Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Bài học kinh nghiệm từ quá trình đi thực tập tại trang trại
Qua thời gian thực tập tại trang trại đã đem lại cho em nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích. Trong công việc cần ngiêm túc áp dụng đúng những biện pháp kỹ thuật. phát huy tinh thần tự giác cao. Tuy đợt thực tập chỉ kéo dài 5 tháng, nhưng bản thân em đã học được rất nhiều kinh nghiệm, tiếp thu được nhiều kiến thức mới, rất bổ ích cho cơng việc trong tương lai. Thực tập không chỉ là q trình giúp sinh viên chúng em có được kiến thức, kinh nghiệm thực tế về một lĩnh vực chuyên môn.Biết làm việc có kế hoạch, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, hiểu biết thêm về cách làm việc cũng như các quy trình áp dụng kỹ thuật trong sản xuất tại trang trại, đồng thời tích cực làm việc để nâng cao tay nghề.
Thực tập chính là cơ hội để sinh viên chúng em quan sát công việc hàng ngày tại trang trại, cũng là cơ hội để bản thân hiểu thêm về lĩnh vực ngành nghề mà mình lựa chọn. tuy nhiên vẫn cịn một mục tiêu mà bản thân em chưa thực hiện được, đó là áp dụng hết kiến thức của mình vào trong cơng việc. Tuy vậy bằng cách quan sát, học hỏi, lắng nghe sự chỉ dẫn của các thầy, cô
38
chú công nhân làm việc tại trang trại nên bản thân em cũng đúc kết và học hỏi được khá nhiều kinh nghiệm.
Thực tập là bước chuẩn bị tích lũy quan trọng để sinh viên ra trường, phát triển. Riêng bản thân em sau đợt thực tập này, em đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ thầy cơ, các anh chị từ đó thấy được thiếu sót của bản thân để có hướng khắc phục và dần hoàn thiện hơn. Đây là cơ hội để em có cái nhìn khách quan về bản thân, chuẩn bị và hồn thện mình tốt hơn để có thể phát triển tốt trong ngành nghề mà mình đã chọn.
Sau quá trình thực tập tại trang trại em đã được học nhiều những kinh ngiệm trong thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường chưa được chính tay làm việc. Em xin cảm ơn các thầy tại trang trại và các thầy cô khoa nông học đã tạo điều kiện để em hoàn thành đợt báo báo này.
4.3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp của sinh viên. sinh viên.
- Đối với khoa
+ Cần có các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của quá trình thực tập. Đây là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đầu ra cho “sản phẩm đào tạo” của khoa, nhà trường. Sinh viên thực tập tốt, tìm kiếm được việc làm đúng chuyên ngành đào tạo sau khi ra trường, đồng nghĩa với chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và ngược lại. Đồng thời, dựa vào kết quả thực tập của sinh viên khoa, nhà trường có cơ sở quan trọng để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp.
- Đối với sinh viên
+ Bản thân mỗi sinh viên phải nhận thức được rằng mỗi kỳ thực tập rất quan trọng đối với tương lai của mình. Để có thể làm việc tốt, sinh viên cần
39
có kiến thức vững vàng. Điều này cần phải được trau dồi trong suốt quá trình học tập của sinh viên trước đó.
+ Sinh viên cần chủ động hơn trong việc chuẩn bị hành trang kiến thức, kinh nghiệm, nên tự tìm tịi, phân tích, đặc biệt là những vấn đề mới lạ liên quan đến ngành trồng trọt trong doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp
+ Khi doanh nghiệp đã đồng ý tiếp nhận sinh viên đến thực tập thì cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn như cử một cán bộ phụ trách theo dõi quá trình thực tập của sinh viên để quản lý, hướng dẫn, giúp sinh viên hoàn thành tốt đợt thực tập.
+ Doanh nghiệp cần duy trì, phối hợp thường xuyên với nhà trường để gắn kết tính thực tiễn cho quá trình thực tập của sinh viên.
40