Chiến lược Marketing

Một phần của tài liệu Báo cáo phân tích tất cả các kênh marketing của tập đoàn tân hiệp phát (Trang 30 - 34)

3.1 Product

Sản phẩm của Tân Hiệp Phát bao gồm:

 Bia: Bia Laser, Bia tươi, Bia Bến Thành, Bia tươi

 Nước giải khát Number One

 Nước tinh khiết

 Active chanh muối

 Nước tăng lực: Number One, Number One dâu, Chino

 Sữa đậu nành: Soya hương tự nhiên, Soya hương bắp, Soya hương đậu xanh

 Nước ép (Juice): nước ép đào, nước ép cam, nước ép ổi, nước ép mãng cầu, nước ép chanh dây, nước ép khóm, nước ép me, nước ép táo.

 Trà: Trà xanh không độ (trà xanh không độ, trà xanh chanh, trà xanh mật ong và trà mật ong chanh), Trà thảo mộc Dr. Thanh, trà Barley không độ, Trà trái cây ( trà xanh dâu và trà xanh táo)

Là một công ty có tên tuổi trong thị trường Việt Nam, hầu hết các sản phẩm của Tân Hiệp Phát đều mang tính sáng tạo cao. Đặc biệt là sản phẩm “ Trà xanh không độ” rất thành công, phải khiến những ông lớn như Coca Cola và Pepsico phải học hỏi theo. Khi đưa ra quyết định sản phẩm này, Tân Hiệp Phát đã dựa trên nhu cầu cũng như thói quen từ xưa đến nay của người Việt ta là thích uống trà, thậm chí trà vỉa hè cũng rất đông. Vì vậy vào khoảng tháng 5,6 năm 2006, Tân Hiệp Phát đã nhanh chóng đưa ra sản phẩm “Trà xanh không độ”.

3.2Price

Tính cạnh tranh trong thị trường nước giải khát tại Việt Nam ngày một cao, Tân Hiệp Phát phải đối đầu với các thương hiệu nội địa, thương hiệu ngoại nhập. Do đó,

các sản phẩm đến từ doanh nghiệp này luôn phải có chiến lược giá thích hợp để nâng cao tính cạnh tranh. Tuy nhiên các sản phẩm khác của Tân Hiệp Phát lại có mức giá khá cạnh tranh so với các đối thủ.

 Định giá dựa vào mục tiêu dẫn đầu về chất lượng. Mà dẫn đầu về chất lượng đồng nghĩa với giá bán cao. Tuy nhiên giá bán cao cũng tương xứng với hình ảnh chất lượng cao.

 Định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng: giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận mua sản phẩm phụ thuộc vào giá trị cảm nhận được của khách hàng đối với sản phẩm

Riêng sản phẩm trà xanh không độ là chiến lược hớt váng. Công ty đặt giá cao hơn so với các sản phẩm khác như C2, trà xanh Lipton, trà xanh 100,... Giá bán 1 chai dung tích 500ml với giá sỉ là 6.500đ/chai, giá lẻ là 9000 - 10.000đ/chai. Cao hơn khoảng 20% so với các loại nước giải khát đóng chai khác. Tuy nhiên khách hàng chấp nhận mức chênh lệch này vì nó có lợi cho sức khỏe.

3.3 Place

Tân Hiệp Phát sở hữu kênh phân phối rộng khắp toàn quốc, ngoài ra sản phẩm của tập đoàn này cũng có mặt tại 16 quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc và Úc.

Tại thị trường nội địa, thương hiệu này xây dựng đội ngũ nhân viên tiếp thị sản phẩm tại các đại lý, các bên bán sỉ, phân phối trên khắp nơi kể cả những vùng sâu vùng xa. Với hệ thống phân phối có độ bao phủ lớn, thương hiệu này đảm bảo được việc cung cấp hàng hóa cho các đại lý, người tiêu dùng ở mọi nơi một cách nhanh chóng, tiện lợi. Tân Hiệp Phát có hệ thống nhà phân phối với 268 nhà phân phối cấp 1.

Ngoài ra, Tân Hiệp Phát cũng hướng đến thị trường fast food, take away,… đưa sản phẩm (Trà Xanh Không Độ) len lỏi vào các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh đình đám như Lotteria, KFC.

3.4 Promotion

3.4.1 Paid

3.4.1.1 Television

Các sản phẩm của công ty kinh doanh là sản phẩm tiêu dùng. Do vậy cần tạo sự nhận biết sâu rộng tới người tiêu dùng. Vì vậy quảng cáo sẽ giúp cho Tân Hiệp Phát giới thiệu về bản thân mình, các mặt hàng mà mình kinh doanh, tạo dựng uy tín, hình ảnh tập đoàn. Tân Hiệp Phát đã đưa ra nhiều chương trình quảng cáo cho từng loại sản phẩm của mình nhằm giới thiệu cho khách hàng biết đến sự hiện diện của một loại sản phẩm mới. Đối tượng mà Tân Hiệp Phát muốn hướng đến là người đã, đang và sẽ sử dụng sản phẩm công ty sản xuất.

Để ra được một TVC quảng cáo tập đoàn mất khoảng 6 tháng, ngân sách tốn khoảng 100.000 USD. Chi phí để phát TVC có thể lớn hơn 10 lần. Đội ngũ marketing của công ty phải cắt từng giây một để đảm bảo trong 30 giây không có giây nào thừa. Đó là cả một quá trình làm việc nghiêm túc của đội ngũ khoảng 70 người. “Nếu như khách hàng không thể hiểu chúng tôi trong 15-30 giây TVC quảng cáo thì chúng tôi không thể bán được sản phẩm”.

Các kênh Tân Hiệp Phát chiếu TVC cũng không phải dạng vừa mà là những kênh phải chi tiền mạnh như các kênh VTV đặc biệt là VTV3, VTV1,.. Trong một số TVC đặc biệt là của Dr. Thanh, chính CEO của công ty đã trở thành một diễn viên để tham gia quay các TVC chúc Tết. Điều này vừa tiết kiệm chi phí lại vừa giúp quảng bá được

hình ảnh của công ty. Tạo sự thân thiện, gần gũi, không còn quá đặt nặng vấn đề cấp trên cấp dưới. Tại Tân Hiệp Phát, mọi người là gia đình.

Trong tháng 3 - 2020 tập đoàn sẽ thực hiện cắt giảm 2 kênh truyền hình không hiệu quả (Yeah1 Family và iMove), dự kiến sẽ tiết kiệm 1,4 triệu USD mỗi năm và ngưng đầu tư vào việc sản xuất phim ảnh chiếu rạp từ Yeah1 CMG.

Quảng cáo được xem như là một kênh truyền thông khá hiệu quả cho thị trường tiêu dùng, điển hình có thể thấy những ông lớn đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Tân Hiệp Phát là Coca Cola và Pepsi tập trung rất mạnh vào quảng cáo bằng TVC. Đặt biệt trong dịp Tết sắp tới, 2 ông lớn này càng đẩy mạnh tần suất phát sóng và cũng như đánh phủ trên hầu hết các kênh lớn của Việt Nam đó là VTV, HTV,… với mức chi phí đầu tư không nhỏ về nội dung, hình ảnh, các KOLs trong TVC,… đối đầu trực tiếp với Tân Hiệp Phát.

Dưới đây là hình ảnh quảng cáo của một số sản phẩm được chiếu trên tivi của Tân Hiệp Phát

Một phần của tài liệu Báo cáo phân tích tất cả các kênh marketing của tập đoàn tân hiệp phát (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)