Công tác láng.

Một phần của tài liệu 15. THUYẾT MINH BPTC (Trang 44 - 45)

- Chuẩn bị mặt tường hoặc trần bằng bê tông:

9.3. Công tác láng.

+ Kiểm tra lại cao độ mặt nền, sàn: Căn cứ vào cao độ chuẩn của mặt láng đã xác định theo thiết kế ta dẫn vào xung quanh tường hoặc cọc mốc khu vực láng, những vạch mốc trung gian cao hơn cos thiết kế

+ Dựa vào mốc trung gian kiểm tra cao độ mặt nền, sàn. Nếu láng rộng cần phải chia ô.

+ Đối với nền bê tông, chỗ cao đục bớt, chỗ thấp tăng thêm lớp vữa ximăng cát vàng mác 50, chỗ trũng quá cũng đổ thêm lớp bê tông cùng loại với lớp vữa trước.

+ Vệ sinh mặt láng và tưới ẩm cho nền, sàn.

Làm mốc:

+ Dùng thước đo từ vạch mốc chuẩn xuống tới mặt láng một khoảng bằng khoảng cách giữa mốc chuẩn đến mốc hoàn thiện.

+ Đắp mốc ở 4 góc khu vực cần láng, kích thước mốc 10 × 10cm (nên dùng vữa cùng mác vữa láng để đắp mốc).

+ khi khoảng cách giữa các mốc chính lớn quá chiều dài thước thì phải căn dây đắp thêm các mốc phụ cho phù hợp với chiều dài thướt để cán.

+ Rải vữa nối liền các mốc và cán phẳng theo mốc thành dải mốc rộng 10cm, chiều dài dải mốc chạy theo hướng láng vữa.

+ Công tác láng vữa cho các kết cấu mái sảnh, sênô, bể lắng, bể chứa….: Chiều dày lớp vữa láng vào khoảng 2 đến 3 cm mác vữa láng là vữa xi măng mác 75.

Phương pháp láng

+ Trước khi láng phải băm mặt nền cho nhám rồi quét sạch, rửa kỹ và chờ khô rồi mới bắt đầu láng. Cách láng sẽ tiến hành như các phần trên. Chiều dày lớp vữa láng vào khoảng 2 đến 3cm.

+ Khi dải mốc se mặt, đổ vữa vào khoảng cách giữa hai dải mốc hướng từ trong ra cửa, dàn vữa đều trên mặt láng, cao hơn mặt mốc 2-3mm.

+ Dùng đầm gang đầm cho vữa đặc chắc và bám chắc vào nền sàn. + Dùng thướt cán sao cho mặt láng phẳng với dải mốc.

+ Dùng bàn xoa xoa phẳng, lúc đầu xoa rộng vòng nặng tay để vữa dàn đều, sau xoa hẹp vòng nhẹ tay để vữa phẵng nhẵn, xoa từ trong giật lùi ra phía cửa. Khi xoa chỗ nào thiếu bù vữa và tiến hành xoa. Những chỗ tiếp giáp với chân tường phải xoa dọc để phần nền tiếp giáp với tường thẳng.

+ Nếu mặt láng quá rộng thì ta phải chia thành từng đoạn, chừng 2mét để láng và chừa những khe nối dây chừng 10mm giữa các đoạn. Dùng những thanh gỗ dày bằng chiều dày lớp vữa láng tạo những khe nối thành những ô chia trước khi láng. Sau khi lớp láng đã khô cứng thì ta lấy những thanh gỗ đó lên rồi lấp đầy bằng vữa xi măng có mác thấp hơn.

+ Nếu yêu cầu mặt nền phải nhẵn bóng thì ta tiến hành đánh màu. Phương pháp đánh màu cụ thể như sau:

- Sau khi cán phẳng lớp vữa láng chờ cho mặt vữa vừa se lại, ta tiến hành tưới nước xi măng được hòa tan có độ dẻo thích hợp lên trên.

- Dùng bay đánh cho đến khi mặt nhẵn bóng theo nguyên tắc: lúc đầu đánh nặng tay, đến khi mặt đã mịn thì đánh rất nhẹ cho đến khi nhẵn bóng.

Chú ý:

+ Đối với mặt láng không đánh màu dùng bay miết đều, nhẹ tay trên mặt vữa để các hạt cát chìm xuống tạo mặt láng được mịn và chắc mặt.

+ Đối với mặt láng để trát granitô, đá rửa… thì tạo cho mặt láng nhám bằng cách vạch quả trám, hình chữ nhật… để tăng độ bám dính của vữa với mặt láng.

+ Trường hợp mặt láng rộng không thể thi công liên tục phải ngừng thì mạch ngừng theo hình răng cưa gọn chân để chống co ngót khi láng tiếp, trước khi láng tiếp phải tưới nước xi măng chỗ tiếp giáp.

+ Đối với khu vực yêu cầu chống thấm cao thì trước khi láng phải thực hiện các lớp chống thấm theo thiết kế.

Một phần của tài liệu 15. THUYẾT MINH BPTC (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w