Nội dung đào tạo và yêu cầu khi xây dựng chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 25 - 31)

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các nội dung NLTT được để xuất bởi các trường đại học và các tổ chức quốc tế, chúng tôi đưa ra nội dung cơ bản cho chương trình NLTT dành cho sinh viên như sau:

Module 1: Tổng quan về năng lực thơng tin

• Bối cảnh mới và yêu cầu mới về năng lực của nguồn nhân lực trong thế kỷ 21.

• Bối cảnh học tập và yêu cầu năng lực cho người học.

• Tầm quan trọng của năng lực thơng tin đối với việc học tập và trong cuộc sống.

• Xác định được các kiến thức và kỹ năng cơ bản về năng lực thông tin.

Module 2: Nhu cầu tin và nhận dạng nhu cầu thơng tin

• Nhận biết nhu cầu tin và nhận dạng thông tin thông qua đặt câu hỏi đối với nhiệm vụ cần thực hiện: Sự cần thiết phải có câu hỏi nghiên cứu và phương pháp xây dựng câu hỏi nghiên cứu.

• Nguồn thơng tin thứ cấp và thơng tin sơ cấp. • Các cách khác nhau để trình bày thơng tin. • Các phương thức để truy cập thơng tin. • Nhận dạng và mô tả các nguồn thông tin.

Module 3: Tìm kiếm và khai thác thơng tin

• Lựa chọn các cơng cụ tra cứu tìm kiếm thơng tin. • Xây dựng chiến lược tìm kiếm thơng tin tin. • Tạo lập từ khóa để tìm tin hiệu quả.

• Cách sử dụng thư viện/ chính sách thư viện/các sản phẩm dịch vụ thư viện.

• Khai thác và thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau.

Module 4: Thẩm định và đánh giá thơng tin

• Vai trị của việc thẩm định và đánh giá thơng tin. • Bản chất của các tiêu chí đánh giá thơng tin khác nhau. • Vận dụng thành thạo các tiêu chí đánh giá thơng tin.

• Lựa chọn thơng tin phù hợp để vận dụng vào học tập và nghiên cứu khoa học tại trường đại học

Module 5: Sử dụng thơng tin và phịng tránh đạo văn

• Sử dụng thơng tin có đạo đức và đúng luật pháp • Bản quyền và sở hữu trí tuệ

• Đạo văn và phịng tránh lỗi đạo văn

• Biết cách trính dẫn và làm danh mục tài liệu tham khảo

Module 6: Trình bày thơng tin: văn phịng học thuật và phương pháp viết bài luận.

• Văn phong học thuật

• Phương pháp viết bài luận khoa học • Trình bày kết quả nghiên cứu

Module 7: Tổ chức thông tin

• Mục tiêu và tầm quan trọng của tổ chức thơng tin hiệu quả. • Cách tổ chức và quản lý các nguồn thơng tin khác nhau. • Các cơng cụ quản lý các nguồn học liệu.

Các yêu cầu khi xây dựng chương trình

- Lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội cần có tầm nhìn tích cực, coi NLTT là môn học bắt buộc và cần thiết trong chương trình đào tạo. Đồng thời chú trọng xây dựng chính sách triển khai, tạo điều kiện, mơi trường và ngân sách cho việc triển khai kế hoạch này.

- Điều kiện về trình độ của CBTV và giảng viên: Điều kiện này nói lên yếu tố chủ quan về năng lực của người trực tiếp tham gia giảng dạy NLTT cho sinh viên. Năng lực này bao gồm trình độ NLTT, trình độ ngoại ngữ và tin học của CBTV và giảng viên; kỹ năng sư phạm và kiến thức về chủ đề (kiến thức về chuyên ngành đào tạo của một trường đại học cụ thể) của CBTV.

- Các nhà quản trị thông tin, CBTV là những người có trình độ cao về NLTT cần được tận dụng, để họ không những là người hướng dẫn, phổ biến NLTT cho NDT đơn thuần tại thư viện mà họ phải được công nhận như một chuyên gia cần được phối hợp cùng các cơ sở đào tạo nhằm đào tạo các thế hệ NLTT.

- Điều kiện về CSVC trang thiết bị: Các nhà thiết bị bao gồm máy tính, mạng internet, CSDL, máy chiếu, website thư viện. Đây là điều kiện để hỗ trợ việc dạy và học NLTT nhằm đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

NLTT không phải là vấn đề riêng ngành thư viện mà là vấn đề của giáo dục của thế kỷ XXI. Việc phát triển NLTT cho sinh viên cũng càng khơng phải là một mình thư viện và CBTV đảm nhận mà là cần có sự hỗ trợ và tương tác của các bên liên quan như: giảng viên, CBTV, lãnh đạo nhà trường, các phịng ban và sinh viên. Trong đó, thư viện và CBTV giữa vai trò đầu mối trong hoạt động này. Bởi nội dung của NLTT liên quan đến các kỹ năng thư viện: nhận dạng NCT, tìm kiếm thơng tin, đánh giá và sử dụng thông tin, quản lý thông tin, sự am hiểu về mặt pháp lý trong việc sử dụng và trao đổi thơng tin.

NLTT có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Điềunày được thể hiện qua hainội dung chính sau đây:Một, là cơng cụ đắc lực hỗ trợ tích cực cho quátrình đổi mới giáo dục đại học; hai, nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NLTT của sinh viên. Tuy nhiên, trong môi trường đại học áp dụng phương pháp giảng dạy, nhận thức các bên liên quan, hạ tầng cơ sở vật chất và công nghệ thông tin,... là những yếu tố có ảnh hưởng tới NLTT của sinh viên. Ngồi ra, trình độ CBTV, văn hóa nhà trường, sự phối hợp giữa giảng viên và CBTV cũng ảnh hưởng lớn tới việc phát triển NLTT cho sinh viên.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển NLTT của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, các giải pháp phát triển NLTT được đề xuất trong nghiên cứu này phản ánh đầy đủ các yêu cầu của công tác phát triển NLTT cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Các đề xuất đều dựa trên các ngun tắc thống nhất, có mục tiêu, chính sách, phương pháp và hình thức đào tạo cũng như nội dung và yêu cầu khi xây dựng chương trình nhằm giúp Trường thực hiện dễ dàng và hiệu quả. Mơ hình phát triển NLTT và các giải pháp thực hiện hóa mơ hình trong nghiên cứu này đều dựa trên sự kế thừa và chọn lọc của tư tưởng các nhà nghiên cứu đi trước, thể hiện rõ sự đổi mới. Điều quan trọng nhất để việc phát triển NLTT cho hiệu quả rất cần sự ủng hộ mạnh mẽ của ban lãnh đạo nhà Trường thơng qua việc ban hành các chính sách, chiến lược kế hoạch về NLTT và phát triển NLTT cho sinh viên coi trọng vai trò của NLTT là yếu tố quyết định đầu ra với sinh viên. Bên cạnh đó, cần phân chia nội

dung giảng dạy về phát triển NLTT thành hai nhóm nhóm kiến thức về thư viện do CBTV phụ trách và nhóm kiến thức và kỹ năng đánh giá thông tin, sử dụng thông tin tổ chức và quản lý thông tin thu thập được và thông tin phát sinh, hiểu biết về pháp lý và đạo đức trong sử dụng và trao đổi thông tin do giảng viên đảm nhiệm. Trong quá trình phát triển NLTT cho sinh viên yêu cầu

CBTV và giảng viên cần chủ động chia sẻ kiến thức kinh nghiệm, hỗ trợ tương tác để triển khai các chương trình đào tạo NLTT được tốt hơn, hoạt động đổi mới trong phương pháp giảng dạy trong nhà Trường cũng cần được chú trọng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w