Thực trạng của Spotify tại thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn NĂNG lực số ỨNG DỤNG đề tài SPOTIFY nền TẢNG STREAM NHẠC TRỰC TUYẾN HÀNG đầu THẾ GIỚI (Trang 31 - 38)

2.5 .Trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) của Spotify

3.2. Thực trạng của Spotify tại thị trường Việt Nam

Trong t3/2018, người dùng Việt Nam đã vô cùng hào hứng khi biết tin Spotify chính thức gia nhập vào thị trường âm nhạc trực tuyến.

Sau khi tham gia vào thị trường chia sẻ nhạc trực tuyến của Việt Nam, Spotify đã mang lại những sắc màu mới cho bức tranh khá ảm đạm của thị trường này. Vốn được “bao thầu” bởi hai thương hiệu Mp3 Zing và Nhaccuatui hàng đầu Việt Nam, trang bị tính năng cung cấp cho người dùng khả năng nghe nhạc trực tuyến miễn phí với chất lượng thường và cho phép tải về với số lượng không nhỏ. Với lợi thế sân nhà, hai thương hiệu này sẽ trở thành đối thủ mạnh của Spotify.

Vấn đề Việt hoá cũng được Spotify quan tâm nhằm cung cấp cho người dùng ở Việt Nam những trải nghiệm tốt nhất. Ngay khi vừa ra mắt, dịch vụ stream nhạc này đã có một số playlist tiêu biểu dành riêng cho thị trường Việt Nam như Top Hits Vietnam, V-Pop không thể thiếu, Equal Việt Nam … và cũng đang không ngừng bổ sung vào kho nhạc các ca khúc Việt Nam. Đã có sẵn một lượng người dùng trước khi vào Việt Nam, tuy nhiên đại diện Spotify từ chối cung cấp thông tin về lượng người dùng tại Việt Nam cũng như kỳ vọng cho những năm tới. Khẳng định lại về khác biệt thương hiệu và khả năng cạnh tranh với những nền tảng nội địa, đại diện Spotify cho rằng thế mạnh của họ nằm ở dữ liệu, công nghệ nhằm tạo ra trải nghiệm người dùng cá nhân hoá và ưu việt.

Theo nghiên cứu của Spotify, thị trường Việt Nam có hơn 13 triệu người sử dụng internet là thế hệ Millennial (những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thập

29

niên 1980 đến đầu thập niên 2000). Đây là đối tượng tiềm năng mà Spotify muốn hướng đến để cung cấp các giải pháp quảng cáo cho các thương hiệu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của gã khổng lồ này đủ hấp dẫn đối với thói quen của người dùng, liệu có trả phí để nghe nhạc và hơn thế nữa là kích thích phát triển thị trường âm nhạc trực tuyến hay không?

Theo đại diện của tổ chức The Point Consulting Group, trung bình khách hàng chấp nhận trả tiền để nghe nhạc online trên thế giới có tỉ lệ khoảng 45% so với tổng lượng khách hàng. Nhưng tại Việt Nam, con số này chưa tới 10%. Vì vậy, các công ty kinh doanh nhạc trực tuyến tại Việt Nam đều trông chờ vào nhóm đối tượng khán giả thuộc lứa 9X trở về sau, bởi thế hệ này có xu hướng nghe nhạc nhiều hơn. Mặc dù mức độ chi tiêu của người trẻ Việt đã tăng lên rõ rệt cho những năm qua, theo bảng nghiên cứu thị trường của Nielsen, người dùng trẻ ở độ tuổi 21-34 ở Việt Nam chiếm 34%, trong 76% số đó có mức thu nhập cao, có xu hướng mua sắm để nâng cấp cuộc sống tốt hơn. Nhưng họ hầu như chỉ chi vào việc du lịch, thời trang, hàng công nghệ...

Chưa đầy vài giờ sau khi công ty chính thức ra mắt tại Việt Nam tại một sự kiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã có nhiều chủ đề trên các diễn đàn công nghệ về cách hack tài khoản Premium của Spotify và sử dụng hoàn toàn miễn phí, thay vì phải trả 59.000đ/tháng. Đây thực sự không phải là một tin vui cho đối với thị trường âm nhạc trực tuyến Việt Nam vì thói quen sử dụng miễn phí đã ăn sâu vào người dùng.

Zing Mp3 cũng gặp phải trường hợp khi tung ra bản cập nhật mới, chuyển đổi toàn bộ thông tin tài khoản ID sang thông tin tài khoản Zalo. Trong lần chuyển đổi này, lỗ hổng có thể xảy ra, cho phép hacker khai thác triệt để và chuyển đổi thông tin tài khoản Zing Mp3 thường sang Zing Vip để sử dụng trong vòng 10 năm. Nếu tính theo giá VNG cung cấp thì 1 cái là 30.000đ, 1 năm ngân sách sẽ là 270.000đ, mua 2 năm sẽ là 500.000đ. Điều đáng nói, màn “vượt mặt” Zing Mp3

30

lần này được cộng đồng mạng chia sẻ, đón nhận nhiệt tình, hướng dẫn tận tình, đơn giản vì không muốn mất 30.000 đồng/tháng cho việc trả phí bản quyền, nhân sự và chưa kể cả hạ tầng mà đơn vị chức năng này phân phối.

Có nhiều quan điểm cho rằng người dùng Việt Nam đã quen với những ứng dụng miễn phí và thu nhập còn thấp nên họ ưu tiên chi trả cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hơn là các dịch vụ âm nhạc. Rất khó để dự đoán liệu Spotify có thể thành công trong tương lai gần hay không, nhưng trên thực tế, đó là thách thức lớn đối với công ty này tại Việt Nam trong việc tồn tại cũng như trong việc tìm kiếm doanh thu. Hành vi tiêu dùng của người Việt Nam liên quan đến trả phí để nghe nhạc trực tuyến rõ ràng là do sự tăng trưởng về quy mô thương mại của dịch vụ này tại Việt Nam.

Điển hình trong năm năm nay, FPT Telecom đã đóng cửa kho nhạc trực tuyến nhacso.net trước tình hình kinh doanh thương mại dịch vụ nhạc trực tuyến gặp khó khăn vất vả. Ngay cả các ông lớn khác như Zing Mp3, nhaccuatui ... cũng gặp khó trong việc thu phí nghe nhạc trực tuyến của người dùng.

Vậy, việc ra mắt gói cước 59.000 đồng/tháng có thực sự khiến người dùng mê mẩn? Xin nói ngay là chưa! Vì các dịch vụ chia sẻ nhạc trực tuyến nổi tiếng của Việt Nam có gói rẻ hơn gấp hai lần chỉ 30.000 đồng / tháng là không đủ khiến người dùng phải trả tiền mà cũng tìm cách hack thông tin tài khoản như đã đề cập ở trên. Và thậm chí Spotify thực sự là một ứng dụng âm nhạc trực tuyến giống như bất kỳ ứng dụng nào khác.

May mắn thay, Spotify là một nền tảng nghe nhạc có chất lượng tốt, mang tầm quốc tế với nhiều tính năng độc đáo có thể chinh phục trải nghiệm của người dùng và hỗ trợ những người làm marketing tiếp thị tốt hơn. Ngoài ra, nó có những lợi ích mà người dùng coi là đặc biệt quan trọng, chẳng hạn như tạo đề xuất bài hát dựa trên thói quen của người dùng, kiểm soát và tinh chỉnh việc phát lại nhạc của thiết bị tới thiết bị di động. Một số khác hỗ trợ kết nối internet cực nhanh ... Các

31

giải pháp quảng cáo mà Spotify cung cấp có nhiều đặc điểm đáng chú ý, mang tính cạnh tranh cao, những vẫn chưa hẳn là có sự khác biệt quá lớn so với các thương hiệu nghe nhạc trực tuyến khác tại Việt Nam. Mức giá 59.000 đồng cho bản Premium tuy cao hơn một số ứng dụng bản địa như Nhaccuatui hay Zing MP3 nhưng người dùng có thể nghe nhạc ngoại tuyến, nghe bất kỳ bản nhạc nào, ở bất kì thời điểm nào mà không bị giới hạn bỏ qua bài và không có quảng cáo.

Như vậy, những ưu điểm ấy cũng chưa có gì là quá khét tiếng để phải chi trả thêm gấp đôi số tiền so với những dịch vụ trong nước. Chưa kể, so với Youtube, người dùng có thể xem hình ảnh và nghe nhạc cùng lúc mà không tốn tiền, vì vậy đối với công ty này ở Việt Nam là điều vô cùng khó khăn. Và tất nhiên cũng khó có thể thay đổi thói quen của người dùng tại đây trong tương lai gần.

Tuy vậy, sự gia nhập của Spotify cũng là một dấu hiệu rất đáng mừng cho thị trường âm nhạc trực tuyến nhằm kích thích sự tăng trưởng cũng như nâng cao ý thức cho người dùng về lợi ích và trách nhiệm trong việc “Nghe có ý thức” – một chiến dịch thu phí tải nhạc khởi xướng từ năm 2012 dù đã thất bại.

32

KẾT LUẬN

Với kho nhạc phong phú, chất lượng bài hát cực tốt cùng những tính năng tiện lợi, không khó để Spotify vươn mình ra, trở thành cái tên dẫn đầu trên thị trường âm nhạc trực tuyến. Spotify là sự lựa chọn thị trường đại chúng cho những người quan tâm đến việc khám phá âm nhạc cũ và mới, là toàn diện và đầy đủ nhất mà chúng ta có thể có được với số tiền hợp lý bỏ ra để trải nghiệm dịch vụ lâu dài.

Trong tương lai, Spotify còn cả chặng đường dài phía trước để phát triển

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Spotify và xu hướng phát nhạc trực tuyến sẽ thay đổi thế nào trong 10 năm tới?”, https://www.vsta.org.vn/spotify-va-xu-huong-phat-nhac-truc-tuyen-se- thay-doi-the-nao-trong-10-nam-toi-20799.html

2. “Spotify – Xu hướng âm nhạc thế hệ mới”,https://phongvu.vn/cong- nghe/spotify-xu-huong-am-nhac-the-he-moi/

3. “Ứng dụng Spotify là gì mà sốt xình xịch dạo gần đây?”,

https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/ung-dung-spotify-co-gi- ma-hot- den-vay-1074940

4. “Cơ hội phát triển của thị trường nhạc số”, https://haiquanonline.com.vn/co- hoi-phat-trien-cua-thi-truong-nhac-so-123822- 123822.html

5. “Spotify dẫn đầu thị trường stream nhạc, thị phần gấp đôi Apple Music”, https://genk.vn/spotify-dan-dau-thi-truong-stream-nhac-thi-phan-gap-doi- apple- music-20220121143515191.chn

6. “Phân tích cổ phiếu: Spotify”, https://www.xtb.com/vn/market- analysis/news-and-research/phan-tich-co-phieu- spotify

7. “Doanh thu từ quảng cáo của Spotfy bùng nổ nhờ Podcast”,

https://www.digimind.vn/doanh-thu-tu-quang-cao-cua-spotify-bung-no-nho- podcast-3425215

8. “Phân tích xu hướng Spotify”, https://ichi.pro/vi/phan-tich-xu-huong- spotify-20463542718212

34

9. “Spotify: Kỷ nguyên mới của xu hướng thưởng thức nhạc số online”, https://vneconomy.vn/spotify-ky-nguyen-moi-cua-xu-huong-thuong-thuc- nhac-so- online.htm

10. “Spotify đã có 320 triệu người dùng sử dụng mỗi tháng”

https://www.techtimes.vn/spotify-da-co-320-trieu-nguoi-dung-su-dung-moi- thang/ 11. “Spotify Statistics 2022” https://quantummarketer.com/spotify-statistics/#:~:text=quarter%20of %202018-,Detailed%20Spotify%20Statistics%202022,increase%20to %20133%20%E2%80%93%20138%20million. 12. https://wetransform.vn/2019/08/16/spotify-ung-dung-tri-tue-nhan-tao-de- tim-kiem-nhac-moi-ma-ban-se-yeu-thich/? fbclid=IwAR3rA1mFpQe1PRFfwpT7vFA7dOV- CAjxdee4z5bn_wA479pLEVajLNqBCJM 35

Một phần của tài liệu BÀI tập lớn môn NĂNG lực số ỨNG DỤNG đề tài SPOTIFY nền TẢNG STREAM NHẠC TRỰC TUYẾN HÀNG đầu THẾ GIỚI (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w