1.2 .3Quan niệm sáng tác của AnhNgọc
3.2. Biểu tƣợng trong thơ AnhNgọc
3.2.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ AnhNgọc
Các biểu tượng trong thơ khơng có tính ngẫu nhiên mà nó trải qua q trình gọt giũa chau chuốt chọn lựa theo những tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ. Trong sáng tác nghệ thuật biểu tượng được coi như là linh hồn của tác phẩm. Nhà thơ dùng biểu tượng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc, quan điểm của mình. Đọc thơ Anh Ngọc chúng ta bắt gặp một hệ thống các biểu tượng nghệ thuật độc đáo như cỏ cây, con đường, mây, lá cờ…Nó vừa hiện thực vừa tượng trưng vừa bình dị mà triết lý.
- Biểu tượng thiên nhiên cỏ cây hoa lá
Lướt qua một vịng thơ Anh Ngọc, ta thấy hình ảnh cỏ cây hoa lá thiên nhiên được ông lặp đi lặp lại rất nhiều trong các câu thơ, các bài thơ trở thành một biểu tượng nghệ thuật đặc sắc trong tư duy thơ ơng. Những hình ảnh thiên nhiên đó lúc nào cũng mơn mởn, tràn trề sức sống thanh khiết và dịu nhẹ
Em đã đi về phía cuối trời chiều Anh đã mất em rồi
Anh đã mất…
Nhưng cỏ vẫn còn đây tràn trề trên mặt đất Mặt hồ xưa trăng nước vẫn dâng đầy
Mây lưng trời heo hút cánh chim bay Lối ta đi loài hoa vàng vẫn mọc
(Em đã đi về phía cuối trời chiều)
Với nỗi cơ đơn trong tình u nhưng Anh Ngọc vẫn khắc họa hình ảnh thiên nhiên tràn trề sức sống phải chăng hình ảnh cây cỏ mây trời đó là mầm sống, là sức sống khát khao của một cõi lịng ln hướng về sự sống, niềm tin, lạc quan trong thơ ông.
Đặc biệt biểu tượng cỏ non tơ đã được nhà thơ Anh Ngọc ưu ái rất nhiều trong tác phẩm “Trở lại Điện Biên- lá cờ và ngọn cỏ”:
Chỉ thấy một vùng cỏ biếc non tơ
Mây trắng bay mây trắng đến khơng ngờ Có phải hơm nay trước màu xanh thung lũng Anh mới hiểu hồn nhiên là cuộc sống
Nghe quanh mình dào dạt cỏ non tơ
Hình ảnh “cỏ non tơ” được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ này, cùng với mây trắng, lúa xanh…chính là những biểu tượng mang ý nghĩa trường tồn đó. Cịn hình ảnh “ngọn cờ” thì sao? Ngọn cờ là biểu tượng của Vinh quang Chiến thắng và Tổ quốc. Chính vì thế, Anh Ngọc đã gói bài thơ của mình lại bằng khổ thơ:
Trái tim anh đập một lời giản dị Ngọn cỏ đời xanh suốt tháng năm Ngọn cờ mọc lên chỉ có một lần Nhưng có điều này
Nếu là người yêu thơ Anh Ngọc thì chúng ta khơng thể khơng nhắc đến hình ảnh “cây xấu hổ” mà tác giả khắc họa để nói về tinh thần chiến đấu bất diệt của người lính trong chiến tranh. Vào một trưa hè đỏ lửa, giữa chiến trường Quảng Trị khốc liệt người lính Anh Ngọc bần thần trước ngổn ngang đổ nát của chiến tranh. Giữa nơi cái chết hiện bày, những bông hoa bên đường vẫn nở. Những cánh hoa ấy khiến Anh Ngọc hình dung về đơi mắt người con gái ngày đêm mong ngóng tin tức người trai trẻ nơi chiến trường... Thế giới sâu kín đó đã gợi mở nên một tứ thơ lay động:
Phút lạ lùng trời đất trong veo Anh nghe có tiếng reo thầm gặp gỡ
Nhiều dáng điệu thống qua trong trí nhớ Rất thân quen mà chẳng gọi nên lời Giữa một vùng lửa cháy bom rơi Cây hiện lên như một niềm ấp ủ
Một biểu tượng rất thật và giản dị đó đã lơi cuốn và neo giữ trong tâm hồn nhiều thế hệ người đọc đến bây giờ.
Thế giới hình ảnh thơ Anh Ngọc mn hình mn vẻ, ở đâu cũng hiện lên vẻ đẹp mộc mạc của cuộc sống. Anh Ngọc mượn các biểu tượng thiên nhiên để diễn tả những cảm xúc dào dạt của tâm hồn, niềm vui gắn bó với nỗi buồn, nỗi khát khao gắn với niềm đam mê. Hoa- cỏ - mây là biểu tượng của cuộc sống thanh tân, cái đằm thắm ngọt ngào của tìn yêu, sự khắc khoải về cái đẹp. Điều đó biểu hiện sự nhất quán trong tư duy nghệ thuật Anh Ngọc là một hồn thơ hướng về cuộc đời thực bình dị.
- Biểu tượng sóng
Khơng chỉ đem vào trong thơ hình ảnh của cỏ, cây, mây trời, ngọn cờ mà trong thơ Anh Ngọc cũng xuất hiện những biểu tượng độc đáo có sức khái qt cao, lơi cuốn đến lạ kỳ. Với khả năng liên tưởng nhạy bén, tâm hồn tinh
lên khua vòm trời náo nức, Từng ngọn cỏ cũng phất cờ thắng trận, Biển du dương như một cung đàn”; những biểu tượng giàu sức gợi như: “sóng”,” biển” … Biểu tượng sóng ln mang trong mình sức mạnh vĩnh hằng được Anh Ngọc dùng làm hình ảnh ẩn dụ cho sức mạnh vĩ đại, sự hy sinh thầm lặng và sức sồng trường cửu của nhân dân Việt Nam.
Xuyên suốt trường ca Sóng Cơn Đảo là sự trở đi, trở lại của biểu tượng sóng, mỗi lần mang theo một cung bậc, một sắc thái và ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Biểu tượng sóng đan xen và kết dính theo chuỗi dài làm nên mạch cảm xúc mêng mông và sâu lắng. Từ sự trở đi, trở lại của biểu tượng sóng ấy, tác giả đã nhìn ra nỗi đau và niềm căm uất không cùng của cả một thế kỷ ngục tù:
Sau sóng đấy, lại sóng và sóng nữa Bốn phương gió mình ta ở giữa Biển vô biên là biển của tù đày …
Biển căm hờn gầm thét biển thương đau.
Tiếp theo “sóng” và “biển” là “đảo” – quê hương của những con người biệt xứ, với nỗi cơ đơn như cái bóng của chính mình:
Muốn gửi lịng theo sóng đến mn nơi
Mỗi con sóng đi kể một cuộc đời đến từng xà lim Tiếng gió gào trên chuồng bị mùa đơng
Tiếng nắng dội chuồng heo trưa mùa hạ Tiếng thê thiết những chiều mưa hầm đá
Bốn bức tường tiếng vực xoáy bên trong vượt qua cái chết: Nhưng đất cát quê hương kẻ thù không giết nổi
Lại trùng trùng như sóng lớn nhấp nhơ, để trở về giữa lòng mẹ Việt Nam: Những bàn chân bước qua ngàn cái chết
Những bàn tay chặt bỏ mọi gơng cùm… Điệp khúc này sóng hát với mênh mơng.
Với những chi tiết và sự kiện chọn lọc, tác giả đã cho người đọc hình dung được những gì mà dân tộc ta, nhân dân ta và thế hệ người lính đã phải trải qua trong suốt mấy chục năm trời đánh Mỹ. Có thể nói rằng, lịch sử của Côn đảo là bước đi của một thế kỷ chiến đấu khốc liệt, vượt qua bao khó khăn gian khổ, bằng ý chí và nghị lực phi thường để cuối cùng đến với tự do.