của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơng cuộc đổi mới đất nước.
Sự nghiệp đổi mới những năm qua đã tạo ra những tiền đề, điều kiện mới cả về chất và lượng cho chiến lược xây dựng con người mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cịn tồn tại những khó khăn, thách thức mới cho việc đẩy mạnh chiến lược xây dựng con người mới trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Trước hết, Đảng ta đã xác định cùng với chủ nghĩa Mác - LêNin, thì tư tưởng
Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đảng ta đã quán triệt, phát triển và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới trong công cuộc đổi mới đất nước, nhận thức rõ và đúng hơn về chủ nghĩa xã hội, về bản chất nhân đạo xã hội chủ nghĩa, về địa vị và vai trò là chủ và làm chủ của con người trong xã hội, xây dựng một chế độ thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân để cuối cùng mang lại hạnh phúc cho nhân dân; về động lực của sự phát triển, đó là nguồn lực con người. “Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”; về mục tiêu của sự phát triển là nhằm tạo điều kiện để con người Việt Nam có điều kiện phát triển toàn diện.
Thứ hai, đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hóa, từng bước đã xây dựng,
hành lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho hoạt động tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của các doanh nghiệp, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã được hình thành và ngày càng hồn thiện, huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thắng lợi của việc xác định và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với quan hệ sản xuất đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chủ đạo, đã bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững chắc cho xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Đây là điều kiện quan trọng để tiếp tục thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người, vì Hồ Chí Minh coi phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước là đặc điểm dân chủ mới, là đặc điểm của thời kỳ quá độ ở nước ta. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành hiệu quả sẽ tạo ra được những điều kiện vật chất thuận lợi để nhân dân thực thi quyền là chủ và làm chủ của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu thì những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường còn chưa được chú ý đúng mức. Chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý. Hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa tạo được hành lanh pháp lý thuận lợi cho sự vận hành của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. Quản lý thị trường, nhất là thị trường bất động sản, thị trường tài chính, có lúc cịn lúng túng, sơ hở, dẫn đến tình trạng đầu cơ, làm giàu bất chính của một số người. Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy quản lý nhà nước, thủ tục hành chính cịn nhiều bất cập. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu cả về phẩm chất và năng lực. Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường chưa được khắc phục có hiệu quả như lối sống thực dụng, tâm lý chạy theo đồng tiền, vì đồng tiền mà bắt chấp mọi thủ đoạn, phi đạo đức trong kinh doanh, sản xuất, cạnh tranh không lành mạnh, gian lận thương mại, suy thối đạo đức..., địi hỏi phải được chế ngự, ngăn chặn và đẩy lùi.
Thứ ba, kết quả của q trình dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, cơng
bằng xã hội, đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển xã hội, văn hóa tạo điều kiện xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Trong những năm đổi mới, Đảng ta đã đưa đất nước từng bước đạt được những thành tựu trong giải quyết một số vấn đề xã hội, văn hóa và xây dựng con người.
Về xã hội đã dần có sự phát triển, bảo đảm thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, phúc lợi xã hội và hệ thống an sinh xã hội được chú trọng và từng bước mở rộng. Xã hội công bằng, ổn định, đồng thuận và cởi mở hơn. Cơ cấu xã hội chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giai cấp cơng nhân và nông dân ngày càng được nâng cao chất lượng trí thức hóa, việc làm và đời sống được cải thiện. Đội ngũ trí thức tăng nhanh về số lượng, chất lượng; góp phần trực tiếp cùng toàn dân đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống; góp phần tích cực vào việc xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề phát sinh trong sự nghiệp đổi mới, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài.
Tuy nhiên, trong thực tế cịn có nhiều bất cập trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; giữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài; giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, xã hội. Sự phân hóa về lợi ích, phân tầng xã hội có xu hướng gia tăng. Nhiều vấn đề dân sinh bức xúc chậm được giải quyết có hiệu quả. Luật pháp và các cơ chế, chính sách bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội chưa đồng bộ; chưa tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người được hưởng thụ đầy đủ các thành quả của phát triển kinh tế một cách thỏa đáng. Điều này cũng là một rào cản không nhỏ đối với vấn đề thực hiện chiến lược xây dựng con người của Đảng và Nhà nước ta.
Về văn hóa tiếp tục phát triển đa dạng, đúng hướng gắn kết chặt chẽ với các lĩnh vực của đời sống, góp phần giữ vững ổn định chính trị và tạo nên những thành tựu về kinh tế - xã hội. Đảng ta tiếp tục chú trọng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội. Những nét mới trong chuẩn mực văn hóa, trong nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới theo những đức tính đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII từng bước được hình thành và phát triển. Đời sống tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa - thơng tin của nhân dân ngày càng tăng. Văn hóa ngày càng thể hiện vai trò “soi đường cho quốc dân đi”. Thực hiện dân chủ văn hóa tạo điều kiện cho xây dựng và hướng đến các giá trị nhân đạo, văn minh trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và cộng đồng, hướng tới xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa mình vì mọi người, mọi người vì mình cho mọi người dân trong xã hội.
Bên cạnh những ưu điểm trên, thì sự phát triển văn hóa cịn chưa đồng bộ, chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Văn hóa chưa góp phần tương xứng, chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong xây dựng con người. Mơi trường văn hóa cịn bị ơ nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự thóai hóa đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí... số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ mới. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” thiếu chiều sâu, chưa vững chắc, có biểu hiện hình thức. Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa cịn thiếu chặt chẽ, chưa đổi mới triệt để, việc thể chế hóa cịn nhiều lúng túng dẫn đến một số quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước chậm hoặc không đi vào cuộc sống.
Thứ tư, giáo dục và đào tạo được Đảng ta nhận thức là quốc sách hàng đầu trong
thực hiện chiến lược xây dựng con người mới.
Để xây dựng con người mới phát triển toàn diện, Đảng đã thực hiện đổi mới hệ thống giáo dục lý luận chính trị, cơng tác tư tưởng đã hình thành một số quan điểm, nguyên tắc và các thể chế, thiết chế, phát triển giáo dục gắn với trí tuệ mới, với cơng cuộc đổi mới tạo thuận lợi cho việc rèn luyện, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức cách mạng của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo dục và đào tạo về cơ bản đã giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, chương trình và các chính sách giáo dục. Cơng bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện. Giáo dục ở vùng đồng
bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát triển. Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các cấp học, bậc học, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục liên tục được đổi mới; chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục đạt được nhiều kết quả quan trọng, huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp “trồng người”.
Giáo dục hiện nay ở Việt Nam có chất lượng ngày càng cao vì nó gắn kết chặt chẽ hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ. Nhờ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ mà quyền dân chủ của nhân dân được phát huy, dân trí được mở rộng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhanh chóng được phổ biến trong nhân dân bằng nhiều kênh thông tin khác nhau, bằng nhiều phương tiện khác nhau, làm cho sự hiểu biết của nhân dân càng được nâng cao, trong đó có sự hiểu biết về giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thành cơng bước đầu trong sự nghiệp giáo dục là kết quả của đổi mới thắng lợi, đồng thời là tiền đề, nhân tố thúc đẩy và góp phần vào thành cơng của đổi mới. Đổi mới thực hiện để giáo dục dân chủ, mở rộng giáo dục dân chủ để tiến hành đổi mới thắng lợi đó cũng là quan điểm của Hồ Chí Minh, đổi mới là vì con người và do con người, như vậy đổi mới mới nâng cao được con người, tiếp tục đổi mới để hoàn thiện con người. Do đó, q trình đổi mới phải liên tục, sâu sắc, toàn diện là một điều kiện mới cho việc hoàn thiện con người Việt Nam phát triển toàn diện theo tư tưởng của Người.
Nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn những hạn chế yếu kém, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng. Chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút; hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu đồng bộ, mất cân đối trong các cấp học, ngành học, cơ cấu, ngành, nghề, vùng, miền. Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho học sinh, sinh viên chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung lẫn phương pháp; giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến dạy chữ, chưa quan tâm đúng mức đến dạy người, kỹ năng sống và dạy nghề
cho thanh, thiếu niên; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác. Cơ chế quản lý giáo dục chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực của đất nước. Đạo đức và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý cịn thấp. Cơng tác xây dựng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước...
Trên đây chỉ là một số những thuận lợi và khó khăn trong quá trình đổi mới đất nước, mặc dù chưa phải là tất cả, nhưng đó là những điều kiện quan trọng gắn bó biện chứng với nhau mở ra khả năng mới, những thuận lợi mới; đồng thời cũng xuất hiện những thách thức, khó khăn mới địi hỏi Đảng ta càng phải thấm nhuần, vận dụng sáng tạo những quan điểm, biện pháp xây dựng con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để từ đó xác định những phương hướng và biện pháp để thực hiện chiến lược xây dựng con người mới trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.