Chƣơng 3: HỆ QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU, BIA VÀ XU HƢỚNG SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘ
3.2. XU HƢỚNG SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘ
3.2. XU HƢỚNG SỬ DỤNG RƢỢU, BIA TRONG THANH THIẾU NIÊN HÀ NỘI NỘI
Kết quả của nhóm nghiên cứu Viện chiến lược và chính sách Y tế nhận định: có thể thấy tình trạng gia tăng mức độ tiêu thụ rượu bia trong cả nước như hiện nay là kết quả cộng hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có 3 nhân tố chính: tập quán truyền thống, mức sống tăng và sự phát triển tràn lan của thị trường rượu bia. Tốc độ đầu tư vào sản xuất rượu bia (đặc biệt là bia) đã tăng rất cao từ đầu những năm 90 trở lại đây. Sản lượng bia tăng 30% trong các năm 1990-1996; 10-15% trong những năm từ 1996 đến nay. Trong quý 1/2005, sản lượng bia đã đạt gần 1,2 tỉ lít và tiếp tục gia tăng 8-10%.
Hiện nay, với chính sách mở cửa và khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, thị trường rượu, bia ở nước ta trong những năm vừa qua cũng phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chủng loại.
Rượu, bia trên thị trường hiện nay có nhiều nguồn gốc, đặc biệt là có nhiều loại rượu: rượu nhập ngoại, rượu sản xuất tại các nhà máy, rượu tự nấu tại các hộ gia đình, các xưởng sản xuất nhỏ không chính quy. Các chủng loại rượu, bia đang lưu hành cũng khá đa dạng với nồng độ cồn khác nhau, nhiều loại rượu lậu, rượu giả, rượu tự nấu phát
triển tràn lan khó kiểm soát gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng rượu, bia. Bia ở Việt Nam thường có 5% nồng độ cồn, một số bia nhẹ có nồng độ cồn 3-4%. Rượu vang có nồng độ cồn dao động từ 12% đến 20%. Các rượu khác có nồng độ cồn từ 30% đến 50%. Các loại rượu sản xuất trong nước đa số được sản xuất từ gạo, sắn. Một số được sản xuất bằng dây chuyền lên men các loại hoa quả như nho, táo… (Trích lại từ báo cáo Y tế Việt Nam, 2006:102).
Bên cạnh đó, các cửa hàng, cửa hiệu hoặc quầy quán bán rượu mọc lên như nấm ở khắp mọi nơi, giờ giấc bán và uống thì bất kể giờ nào, từ sáng sớm cho đến tối khuya, uống lúc nào cũng được và uống bao nhiêu cũng được; lứa tuổi được thưởng thức rượu, bia; ý thức pháp luật về các về các vấn đề có liên quan đến rượu, bia… chưa được quản lý nghiêm ngặt vì vậy mọi nhu cầu về sử dụng rượu, bia đều được thỏa mãn. Điều này được xem như một điều kiện cho sự phát sinh tối đa tệ nạn sử dụng và say rượu.
Năm 2004 cả nước có 72 đơn vị sản xuất rượu công nghiệp với công suất 103 triệu lít/năm, sản lượng đạt 76,3 triệu lít/năm, khai thác 74% công suất thiết kế; trong đó sản lượng rượu nhẹ có gaz đạt 10,6 triệu lít, rượu vang, champagne đạt 24,2 triệu lít. Rượu mạnh và các loại khác 15,95 triệu lít, cồn công nghiệp dùng cho sản xuất và xuất khẩu khoảng 25,5 triệu lít. Ngoài ra còn có khoảng trên 300 cơ sở dân tự nấu rượu, tự tiêu thụ với sản lượng ước khoảng 242 triệu lít. Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm của các cơ sở này gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng do uống phải rượu còn nhiều độc tố, kém chất lượng, lãng phí lương thực và gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Năng lực sản xuất bia tập trung chủ yếu tại những tỉnh thành phố trực thuộc TW như: TP Hồ Chí Minh chiếm: 23,2% tổng năng lực sản xuất bia toàn quốc, TP Hà Nội: 13,44%, TP Hải Phòng: 7,47%; tỉnh Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang: 3,79%; Huế: 3,05%; Đà Nẵng: 2,83%.Trong số các nhà máy bia hiện đang hoạt động có 19 nhà máy đạt sản lượng sản xuất thực tế trên 20 triệu lít, 15 nhà máy bia có công suất lớn hơn 15 triệu lít, 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/năm. (http://www.tinkinhte.com/cong-nghiep/thuc- pham-do-uong/lam-phat-cao-nhung-tieu-thu-bia-van-tang-manh.nd5-
Năm 2005, sản lượng bia sản xuất khoảng 1.500 triệu lít, sản lượng rượu sản xuất là 80 triệu lít. Tính đến hết năm 2004, toàn ngành có 329 cơ sở sản xuất bia với công suất thiết kế 1.737 triệu lít, 72 cơ sở sản xuất rượu (không kể các cơ sở do dân tự nấu) có công suất thiết kế 103 triệu lít (http://vietbao.vn/Kinh-te/Tong-hop-lai-tinh-hinh- san-xuat-kinh-doanh-ruou-bia/20628350/87/). Tại Hà Nội và TP. HCM, từ cuối năm 2007 đến nay, bất chấp giá các loại bia đã tăng từ 10% - 20% thì người ta vẫn lũ lượt kéo nhau đến các quán để nhậu. Bình quân các quán bia hơi tại Hà Nội mỗi ngày tiêu thụ từ 1.500- 5.000lít. Theo ước tính, chi phí cho uống bia hiện nay của người dân Việt Nam nói chung vào khoảng trên 20 nghìn tỷ đồng/năm (http://www.tinkinhte.com/cong-nghiep/thuc-pham-do- uong/lam-phat-cao-nhung tieu-thu-bia-van-tang-manh.nd5-dt.6984.136140.html).
Sự gia tăng nhanh chóng về mặt hàng rượu, bia trên thị trường đã kéo theo mức tiêu thị rượu, bia bình quân/người/năm ngày một tăng. Ước tính, mức tiêu thụ bia khoảng 15,8 lít (gần bằng 2/3 so với mức tiêu thụ chung toàn thế giới); mức tiêu thụ rượu bình quân là 3,9 lít (mức chung của toàn cầu là 6 lít). Trong những năm qua, bình quân GNP/người/năm thường tăng từ 5-6%, song, mức tiêu thụ rượu, bia lại tăng từ 8-10%. Các chỉ tiêu sản lượng rượu, bia được xác định trong quy hoạch phát triển ngành rượu, bia, nước giải khát vẫn không ngừng gia tăng. Dự báo đến 2010 sẽ đạt 1.500 triệu lít rượu, bia. Trong đó, sản xuất rượu đạt 300 triệu lít (http://fdlserver.wordpress.com/2008/05/27/).
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến vấn đề này. Chẳng hạn, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2011 phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010, trong đó mục tiêu phòng, chống nghiện rượu. Hiện nay việc tuyên truyền về tác hại của rượu, bia còn chưa được quan tâm một cách đúng mức, trong khi đó quảng cáo cho rượu, bia lại đang rất phát triển. Những chế tài đối với các hành vi vi phạm quy định bán rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi còn chưa được thực hiện nghiêm túc. Đại bộ phận thanh niên xác nhận rằng rất dễ dàng mua rượu, bia tại nơi họ cư trú. Những yếu tố đó đã góp phần làm tăng khả năng tiếp cận, sử dụng rượu, bia của thanh niên (SAVY, 2009:82).
“Mình nghĩ uống rượu, bia cũng là một thú vui, bạn bè gặp nhau hàn huyên. Khi có một chút men rượu sẽ dễ nói ra những điều mà lúc bình thường mình không nói được. Và mặc dù men rượu sẽ không giúp được gì cho mình mỗi khi buồn bã thế nhưng khi vào bàn mình lại cứ tìm đến nó như một thói quen không thể thiếu được. Nói chung mình uống rượu chủ yếu là muốn gặp bạn bè để hàn huyên tâm sự và giải sầu khi buồn, nếu ai đó yêu cầu mình ngừng uống rượu 1-2 tháng tháng thì có lẽ khó thực hiện quá” (phỏng vấn sâu nam 28 tuổi, nhân viên hành chính văn phòng, Hà Nội)
Với kết quả nghiên cứu Phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan trực tiếp đến lạm dụng rượu, nghiện rượu của tác giả Lê Anh Tuấn, có 68,07% người trả lời cho rằng hiện nay thế hệ trẻ sử dụng nhiều/quá nhiều rượu, 3,98% cho rằng việc sử dụng rượu của thế hệ trẻ hiện nay là bình thường và chỉ có 1,21% người trả lời nhận định vấn đề sử dụng rượu của thế hệ trẻ hiện nay là ít (xem biểu đồ 9).
Biểu đồ 9: Vấn đề sử dụng rượu của thế hệ trẻ hiện nay (%)
1.213.98
68.073.06 3.06
23.68 It
Binh thuong Nhieu, qua nhieu Khac
Khong tra loi
Nguồn: Tạp chí Y học thực hành (705) – số 2/2010: 34
Như vậy, với phong tục uống rượu trong những ngày lễ tết vào những dịp vui, buồn đã tồn tại từ lâu đời trong đời sống của người dân và thực trạng về tình hình sản xuất rượu, bia ngày càng tăng, cửa hàng, quán bán rượu, bia được mọc lên ở khắp nơi, đặc biệt là những chính sách về rượu, bia của nước ta chưa có những chế tài nghiêm để xử lý và kiểm soát tình hình sản xuất, lưu thông quảng bá và sử dụng rượu, bia hiện nay. Điều đó, đã khiến cho việc tiếp cận rượu, bia của người dân nói chung, của thanh
thiếu niên nói riêng trở nên dễ dàng hơn. Và, đó cũng chính là những điều kiện thuận lợi giúp cho xu hướng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên trong thời gian tới gia tăng và lứa tuổi lần đầu tiếp cận rượu, bia sẽ ngày càng được trẻ hóa.
KẾT LUẬN
Dựa trên hệ thống các cách tiếp cận xã hội hóa, các tiếp cận tương tác biểu trưng, luận văn đã phân tích thực trạng sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên Hà Nội. Qua đó, sự khác biệt giới trong việc sử dụng rượu, bia được phát hiện. Nhóm bạn được xác định là một trong những nhân tố có sự tác động không nhỏ đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên vì thanh thiếu niên muốn thể hiện sự hòa nhập và chứng tỏ mình với nhóm bạn, thể hiện “cái tôi”. Khác biệt về lứa tuổi, trình độ học vấn và việc hiện đang còn đi học, việc hiện đang đi làm… trong việc sử dụng rượu, bia cũng được nhận diện.
Kết quả phân tích cho thấy: Tuổi trung bình sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên là 18 tuổi. Có sự khác biệt giữa nam và nữ thanh thiếu niên trong việc sử dụng rượu, bia; nam thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia nhiều hơn so với nữ thanh thiếu niên và khả năng bị say trong tháng của nam cũng nhiều hơn so với nữ. Cùng với yếu tố giới tính thì độ tuổi cũng tạo nên sự khác biệt trong việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên. Mức độ sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên tăng theo độ tuổi. Tuổi càng cao thì mức độ sử dụng rượu, bia càng lớn và việc kiềm chế bản thân không tốt, uống rượu, bia vượt quá ngưỡng cho phép của cơ thể dẫn đến tình trạng say xỉn.
Như vậy, phân tích trên đã khẳng định được giả thuyết một đã nêu ra ở phần đầu luận văn.
Yếu tố hiện đang đi học là yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên. Những thanh thiếu niên hiện đang đi học thì có tần suất sử dụng và say rượu, bia trong tháng ít hơn so với những thanh thiếu niên đã nghỉ học. Như vậy, giả thuyết thứ hai của luận văn đã phần nào được khẳng định.
Theo như kết quả phân tích trong phần thực trạng thì giả thuyết thứ ba của luận văn đã được khẳng định. Vì việc hiện đang đi làm đã tạo nên sự khác biệt giữa tần suất sử dụng trong tháng của thanh thiếu niên, những thanh thiếu niên hiện đang đi làm có
khả năng sử dụng rượu, bia trong tháng nhiều hơn so với những trường hợp thanh thiếu niên hiện không đi làm.
Khi phân tích các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của nam thanh thiếu niên, kết quả cho thấy những yếu tố có sự tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của nam thanh thiếu niên là: độ tuổi, hiện đang đi học, đã từng bị ghi sổ học bạ vì hành vi ứng xử kém trong suốt quá trình học tập, hiện đang đi làm và yếu tố nhóm bạn. Trong đó, biến số nhóm bạn được đánh giá là biến số có sự tác động mạnh mẽ nhất đến hành vi sử dụng rượu, bia của nam thanh thiếu niên. Như vậy, giả thuyết thứ tư của luận văn phần nào đã được chứng minh.
Giả thuyết thứ tư của luận văn giả định rằng gia đình và phương tiện truyền thông đại chúng có tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của nam thanh thiếu niên. Tuy nhiên, số liệu của cuộc nghiên cứu tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội không có được thông tin về sự tác động của yếu tố gia đình đến hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên. Và, kết quả phân tích đa biến lại cho thấy việc có theo dõi tin tức qua các phương tiện truyền thông không không có tác động đến hành vi sử dụng rượu, bia của nam thanh thiếu niên. Như vậy, một phần của giả thuyết thứ tư chưa được chứng minh nhưng đây sẽ là một gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.
Vẫn còn nhiều trường hợp thanh thiếu niên lái xe ô tô, xe máy sau khi uống rượu, bia hoặc ngồi trên xe người khác lái mà người đó vừa uống rượu, bia, cao nhất là ở nhóm tuổi 21-24 tuổi. Rượu ở đây đóng vai trò như một chất kích thích tố, một tác nhân đối với việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, người lái xe điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng say rượu đã gây ra tai nạn giao thông và còn để lại những thương tật suốt đời.
Số liệu của cuộc điều tra Tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006 chưa nói lên được những tác hại của việc sử dụng rượu, bia đến sức khỏe, kinh tế, xã hội. Nhưng, luận văn đã sử dụng phỏng vấn sâu cùng với số liệu của
các cuộc nghiên cứu cùng chủ đề đã phần nào mô tả được những tác hại của rượu, bia đến sức khỏe của thanh thiếu niên.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu nên đề tài chỉ phân tích được việc đã từng sử dụng rượu, bia và việc sử dụng rượu, bia trong vòng một tháng của thanh thiếu niên. Chưa có được thông tin về nguyên nhân cụ thể thúc đẩy thanh thiếu niên tìm đến rượu, bia và sự tác động của yếu tố gia đình đến việc sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên. Đây là vấn đề còn bỏ ngỏ và cần có những nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.
* Một số khuyến nghị
Với thực trạng sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên hiện nay cho thấy, ngày nay thanh thiếu niên dễ dàng tiếp cận rượu, bia hơn. Những lý do chính khiến cho thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia là do bị ảnh hưởng bạn bè, bởi tập quán, chuẩn mực văn hóa, mức sống tăng, nhu cầu giao tiếp, xã hội ngày càng mở rộng và sự phát triển tràn lan của thị trường rượu, bia điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi sử dụng bia, rượu ở thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên Hà Nội nói riêng.
Qua các kết quả nghiên cứu và phân tích trên, luận văn xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm góp phần giảm thiểu việc sử dụng rượu, bia trong thanh thiếu niên như: Thanh thiếu niên trong đó bao gồm vị thành niên và thanh niên, do đó, tại nhà trường cần có những biện pháp, quy định xử phạt thật nghiêm đối với những trường hợp học sinh, sinh viên sử dụng rượu, bia, ví dụ, phạt lao động, hạ hạnh kiểm và nếu trường hợp nào vi phạm nhiều lần có thể đuổi học. Nhà trường nên đưa các kiến thức phòng chống tác hại của rượu, bia vào nội dung giảng dạy trong nhà trường ngay từ bậc tiểu học đến bậc đại học, không cho phép bán rượu trong trường học hoặc ở xung quanh trường.
Sử dụng rượu, bia đã trở thành một thói quen trong văn hóa ẩm thực từ bao đời nay ở nước ta, vì vậy, để nâng cao kiến thức của thanh thiếu niên về những tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế và xã hội và từng bước giảm thiểu việc sử dụng
ruợu, bia và tiến tới bỏ rượu, bia thì không thể diễn ra trong một sớm một chiều mà nó cần có những kế hoạch dài hơi như: Trong nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, phát tờ rơi đề cập đến những tác hại của rượu, bia đến sức khỏe, kinh tế để thanh thiếu niên hiểu rõ và có những hành xử phù với việc sử dụng rượu, bia.
Khả năng chi phối của nhóm bạn ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với hành vi sử dụng rượu, bia của thanh thiếu niên. Sự chi phối diễn ra theo chiều hướng thúc đẩy