phải tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, không quên nhiệm vụ quốc tế cao cả của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”. “Muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” “Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lập cánh sinh mà cứ chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”[49, tr.522]…Cần “giúp đỡ những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”[44, tr.36]. Người cũng phân tích tình hình trong và ngoài nước để chỉ ra rằng ở mỗi nước có điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên đường lối cách mạng của mỗi nước phải độc lập tự chủ ta cần học tập kinh nghiệm cách mạng của các nước bạn nhưng chống “chủ nghĩa giáo điều” và “chủ nghĩa kinh nghiệm” kể cả “giáo điều kinh nghiệm”. Người chỉ rõ cần thiết phải giúp đỡ các nước anh em trên tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. Trong đó cần chú trọng đến tình hữu nghị và đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.

Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại chỉ thật sự phát huy khi ta mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác sẵn sàng “làm bạn với các nước dân chủ” “Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp. Những

người Pháp tư bản hay công nhân, thương gia hay trí thức nếu họ muốn thật thà cộng tác với Việt Nam thì sẽ được nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ như anh em bầu bạn”[50, tr.587]. Với các nước xã hội chủ nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “ vừa là đồng chí vừa là anh em”. Với các nước láng giềng thì đó là tình hữu nghị bền vững với: Lào, Campuchia, Trung Quốc… Người nói: “ Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á Châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”[50, tr.136]. Mục đích để giữ hòa bình theo Hồ Chí Minh: “Chính sách ngoại giao của chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình” [48, tr.30]

Tháng 12-1946 trong Thư gửi những người đứng đầu các nước Anh, Trung Quốc, Liên Xô và Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ mong muốn của Việt Nam là hợp tác kinh tế, khoa học kỷ thuật và các lĩnh vực khác “đối với các nước dân chủ, Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: a/ Nước Việt Nam giành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà kỹ thuật của nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; b/ Việt nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường xá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; c/ Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hợp quốc”[47, tr.470]

Ngày 5-10-1959, khi trả lời nhà báo Nhật Bản Sira Isi Bôn về quan hệ Việt-Nhật, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định chính sách mở cửa của Việt Nam và sẵn sàng phát triển quan hệ kinh tế với Nhật Bản cũng như với các nước khác trên “tinh thần bình đẳng, hai bên cùng có lợi”. Người chỉ rõ: “ Chúng tôi cần nhiều dụng cụ, máy móc và hàng hóa của các nước trong đó tất nhiên kể cả nước Nhật Bản…Quan hệ buôn bán giữa nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Nhật Bản, nếu được cải thiện, có nhiều triển vọng tốt đẹp, có lợi cho nhân dân cả hai nước chúng ta”.[51, tr.516]

đ. Đề cao đạo lý và pháp lý trong quan hệ quốc tế cùng với tư tưởng hoà bình chống chiến tranh xâm lược

*. Đề cao đạo lý và pháp lý trong quan hệ quốc tế

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển truyền thống ngoại giao Việt Nam là giương cao ngọn cờ chính nghĩa và đạo lý. Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, Người đã vận dụng những tư tưởng tiến bộ và phổ biến của nhân loại để đề cao và phát huy đạo lý trong ngoại giao và quan hệ quốc tế. Trong Tuyên ngôn độc lập Người dùng sự lập luận “đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi được” để khẳng định quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sống sung sướng cho các dân tộc. Người nêu rõ: “chúng tôi tin rằng các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở Hội nghị Têhêran và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”. Khi sang Pháp năm 1946, Người đề cao giá trị tự do bình đẳng, bác ái của Đại cách mạng Pháp, tại cuộc chiêu đãi chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Pháp, Thủ tướng Biđôn phát biểu: “Chúng ta đều tin theo chủ nghĩa nhân đạo, mà nhân đạo đó là cái nền tảng mà những nhà triết học phương Đông và phương Tây xây đắp mối quan hệ giữa những người tự do, để tìm sự tiến bộ, đó là lý tưởng của tất cả các xã hội dân chủ…tôi chắc rằng chúng ta sẽ tránh được những cái không hợp với công lý và không hợp với lợi ích chung”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đáp lại lời của Thủ tướng Biđôn như sau: “Chúng ta đều có chung một lý tưởng triết học phương Đông và phương Tây, đều theo một giáo dục chung “Mình chớ làm cho người những điều mình không muốn người làm cho mình” [47, tr.354]

Tháng 7 năm 1946, trong thư gửi Bộ trưởng Hải ngoại Pháp, Hồ Chí Minh viết: Nếu nước Pháp không thừa nhận nền độc lập của Việt Nam đó sẽ là một thiệt hại cho nước Pháp và cho cả Việt Nam nữa. Song đối với nước Pháp sự thiệt thòi sẽ là vĩnh viễn.

Tư tưởng hòa bình và chống chiến tranh xâm lược là một nội dung đặc trưng của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Ngoại giao Hồ Chí Minh luôn hướng tới mục đích vì một nền hòa bình, hợp tác và phát triển. Đây là tư tưởng có cội nguồn từ tư tưởng hòa hiếu, yêu hòa bình và nhân văn trong truyền thống văn hóa Việt Nam, đó cũng là tư tưởng đối ngoại của các nước xã hội chủ nghĩa. Là một người rất am hiểu cả triết lý phương Đông lẫn phương Tây, đồng thời nắm bắt được xu thế của thời đại, Hồ Chí Minh đã xử lý một cách hoàn hảo mối quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình. Đây chính là một trong những điều đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người nhận thức rằng; không thể giành được độc lập cho nước nhà mà không dùng đến bạo lực cách mạng và không thể dựa vào một tên đế quốc này để đánh đổ một tên đế quốc khác.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy hòa bình làm trọng nhưng không có nghĩa là nhượng bộ cho kẻ địch lấn tới, giải quyết các vấn đề bằng phương pháp hòa bình nhưng không có nghĩa là không dùng vũ lực khi cần thiết; hòa bình không có nghĩa là vô nguyên tắc, hòa bình phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định về lợi ích quốc gia và chủ quyền dân tộc. Theo quan điểm cách mạng; hòa bình là thiêng liêng, song nó phải gắn liền với độc lập dân tộc, nếu chỉ vì hòa bình mà từ bỏ chiến tranh giải phóng dân tộc là một thứ chủ nghĩa hòa bình vô nguyên tắc. Ngược lại, nếu chiến tranh giải phóng dân tộc ảnh hưởng đến hòa bình thế giới thì sẽ đi ngược lại xu thế của thời đại.

Trong những năm đầu bôn ba hải ngoại, Người đã chứng kiến tận mắt sự thống khổ của người dân lao động dù ở thuộc địa hay ở chính quốc, hiểu được bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược và bóc lột, đồng thời giác ngộ giai cấp và tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ chủ nghĩa yêu nước Người đã đến với chủ nghĩa cộng sản. Thấu hiểu bản chất xâm lược và ngoan cố của chủ nghĩa thực dân không bao giờ chịu bỏ quyền lợi của chúng nếu chưa bị đánh bại, đồng thời giác ngộ chủ nghĩa Mác-Lênin, Người nhận thức

lực lượng cách mạng là nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân với đảng tiên phong của giai cấp ấy và mục tiêu của cách mạng là giành độc lập dân tộc và tiến tới xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa trong đó người dân phải làm chủ đất nước.

Do bản chất ngoan cố, hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh đã xác định muốn giành được độc lập dân tộc không thể không sử dụng bạo lực cách mạng. Song, không bao giờ Người loại trừ phương pháp hòa bình khi nó xuất hiện do biến chuyển của tình hình thế giới, sự thay đổi trong tương quan lực lượng hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta, điều cần nhấn mạnh là Việt Nam là một nước nhỏ luôn phải chiến đấu chống lại những kẻ thù lớn mạnh hơn nhiều. Vì vậy, Đảng và Hồ Chí Minh chỉ tiến hành chiến tranh khi không còn khả năng hòa bình; tiến hành chiến tranh để đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù rồi áp dụng phương châm vừa đánh vừa đàm có thời cơ.

Thật vậy, sau khi giành chính quyền, duy trì hòa bình, tránh không cho chiến tranh nổ ra và nếu có xung đột vũ trang thì không cho lan rộng trong hai năm 1945 và 1946 là cả một nghệ thuật xử lý các mối quan hệ giữa chính quyền non trẻ của ta với bọn đế quốc và giữa các nước đế quốc với nhau. Lịch sử đã chứng minh rằng chỉ có Hồ Chí Minh và các cộng sự của Người mới làm được điều đó.

Trước hết, cần phải nói đến cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ nổ ra ngày 23-9-1945. Ngày 26-9-1945 qua Đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào Nam Bộ, khẳng định quyết tâm kháng chiến của dân tộc ta, “thà chết tự do hơn sống nô lệ”[47, tr.27]. Song, Người cũng hiểu rõ lúc này là lúc cần phải tranh thủ hòa bình. Do vậy, một mặt ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về ngoại giao và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)