PHẦN 4 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của 2 giống sắn
Hiện nay cây sắn không chỉ là cây lương thực truyền thống mà cịn là cây hàng hóa. Trồng sắn khơng đơn thuần chỉ để ăn, để chăn nuôi tại nhà mà cịn để đem lại lợi nhuận kinh tế. Chính vì vậy, hiệu quả kinh tế là mục đích của người trồng sắn và cũng là của những nhà chọn giống. Hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố: Giống, thời vụ, khí hậu, kỹ thuật canh tác và phân bón… Thơng qua các tác động trực tiếp vào các yếu tố năng suất, quan trọng hơn là giá cả tại thời điểm thu hoạch và giá chi phí vật tư ban đầu.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của 2 giống sắn được thể hiện qua bảng 4.9 và đồ thị 4.3.
50
Bảng 4.9: Sơ bộ hoạch toán hiệu quả kinh tế của 2 giống sắn BKA900 và KM419 trồng ở các tổ hợp phân bón tại huyện Văn Yên
* Chi phí sản xuất cho thí nghiệm được ghi cụ thể ở phụ lục 1.
Ghi chú:
+ Công lao động 120 công/ha x 150.000đ/công = 18.000.000đ + Giá phân đạm Hà Bắc tháng 4/2017 là 13.000đ/kg
+ Giá phân super lân tháng 4/2017 là 5.000đ/kg + Giá phân kali tháng 4/2017 là 13.000đ/kg + Giá sắn củ tươi năm 2017 là 1.700đ/kg + Giá supe lân Lào Cai 4/2017 là 5000đ/kg
Công thức NS củ tươi (tấn/ha) Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lãi thuần (triệu đồng/ha) G1 G2 G1 G2 G1 G2 G1 G2 PB1 39,50 38,3 67,15 65,11 28,05 28,05 39,09 37,05 PB2 41,00 41,30 69,70 70,21 29,34 29,34 40,35 40,86 PB3 47,70 38,00 81,09 64,6 30,63 30,63 50,45 33,96 PB4 46,70 40,00 79,39 68,00 31,92 31,92 47,46 36,07 PB5 41,70 34,30 70,89 58,31 23,55 23,55 47,34 37,59 PB6 32,70 30,30 55,59 51,51 18,00 18,00 37,59 33,51
51
Hình 4.3: Biểu đồ hiệu quả kinh tế của 2 giống sắn BKA900 và KM419.
Qua bảng 4.9 và hình 4.3 ta thấy:
Đối với giống BKA900:
Với giống sắn BKA900 khi bón phân ở các tổ hợp phân bón cho tổng
thu tăng mạnh từ 55,59 – 81,09 triệu đồng/ha trong đó bón phân theo tổ hợp phân bón 3 cho hiệu quả kinh tế cao nhất có tổng thu là 81,09 triệu đồng/ha lãi thuần đạt 50,45 triệu đồng/ha. Tiếp theo là tổ hợp phân bón 4 có lãi thuần đạt 47,46 triệu đồng/ha. Các tổ hợp phân bón cịn lại đều cho hiệu quả kinh tế thấp hơn, thấp nhất là tổ hợp phân bón 6 (đối chứng 2) với tổng thu là 55,59 triệu đồng/ha và đạt lãi thuần là 37,59 triệu đồng/ha.
Đối với giống KM419:
Với giống sắn KM419 khi bón phân ở các tổ hợp phân bón cho tổng thu tăng mạnh từ 51,51 – 70,21 triệu đồng/ha trong đó bón phân theo tổ hợp phân bón 2 có hiệu quả kinh tế cao nhất có tổng thu là 70,21 triệu đồng/ha lãi thuần đạt 40,86 triệu đồng/ha. Tiếp theo tổ hợp phân bón 5 (đối chứng 1) có lãi thuần đạt 37,59 triệu đồng/ha. Các tổ hợp phân bón cịn lại đều cho hiệu quả kinh tế thấp hơn, thấp nhất là tổ hợp phân bón 6 (đối chứng 2) với tổng thu là 51,51 triệu đồng/ha và đạt lãi thuần là 33,51 triệu đồng/ha.
Như vậy, giống sắn BKA900 được bón tổ hợp phân bón 3 sẽ cho tổng thu cao nhất là 81,09 triệu đồng /ha, lãi thuần đạt được là 50,45 triệu đồng/ ha.
52