12 Chu kỳ trăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787) (Trang 47 - 48)

Chu kỳ quang là thời gian có ánh sáng trong một ngày đêm (24 giờ liên tục) Chu kỳ quang thay đổi theo mùa và vị trí địa lý Ở nước ta, mùa đơng có chu kỳ quang khoảng 10 giờ có ánh sáng (ban ngày) và 14 giờ tối (ban đêm), mùa hè có chu kỳ quang ngược lại, tức là 10 giờ tối (ban đêm) và 14 giờ có ánh sáng (ban ngày) Bằng thực nghiệm người ta đã chứng minh rằng chu kỳ quang có ảnh hưởng đáng kể đến sự thành thục, chín muồi và sinh sản ở nhiều loài cá Đối với các loài cá Hồi, trong tự nhiên sự thành thục diễn ra khi quang kỳ giảm dần và người ta đã biết vận dụng điều đó bằng cách giảm thời gian chiếu sáng ban ngày để thúc cá thành thục và đẻ trứng sớm hơn Một số cơng trình đã chỉ ra rằng chu kỳ quang ảnh hưởng đến hệ nội tiết sinh sản thơng qua trục điều hịa não bộ, tuyến n và tuyến sinh dục [42]

Trên cá Hồi Vân, sự gia tăng chu kỳ quang vào mùa xuân – hè đã kích thích cá phát dục, khởi đầu là q trình tích lũy nỗn hồng ở cá cái và tạo tinh ở cá đực Chu kỳ quang không những ảnh hưởng đến sự thành thục sinh dục, thời điểm đẻ trứng ở

các lồi cá nước lạnh mà cịn ảnh hưởng đến các lồi cá vùng ơn đới và nhiệt đới như cá hồi Thái Bình Dương (Salmo salar), cá vược (Dicentrarchus labrax) [52], cá tráp (Sparus aurata) [229], cá đù (Sciaenops ocellatus) [204], cá tuyết (Gadus morhua) [66] cá Hippoglossus hippoglossus [189], rô phi (Oreochromis niloticus) [45] và cá đối (Mugil cephalus) [98] Tuy nhiên sự phát triển của tuyến sinh dục không những chịu ảnh hưởng bởi chu kỳ quang mà còn bởi một số yếu tố khác nữa cũng như phụ thuộc vào sự tương tác giữa chu kỳ quang với các yếu tố môi trường và đặc điểm sinh sản của từng loài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng hormone steroid huyết tương trong chu kỳ sinh sản cá dìa siganus guttatus (bloch, 1787) (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w