Liên quan giữa kháng aspirin với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao (tóm tắt) (Trang 27 - 29)

sàng:

- Nguy cơ kháng aspirin tăng khi tăng số đo vòng bụng (OR=3,533; p<0,01), thời gian sử dụng aspirin dài (OR=3,237; (OR=3,533; p<0,01), thời gian sử dụng aspirin dài (OR=3,237; p<0,01).

- Nguy cơ kháng aspirin với tiêu chuẩn ADP ≥70% tăng khi có tăng số đo vòng bụng (OR=1,781; p<0,01), tuổi cao (OR=1,087; p<0,05), thời gian điều trị aspirin dài (OR=1,969; p<0,05), tăng phần trăm nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành (OR=2,106; p<0,01). Ngưng tập tiểu cầu với ADP có tương quan tuyến tính thuận với số đo vòng bụng (r=0,375, p<0,01), với WHR (r=0,319, p<0,01), với thời gian điều trị aspirin (r=0,281, p<0,05), với phần trăm nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành tính theo thang điểm nguy cơ Framingham (r=0,545, p<0,01).

- Nguy cơ kháng aspirin với tiêu chuẩn AA ≥20% tăng khi có tăng số đo vòng bụng (OR=1,804; p<0,01), thời gian điều trị aspirin dài (OR=2,105; p<0,01), tăng phần trăm nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành (OR=1,466; p<0,05). Ngưng tập tiểu cầu với AA có tương quan tuyến tính thuận với số đo vòng bụng (r =0,529, p<0,01), với WHR (r =0,406, p <0,01), với thời gian điều trị aspirin (r =0,406, p <0,05), với phần trăm nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành tính theo thang điểm nguy cơ Framingham (r =0,369, p <0,01).

- Với giới: tỷ lệ bệnh nhân kháng aspirin có đái tháo đường ở nữ giới cao hơn so với nam giới (p <0,05). Tỷ lệ bệnh nhân kháng aspirin trong nhóm tuổi 50 - 59 tuổi ở nam thấp hơn ở nữ (p <0,05).

Tương quan giữa ngưng tập tiểu cầu (ADP ≥70% với tăng số đo vòng bụng, tăng WHR, tuổi ≥60, tăng TG), (AA ≥20% với tăng BMI, tăng WHR, tuổi ≥70) ở nam với OR có ý nghĩa thống kê khác biệt trên nữ giới không có ý nghĩa thống kê.

- Với tuổi: nguy cơ kháng aspirin tăng khi tuổi ≥70 (OR=1,600; 95%CI = 1,057 – 2,422).

- Với nồng độ LDL-C máu: bệnh nhân kháng aspirin có nồng độ LDL-C máu trung bình tăng hơn so với bệnh nhân không kháng aspirin (p <0,05).

- Với đặc điểm nguy cơ tim mạch cao: tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân có nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành lớn hơn 20% ở nhóm kháng aspirin cao hơn so với nhóm không kháng aspirin (p <0,05).

KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả thu được từ nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Kháng aspirin thường gặp trên bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao với tỷ lệ khoảng 33% đến 53,3%. Nên tầm soát kháng aspirin trên các đối tượng có nguy cơ cao về kháng aspirin để có hướng xử trí phù hợp làm tăng tác dụng của các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, giảm các biến cố tim mạch.

2. Đối tượng cần lưu ý có thể có kháng aspirin trong thực hành là: tuổi trên 70, đái tháo đường, nữ giới 50-59 tuổi, vòng bụng tăng, thời gian điều trị aspirin kéo dài, tăng LDL-C máu và nguy cơ 10 năm bệnh mạch vành tính theo thang điểm nguy cơ Framingham lớn hơn 20%.

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

1. Nguyễn Thanh Bình, Quách Hữu Trung, Nguyễn Thị Thu Hà, Lý Tuấn Khải, Phạm Nguyên Sơn (2009), ‘Nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bệnh nhân dùng aspirin dài ngày dựa trên kỹ thuật đo độ ngưng tập tiểu cầu’, Tạp chí Y học Thực hành, số 671+672, tr 89-91.

2. Lý Tuấn Khải, Quách Hữu Trung, Vũ Điện Biên (2011), ‘Nghiên cứu kháng aspirin ở bệnh nhân bệnh mạch vành dùng aspirin dài ngày’, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 15-số 4, tr 358-364.

3. Quách Hữu Trung, Vũ Điện Biên, Lý Tuấn Khải (2011), ‘Nghiên cứu tần suất kháng aspirin ở bệnh tim mạch xơ vữa, tăng huyết áp, đái đường týp 2’, Tạp chí Y học Thực hành, số 8 (775+776), tr 62-66.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng aspirin ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao (tóm tắt) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w