chưa từng có trong lịch sử theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa dựa trên ngun tắc tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước lớn.
Quan hệ với các nước lớn đã có những chuyển biến quan trọng. Việt Nam đã đưa quan hệ với các nước lớn vào khuôn khổ ngày càng ổn định, tăng cường chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn, nâng khuôn khổ quan hệ với một số nước lớn lên tầm “đối tác chiến lược”; đã duy trì được quan hệ cân bằng với các nước lớn , xử lý tốt mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh, có những bước đi chủ động nhằm tạo sự đan xen lợi ích giữa các nước lớn với Việt Nam, vừa thúc đẩy quan hệ, vừa giảm sức ép của các nước lớn trong các vấn đề liên quan đến độc lập, chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia; khơng để Việt Nam rơi vào thế đối đầu, bị cô lập hay lệ thuộc.
Thế kỷ XXI đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng rất nhiều thách thức. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, dầu thế và lực của Việt Nam đã lớn mạnh lên nhiều. Việt Nam có lợi thế rất lớn là tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ rõ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và
trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, diễn biến hồ bình do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen và tác động lẫn nhau.