Kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong khi thực hiện quy chếdân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới qua thực tiễn tỉnh hưng yên (Trang 32 - 39)

7. Kết cấu luận văn:

1.3. Kết quả, hạn chế, bài học kinh nghiệm trong khi thực hiện quy chếdân

Kết quả thực hiện

Thực hiện QCDC, nhân dân đã trực tiếp tham gia bàn và quyết định trên nhiều lĩnh vực nhƣ: mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, lập, thu và chi các

loại quỹ, xây dựng quy ƣớc thơn, làng văn hố, thành lập Ban giám sát các cơng trình có nguồn vốn do dân tự đóng góp, bình xét hộ nghèo, phƣơng hƣớng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Nhân dân giám sát, kiểm tra thông qua các kỳ họp HĐND, qua hệ thống truyền thanh, thông báo tại các cuộc họp thơn, khu phố, họp đồn thể hoặc qua Ban thanh tra nhân dân. Từ năm 1998 đến nay đã phát hiện 2.604 vụ việc, kiến nghị với chính quyền giải quyết 2.375 vụ việc (đạt 85,7%), góp phần hạn chế các sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ cơ sở, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội ” [42, tr.5].

- Quyền dân chủ được phát huy đã tạo động lực cho quá trình phát

triển kinh tế, văn hố, xã hợi ở cơ sở. Nhân dân đã tự giác đóng góp tiền của,

sức lao động, để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đô thị tạo nên diện mạo mới cho quê hƣơng. Ngoài ra các xã cịn vận động nhân dân đóng góp để tổ chức các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện; giúp nhau xố đói, giảm nghèo …

Các xã, phƣờng, thị trấn cũng luôn kết hợp chặt chẽ triển khai thực hiện Quy chế dân chủ với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố” góp phần phê phán bài trừ hủ tục và tiêu cực về đạo đức, lối sống, xây

dựng mơi trƣờng văn hố, văn minh trong từng gia đình, làng xã. Phong trào xây dựng gia đình, làng, khu phố văn hoá đƣợc nhân dân đồng tình hƣởng ứng và đạt nhiều kết quả. Đến nay đã có 75% làng, khu phố đƣợc cơng nhận làng, khu phố văn hố và trên 1 triệu lƣợt hộ gia đình đạt tiêu chuẩn danh hiệu gia đình văn hố đạt tỷ lệ 85% và có 92% cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơ quan văn hố. Hầu hết các thơn duy trì đƣợc các cuộc họp thôn theo quy định, tổ chức tốt việc bầu trƣởng thôn và Ban thanh tra nhân dân đúng quy trình. Hệ thống đào tạo nghề phát triển, mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 1,8 vạn lao động. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 28 triệu đồng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 7,2%[3, tr.3]..

- Thực hiện QCDC ở cơ sở đã góp phần đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền, đổi mới nội dung phƣơng thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Đối với các chi, đảng bộ cơ sở ngoài chỉ đạo trực tiếp việc triển khai thực hiện QCDC tại địa phƣơng, đơn vị còn tăng cƣờng nguyên tắc tập trung dân chủ trong cấp uỷ, tổ chức đảng, tăng cƣờng đoàn kết, thống nhất, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng gắn chỉ đạo thực hiện QCDC với thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 6 lần 2 (khoá VIII) và cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Các cấp uỷ đã tổ

chức triển khai quy định về những điều đảng viên không đƣợc làm, duy trì và tổ chức tốt việc lấy ý kiến đóng góp của cấp uỷ nơi cƣ trú đối với đảng viên theo Quy định số 76 -QĐ/TW của Bộ Chính trị. Cơng tác kiểm tra, giám sát trong đảng đƣợc quan tâm thƣờng xuyên. Thông qua thực hiện QCDC ở cơ sở, nhân dân đã tích cực tham gia giám sát cán bộ, đảng viên ở khu dân cƣ, tích cực góp ý kiến phê bình cán bộ, đảng viên qua các hội nghị kiểm điểm, đánh giá, bỏ phiếu tín nhiệm đối với cán bộ chủ chốt của chính quyền cơ sở. Thực hiện QCDC góp phần tích cực xây dựng tổ chức cơ sở đảng ngày càng trong sạch vững mạnh. Các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND và đại hội Đảng các cấp có nhiều đổi mới, dân chủ, cán bộ đảng viên và nhân dân đƣợc tham gia giới thiệu nhân sự và đóng góp ý kiến vào các văn kiện.

Đối với chính quyền cơ sở, bộ máy chính quyền đƣợc kiện tồn theo hƣớng tinh gọn, giảm đầu mối, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác phục vụ nhân dân. Điểm nổi bật là cán bộ sát dân hơn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân; phƣơng thức và lề lối làm việc của chính quyền cơ sở đƣợc thực hiện theo hƣớng dân chủ và cơng khai hố. Các việc liên quan trực tiếp đến dân nhƣ các khoản thu phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký hộ khẩu, chuyển nhƣợng nhà đất, lịch tiếp dân…đƣợc niêm yết công khai. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân cũng đƣợc quan tâm thực hiện. Một số biện pháp chỉ đạo của chính quyền, nhất

là biện pháp trực tiếp đối thoại với dân, công khai kết quả giải quyết các vấn đề phức tạp ở thơn, xã đã có tác dụng tích cực. Việc thực hiện QCDC đã giúp cho đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp chuyển biến về nhận thức, ý thức phục vụ nhân nhân. Đồng thời nhân dân từng bƣớc ý thức rõ quyền làm chủ và nghĩa vụ của mình, tích cực tham gia xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.

Đối với MTTQ và các đồn thể đã tích cực vận động đồn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nƣớc phát huy quyền làm chủ, tham gia quản lý xã hội, quản lý Nhà nƣớc, tích cực tham gia xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cƣ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, các vụ mất đồn kết, khiếu kiện đƣợc quan tâm giải quyết từ cơ sở, các tệ nạn xã hội ở địa phƣơng từng bƣớc đƣợc ngăn chặn.

Quá trình triển khai thực hiện QCDC ở xã, phƣờng, thị trấn khẳng định các tổ chức đảng, chính quyền, MTTQ và các đồn thể là một trong những nhân tố quyết định chất lƣợng, hiệu quả của việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Hạn chế, thiếu sót

- Cơng tác tun truyền, triển khai, quán triệt Chỉ thị số 30 -CT/TW và các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc về thực hiện QCDC ở một số địa phƣơng, đơn vị chƣa thƣờng xuyên, chƣa sâu rộng, chƣa tạo ra đƣợc sự chuyển biến mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Trong tuyên truyền, giáo dục chƣa tập trung làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện QCDC ở cơ sở; việc cập nhật, tuyên truyền các văn bản của Đảng và nhà nƣớc về QCDC chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Việc phản ánh, biểu dƣơng các đơn vị, cơ quan thực hiện tốt cũng nhƣ phê phán những biểu hiện tiêu cực vi phạm QCDC chƣa thực hiện thƣờng xuyên.

- Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể cơ sở về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở cịn hạn chế do vậy có việc dân chủ cịn hình thức.

- Sự phối hợp của chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức thực hiện QCDC còn thiếu thƣờng xun, chƣa chặt chẽ, cịn có biểu hiện hình thức, ít hiệu quả. Một số nơi, việc thực hiện QCDC chƣa kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Thực hiện thơng báo công khai những nội dung quy định nhân dân phải đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc quyết định cịn hạn chế, hình thức, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, đã dẫn đến tình trạng khiếu kiện đông ngƣời, vƣợt cấp. Một số phần tử tiêu cực đã lợi dụng dân chủ, kích động, lơi kéo nhân dân tham gia khiếu kiện đông ngƣời, gây rối làm ảnh hƣởng đến an ninh nông thôn. An ninh nơng thơn ở một số địa phƣơng cịn tiềm ẩn những dấu hiệu phức tạp.

Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn chỉ đạo triển khai xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong những năm qua, rút ra một số bài học sau:

Mợt là, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồn thể nhân dân phải thực

sự thấy đƣợc giá trị to lớn của việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã; nhận thức đúng đắn và sâu sắc về mục đích, nội dung, ý nghĩa của Quy chế dân chủ, về các quyền và nghĩa vụ của mình, đờng thời tăng cƣờng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất chặt chẽ, thật sự dân chủ khi bàn bạc công việc của cấp ủy, của tổ chức đảng; phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, xác định rõ trách nhiệm cá nhân đối với từng cán bộ, đảng viên, trƣớc hết là các đồng chí cán bộ chủ chốt ở cơ sở; đảng viên gƣơng mẫu và tích cực vận động quần chúng thực hiện Quy chế dân chủ, thì ở nơi đó Quy chế dân chủ đƣợc thực hiện tốt, góp phần phát triển kinh tế văn hố xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh.

Hai là, phải hết sức coi trọng công tác tuyên truyền trong nhân dân: công

hành thƣờng xuyên, liên tục không làm lƣớt, làm vội, gián đoạn mà phải kiên trì; cần tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú. Nội dung tuyên truyền phải rõ ràng, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu. Có thể lấy việc tổ chức những việc làm cụ thể thay thế cho công tác tuyên truyền, phổ biến thông thƣờng; chú trọng tới những công việc, những vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền lợi của ngƣời dân nhƣ: cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, giải quyết các chính sách, viện trợ nhân đạo, cơng khai tài chính...

Ba là, phải kích thích đƣợc tính tích cực của ngƣời dân tham gia vào

việc thực hiện Quy chế dân chủ. Ngoài tuyên truyền vận động khéo léo thì cần biết lồng ghép các nội dung chƣơng trình, lồng ghép đƣợc các nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong các phong trào, các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ; cần thông tin cho dân biết về những nội dung có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân nhất là trong các cuộc họp hội nghị định kỳ. Thực tế cho thấy những cuộc họp nào mà có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của ngƣời dân thì nhân dân đi dự họp rất đông đủ.

Bốn là, phải xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ngang tầm

nhiệm vụ mới “cán bộ là gốc của cơng việc”, ở đâu có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong. Thực tiễn quá trình triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã càng chứng minh quan niệm đúng đắn đó. Nên chú trọng cán bộ thơn, làng, khu phố, tổ dân phố, vì đây chính là nơi trực tiếp triển khai, vận động tổ chức nhân dân thực hiện Quy chế dân chủ.

Năm là, thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã gắn liền với việc thực

hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở cấp xã, nâng cao đời sống nhân dân. Tuỳ từng điều kiện kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phƣơng mà triển khai thực hiện sao cho phù hợp. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và nhân dân

đƣợc cải thiện, đó là thƣớc đo chất lƣợng thực hiện Quy chế dân chủ một cách thiết thực nhất.

Sáu là, trong quá trình triển khai và thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp

xã thì Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội ở cấp xã đóng một vai trị vô cùng quan trọng cho sự thành công của việc thực hiện quy chế. Chính vì vậy mà Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội phải nâng cao chất lƣợng hoạt động của mình nhƣ: nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban công tác Mặt trận ở thơn, làng; hoạt động của Đồn thanh niên; hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở xã; Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội phải thƣờng xuyên kiểm tra, bám sát cơ sở, giải quyết kịp thời những vƣớng mắc, khó khăn và những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ.

Bảy là, phải xây dựng các kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế dân

chủ ở cấp xã, xây dựng các quy ƣớc, hƣơng ƣớc phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phƣơng. Phải thƣờng xuyên sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã theo định kỳ để kịp thời rút ra những hạn chế, tồn tại và đề ra đƣợc những giải pháp thích hợp. Có nhƣ vậy thì việc thực hiện Quy chế dân chủ mới thực sự đạt hiệu quả và chất lƣợng cao.

Tám là, khi triển khai Quy chế dân chủ ở mỗi cơ sở, cần giải quyết dứt

điểm vấn đề đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, những vấn đề còn vƣớng mắc trong nhân dân trong khuôn khổ pháp luật, tạo niềm tin tƣởng, phấn khởi cho cán bộ, đảng viên và nhân dân khi thực hiện Quy chế dân chủ đảm bảo dân chủ đi đơi với kỷ cƣơng.

Tóm lại: Dân chủ có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chủ

trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc là nơi thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của ngƣời dân.

Trong những năm qua, quá trình triển khai và thực hiện Quy chế dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên, mặc dù điều kiện hoạt động cịn gặp

nhiều khó khăn, nhƣng Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện ở hầu hết trên địa bàn 160 xã, phƣờng, thị trấn và đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Tỉnh Hƣng Yên đƣợc Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ƣơng đánh giá là một trong những tỉnh triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đạt hiệu quả cao. Việc triển khai xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trên địa bàn tồn tỉnh đã góp phần làm nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, tƣơng đối vững chắc, văn hố, xã hội có bƣớc tiến bộ mới, an ninh chính trị đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên.

Thực tiễn dân chủ còn bộc lộ hạn chế, cịn hình thức, chƣa phát huy đúng tầm. Trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cần thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả dân chủ ở cơ sở để phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân.

CHƢƠNG 2 THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRONG BỐI CẢNH

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới qua thực tiễn tỉnh hưng yên (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)