(ĐVT: cm) Giống Đường kính gốc ghép T7 T8 T9 T10 T11 T12 CT1 (ĐC) 1,25 1,34 1,44 1,56 1,66 1,74 CT2 1,52 1,61 1,71 1,81 1,89 1,96 LSD.05 0,26 0,23 0,25 0,25 0,24 0,23 CV(%) 5,50 4,50 4,70 4,40 4,00 3,50 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 Qua bảng 4.8 cho thấy 2 giống tham gia thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng gốc ghép tăng dần qua từng tháng .
Tháng 7: Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc ghép của 2 giống bưởi đỏ Tân Lạc và giống bưởi Đại Minh lần lượt là: 1,52 cm và 1,25 cm. Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc ghép của giống bưởi đỏ Tân Lạc so với giống đối chứng có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.
Tháng 8: Tốc độ sinh trưởng đường kính gốc ghép của 2 giống dao động từ 1,34 - 1,61 cm. Đường kính gốc ghép giống bưởi Đỏ (1,61 cm) lớn hơn so với giống bưởi Đại Minh (1,34 cm) là 0,27 cm. Tốc độ tăng trưởng của giống bưởi đỏ có sự sai khác với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Tháng 9: Đây là thời điểm mà cây ra lộc Thu, được bổ sung phân bón dinh dưỡng cho cây. Hai giống có tốc độ tăng trưởng nhanh dao động từ 1,44
– 1,71cm. Tốc độ sinh trưởng của giống bưởi đỏ có sự sai khác với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Tháng 10: Tốc độ sinh trưởng đường kính gốc ghép của 2 giống dao động từ 1,56 – 1,81 cm. Tốc độ tăng trưởng của 2 giống tham gia thí nghiệm có sự sai khác, giống bưởi đỏ Tân Lạc ở tháng 10 cao hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Tháng 11: Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc ghép của 2 giống bưởi đỏ Tân Lạc và giống bưởi Đại Minh lần lượt là: 1,66 cm và 1,89 cm. Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc ghép của giống bưởi đỏ Tân Lạc so với giống đối chứng có sự sai khác ở mức độ tin cậy 95%.
Tháng 12: Tốc độ sinh trưởng đường kính gốc ghép của 2 giống dao động từ 1,74 – 1,96 cm. Đường kính gốc ghép giống bưởi Đỏ (1,96 cm) lớn hơn so với giống bưởi Đại Minh (1,74 cm) là 0,22 cm. Tốc độ tăng trưởng của giống bưởi đỏ có sự sai khác với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Như vậy giống bưởi Đỏ Tân Lạc từ tháng 7 – 12 đường kính gốc ghép phát triển mạnh hơn hẳn so với giống bưởi Đại Minh (ĐC) ở mức độ tin cập 95%.
Động thái tăng trưởng đường kính cành ghép
Bảng 4.9: Động thái tăng trưởng đường kính cành ghép của 2 giống bưởi nghiên cứu
(ĐVT: cm) Giống Đường kính cành ghép T7 T8 T9 T10 T11 T12 CT1 (ĐC) 1,06 1,19 1,28 1,41 1,49 1,57 CT2 1,27 1,37 1,48 1,57 1,66 1,74 LSD.05 0,17 0,12 0,11 0,12 0,13 0,10 CV(%) 4,40 2,70 2,20 2,40 2.50 2,80 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05
Đường kính cành ghép của 2 giống bưởi nghiên cứu từ tháng 7 đến tháng 12 tăng liên tục, trong đó tăng mạnh vào những tháng 7 – 10 và chậm dần vào tháng cuối năm ( tháng 11,12).Đường kính cành ghép sau 5 tháng của giống bưởi đỏ Tân Lạc tăng từ 1,27cm tới 1,74cm tăng thêm 0,47cm, trung bình mỗi tháng tăng 0,08 cm. Giống bưởi Đại Minh tăng thêm 0,51cm từ tháng 7 (1,06 cm) đến tháng 12( 1,57 cm). Vào tháng 12 giống bưởi đỏ đạt 1,74cm so với giống đối chứng là 1,57cm tăng hơn 0,17cm.
Như vậy qua xử lý số liệu cho thấy đường kính cành ghép của giống bưởi đỏ Tân Lạc có đường kính lớn hơn hẳn giống bưởi Đại Minh (ĐC) ở mức độ tin cậy 95%.
4.1.3. Khả năng tăng trưởng chiều cao cây
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng của cây, nhưng để thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch ta thường khống chế sinh trưởng chiều cao cây và mở rộng đường kính tán. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng chiều cao cây của giống phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống,điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.
Theo dõi về khả năng tăng trưởng chiều cao cây của các cơng thức thí nghiệm kết quả được trình bày trong bảng 4.10.