Công tác đổ bê tông sên nô
o Trước khi đổ bê tông tiến hành dọn vệ sinh ván khuôn, cốt thép. Một lần nữa kiểm tra lại độ kín khít, độ chắc chắn của hệ thống ván khuôn, độ ổn định của cốt thép, kiểm tra tim cốt của dầm sàn .
o Bê tông thương phẩm.
o Bê tông được đổ theo trình tự: đáy rồi đến thành sê nô, hướng đổ bê tông xem bản vẽ thi công. Bê tông được vận chuyển lên sàn, công nhân dùng xẻng san vữa theo chiều dày của sàn. Bê tông đáy và thành sê nô được đầm bằng đầm dùi đường kính từ 32-42mm, Quá trình đầm phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật để bê tông đảm bảo đặc chắc, không đầm sót, không đầm quá kỹ gây phân tầng bê tông.
o Đối với thành sê nô ta phải tiến hành đổ táy do bề rộng nhỏ.
o Hướng đổ bê tông theo hướng dọc nhà. Những dầm khung chính dứt khoát được đổ xong trong ca làm việc. Điểm dừng trên sàn và dầm phụ theo qui phạm tại 1/4 nhịp sê nô.
o Quá trình trộn, vận chuyển, đổ, đầm được tổ chức thi công liên tục, đảm bảo bê tông không bị phân tầng do phần bê tông đổ cũ và mới bắt đầu ninh kết. Thời gian trộn, vận chuyển, đổ, đầm tại mọi vị trí khi đổ phải nhỏ hơn thời gian ninh kết ( 2 giờ).
o Luôn cử cán bộ kỹ thuật theo dõi thường xuyên công tác đổ, đầm. Khống chế diện tích mỗi lần đổ để đảm bảo bê tông tại mọi vị trí khi đổ luôn được tươi (bê tông chưa ninh kết). Tổ kỹ thuật tổ chức lấy mẫu bê tông tại hiện trường và bảo quản mẫu theo quy định.
o Trong suốt quá trình đổ bê tông:
o Có tổ thợ cốp pha, cốt thép trực và kiểm tra.
o Luôn cử cán bộ trắc đạc thường xuyên trực để kiểm tra độ phẳng, độ dày, kiểm tra độ ổn định của dầm sàn.
o Kiểm tra nguồn điện, cấp nước trước khi thi công để đảm bảo cung cấp đủ liên tục trong quá trình đổ bê tông.
o Trong quá trình trộn bê tông dầm sàn phải thử độ sụt và đúc mẫu theo qui định ngay trên công trình, ép kiểm tra cường độ bê tông.
o Bê tông đổ xong 24h cho tiến hành bảo dưỡng bằng cách tưới nước thường xuyên. Tại một số khu vực cần yêu cầu độ chống thấm cao như sàn khu vệ sinh, ban công, mái... tiến hành ngâm nước xi măng theo qui định (ngâm nước xi măng 7 ngày, tỷ lệ xi măng: 5 kg/m3 nước, trong thời gian ngâm thường xuyên khuấy đều 10 lần/ngày).
Đầm bê tông: Sử dụng các loại đầm chấn động như đầm dùi, đầm bàn
o + Không nên đầm nhiều quá tránh hiện tượng vữa bê tông lỏng, xi măng và cát tập trung xung quanh chày đầm và nổi lên mặt gây hiện tượng phân tầng bê tông.
o + Khi đầm bằng đầm dùi, chiều dày lớp bê tông đổ không nên vượt quá 1,25 chiều dài của bộ phận gây chấn động. Đầu đầm dùi phải ăn sâu xuống lớp bê tông dưới từ 5-10 cm để liên kết tốt hai lớp với nhau. Thời gian đầm tại mỗi vị trí khoảng < 20 giây. Khoảng cách chuyển đầm dùi không quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm. Phải chuyển đầm bằng cách rút từ từ và không được tắt máy để tránh lưu lại lỗ rỗng trong bê tông ở chỗ vừa đầm xong. Để đảm bảo đầm đúng kỹ thuật ta buộc cữ trên dây đầm dùi nhằm xác định đúng độ cao của đầu đầm dùi.
o + Tại các vị trí do thép dày đặc (Như mối nối dầm chính và dầm phụ…) nên không dùng đầm dùi được thì dùng que sắt đầm bằng cách chọc kỹ, phối hợp cùng với đầm bàn.
o + Khi đầm tránh làm sai lệch cốt thép và hư hỏng ván khuôn. Trong quá trình đầm, luôn chú ý các khe hở (Nếu có) và phải xử lý để tránh dò rỉ nước xi măng. Dấu hiệu chứng tỏ đầm xong là không thấy vữa bê tông sụt lún rõ ràng, trên mặt bằng phẳng và không có nước xi măng nổi lên.
o + Dùng sàn thao tác, ghế phục vụ cho công tác đầm bê tông dầm sàn tránh hiện tượng đứng trực tiếp lên cốt thép để đầm bê tông theo hướng đã định.
o Mạch ngừng trong thi công: Nhà thầu cố gắng không để có mạch ngừng trong thi công, trường hợp thật đặc biệt bắt buộc thì mới để mạch ngừng.
o + Mạch ngừng thi công của cột ở vị trí trên mặt móng và chân dầm.
o + Trước khi đổ bê tông nhà thầu chuẩn bị đủ bạt để che bề mặt bê tông phòng tránh gặp trời mưa.