Những nghiên cứu trên Nam phong về từ điển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu các nghiên cứu Việt ngữ và Việt ngữ học trên tạp chí Nam Phong (Trang 58 - 82)

Từ điển là loại sách tra cứu cung cấp thông tin về các từ ngữ, từ điển trên thực tế có chức năng xã hội rất rộng. Bên cạnh việc cung cấp vốn từ ngữ và cách sử dụng chúng trong giao tiếp, học tập tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, góp phần chuẩn hóa ngôn ngữ, từ điển còn giúp mở rộng hiểu biết của con ngƣời về sự vật, khái niệm vốn là một mặt thƣờng không thể thiếu đƣợc trong ý

nghĩa của từ. Từ điển luôn phản ánh những kiến thức vốn có trong xã hội ở một thời kì nhất định. Nó là một trong những sản phẩm khoa học chịu ảnh hƣởng khá trực tiếp cuả nền văn hóa xã hội. Ngƣợc lại, từ điển cũng có tác dụng lớn đối với sự phát triển của văn hóa, giáo dục, đối với việc nâng cao dân trí, đối với sự phát triển của bản thân ngôn ngữ và đối với việc mở rộng, giao lƣu giữa những cộng đồng ngôn ngữ khác nhau.

Trƣớc thực tế đời sống văn hóa xã hội và thực tiễn nghiên cứu về Việt ngữ, Việt ngữ học, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bắt đầu lƣu tâm đặt vấn đề và nghiên cứu về từ điển. Nam Phong đã công bố những bài nghiên cứu ban đầu đó về những vấn đề có liên quan. Ngày nay, nếu khảo sát các nghiên cứu về từ điển đƣợc công bố trên trên Nam phong, chúng tôi thấy có thể sơ kết đƣợc một số vấn đề nhƣ sau.

3.1. Về nhu cầu và chủ trƣơng biên soạn từ điển

Xuất phát từ nhu cầu trực tiếp của việc giữ gìn, rèn giũa, phát triển nền quốc văn và quốc ngữ nƣớc nhà, phục vụ cho nhu cầu dạy học tiếng, các học giả Việt Nam đầu thế kỉ XX đã trực tiếp đề xƣớng và thảo luận các vấn đề có liên quan trên Nam phong; trong đó, có vấn đề về nhu cầu, chủ trƣơng soạn thảo từ điển. Một trong những nghiên cứu và phát biểu sớm trên Nam phong

là bắt tay vào việc khởi thảo một bộ từ điển. Nam phong đã khởi xƣớng việc thảo luận vấn đề đó, mặc dù lý luận về từ điển học và phƣơng pháp biên soạn từ điển thời đó ít nhiều vẫn còn đơn giản và chƣa thật chuyên sâu nhƣ về sau này. Ngƣời có ý kiến rõ nhất về vấn đề này trên Nam phong, không ai khác, chính là chủ bút của tờ tạp chí nay, học giả Thƣợng chi - Phạm Quỳnh. Ba bài viết đáng chú ý nhất của ông trên Nam phong về vấn đề từ điển là:

- Tiếng Annam có cần phải hợp nhất không? Đã nên làm tự điển Annam chưa? S. 18; 12/1918; tr. 320 - 326.

- Pháp Việt tự điển dự thảo. S. 174; 7/1932; tr. 1 - 10.

Bên cạnh đó, còn có bài của Trúc Pha Bàn góp về việc làm tự điển (Số 75, tr. 261).

Phạm Quỳnh đã thấy lợi ích và sự cần thiết phải có một cuốn từ điển tiếng Việt: “Nếu có một cuốn từ điển tốt giúp cho phần nhiều người học tiếng nước nhà, thời càng hay lắm” (Phạm Quỳnh. Số 18) và theo ông, “Một cuốn từ điển tốt về tiếng An Nam không những là hay, không những có ích là lại cần nữa, không thể để lâu được nữa”. (Phạm Quỳnh. Số 18)

Bộ Việt âm từ điển trước là để ghi vào sổ để trước bạ hết cả những tiếng Nôm gốc của ta vốn có từ trước cho khỏi biến mất đi, sau là để giúp cho

người bây giờ học tiếng ta được dễ dàng và có bằng cứ hơn” (Phạm Quỳnh.

Số 74)

Mục đích tôn chỉ của việc biên soạn từ điển đƣợc xác định:“Tôn chỉ làm tự điển bây giờ là thế: tiếng Annam ta tản mạn khắp nơi, bây giờ thu nhặt lấy, ghi chép lại làm thành quyển sổ cho tường tận, để cho biết cái vốn quốc âm ta hiện bây giờ tổng cộng được là bao nhiêu” (Phạm Quỳnh. S.74)

3.2 Về cách thức biên soạn cuốn Việt âm tự điển

Trên Nam phong, các nhà nghiên cứu lúc đó không chỉ bàn luận đến mục đích, nhu cầu cho ra đời một cuốn từ điển mà còn quan tâm đến cách thức, cũng nhƣ lý luận và phƣơng pháp biên soạn. Mặc dù lý luận về từ điển học và phƣơng pháp biên soạn từ điển lúc đó ở nƣớc ta ít nhiều vẫn còn đơn giản, chƣa thật sâu rộng và chuyên nghiệp nhƣ về sau này, nhƣng những khởi xƣớng của nhóm học giả trên Nam phong đã đóng vai trò nhƣ những viên đá lát đƣờng cho bƣớc đi của ngành từ điển học về sau.

3.2.1 Về định hướng và yêu cầu.

Chính Phạm Quỳnh trong bài Việc khởi thảo một bộ Việt - âm Tự điển

biên soạn từ điển. Ông khẳng định việc xác định phƣơng pháp, cách thức tiến hành trong khi biên soạn từ điển là việc phải đi trƣớc một bƣớc: “Phàm làm việc gì cũng vậy, cái phương pháp làm là quan hệ lắm. Làm trúng phương pháp thời làm vừa dễ và vừa chóng thành hiệu, làm sai phương pháp thời làm vừa khó và vừa chậm kết quả. Vậy trước khi khởi công phải định phương pháp cho rõ ràng đã” (Phạm Quỳnh. Số 74; tr.109).

Qua việc khảo sát cách làm tự điển truyền thống của Pháp là “Cóp nhặt những chữ của một thứ tiếng, thích nghĩa nó ra, dẫn những câu nói trúng cách làm thí dụ, ấy là cốt tử của một quyển tự điển" (Phạm Quỳnh. Số 74; tr.109). Theo ông, toàn bộ vấn đề cách thức biên soạn một từ điển có thể tóm tắt lại trong một câu ấy; và nhƣ vậy, có ba việc cốt yếu không thể không làm, bao gồm:

1/ Nhặt chữ cho thật đủ. 2/ Thích nghĩa cho rõ ràng. 3/ Thí dụ cho thích đáng

Sau đó, ông đi vào phân tích rõ ba bộ phận công việc nêu trên khá tƣờng tận và so sánh, phân tích qua các bộ từ điển của các nƣớc khác nhƣ Khang Hy tự điên của Trung Hoa, Đại tự điển Littré của Pháp.

Mặc dù ý kiến này của Phạm Quỳnh đƣợc diễn đạt với văn phong đầu thế kỉ XX nhƣng nó không hoàn toàn xa lạ với cách hiểu, việc làm của từ điển học hiện nay. Đó chính là các công việc mà nay từ điển học đã xác định và công tác biên soạn từ điển phải làm:

- Việc xây dựng bảng từ (cấu trúc vĩ mô: thành phần từ vựng và quy mô của từ điển).

- Phân tích nghĩa để giải thích và miêu tả nghĩa của từ trong cấu trúc vi mô của từ điển.

Bộ Việt âm tự điển đƣợc đề cập và thảo luận để soạn thảo chính là cuốn từ điển tƣờng giải; vì vậy ta có thể thấy khá rõ phƣơng pháp thực hiện đã đƣợc xác định là phƣơng pháp biên soạn từ điển tƣờng giải.

Ngay trong phần phƣơng pháp biên soạn Phạm Quỳnh đã rất chú trọng tới cấu trúc vĩ mô của bộ Việt âm tự điển này. Đây là vấn đề đầu tiên phải giải quyết khi tiến hành biên soạn một quyển từ điển: vấn đề lập bảng từ, tức là danh sách các mục từ (gồm những đơn vị ngôn ngữ thƣờng là từ, nhƣng cũng có thể là những đơn vị ngôn ngữ nhỏ hơn hoặc lớn hơn từ, đƣợc tuyển chọn theo mục đích, yêu cầu, tính chất của quyển từ điển và sắp xếp theo một thứ tự nhất định, thƣờng là thứ tự chữ).

Để có đƣợc danh sách các mục từ trong cấu trúc vĩ mô của từ điển là một cấu trúc chặt chẽ. Mặc dù Phạm Quỳnh đã đề cập đến những thao tác rất cụ thể để tập hợp danh sách, ghi chép, lập bảng ...

"... nhất diện vẫn phải nhặt chữ nhặt tiếng ở các tục ngữ ca dao và ở các tập thi văn mới cũ cùng các báo chí ngày nay. Cách nhặt chữ như thế này: Trong quốc âm có bao nhiêu vần thì phải làm bấy nhiêu cái phiếu, gặp chữ nào thuộc về vần nào thì biên vào phiếu ấy.( ... ) chữ nào biên vào phiếu nấy và mỗi lần biên phải nhắc cả câu. Khi nào biên đã được khá nhiều (vì trên kia đã nói không thể sao biên cho đủ được), bấy giờ mới đem các phiếu ra, sát hạch lại, định nghĩa rõ, những tiếng những câu nào rườm ra bỏ đi, chỉ giữ những câu cùng tiếng đích đáng bổ thêm vào hai bộ tự điển trên kia, bao nhiêu những câu ca dao những tiếng tục ngữ nhặt được càng nhiều càng hay. Còn thi văn thì tất cả những truyện nôm cũ (như truyện Kiều, Cung oán, Nhị Độ mai, Chinh phụ ngâm, Lục vân tiên ... các bài thơ phú nôm cũ biết được bài nào nhặt bài nấy; thi văn mới thì lấy Đông phương tạp chí, Nam phong tạp chí, những tập thơ của Nguyễn Khắc Hiếu, Trần Tuấn Khải ... Các tài liệu ấy càng nhặt được nhiều bao nhiêu càng hay (Số 74; tr.112).

Mặc dù thời kì này lí luận về từ điển học ở nƣớc ta còn khá thô sơ, nhƣng Phạm Quỳnh cũng đã có những ý kiến rất tinh tế trong xây dựng bảng từ của Việt âm từ điển:

“Tiếng ta vốn hàm hồ, mập mờ nếu không sưu tầm được nhiều những câu thành ngữ, cổ ngữ, ca dao thì thể nào mà định nghĩa cho được”… “Tiếng ta thời có thể nói rằng không có tiếng nào là có nghĩa nhất định, muốn định nghĩa một tiếng thời phải cóp nhặt cho thật nhiều những câu thành ngữ thuộc về tiếng ấy, hội họp cả lại, so sánh các nghĩa rồi mới chiết trung mà lấy một nghĩa làm tiêu chuẩn”… “Nước ta làm tự điển phải cần đến những câu thành ngữ, tục ngữ trước để làm tài liệu mà tra nghĩa chữ rồi mới làm thí dụ để chứng cái nghĩa đã định. Bởi cớ đó mà trước khi làm từ điển phải điều tra quốc âm cho thật kĩ, thứ nhất là sưu tập lấy thật nhiều những tục ngữ, ca dao trong dân gian” (S.74; tr.111).

Thực tế, những ý kiến mang tính gợi ý, chỉ dẫn nhƣ nêu trên đây của học giả Phạm Quỳnh chính là những gợi ý chỉ dẫn về cách thu thập từ ngữ, cách lập bảng từ, cách thu thập từ ngữ cùng với ngữ cảnh của chúng, cách thu thập những ngữ cảnh trích dẫn từ ngữ liệu (văn liệu) điển hình ...

Bảng từ Việt âm tự điển đƣợc đề nghị đã tiếp thu kết quả của những từ điển giải thích trƣớc đây là hai cuốn Dictionnaire annamite francais của

Génibred năm 1898 và Đại Nam quấc âm tự vị của Paulus Của. Đơn vị của

bảng từ là các từ, tổ hợp từ.

Mặt khác, Phạm Quỳnh cũng rất chú trọng đến nguồn tƣ liệu của quốc âm. Đó là bộ phiếu từ điển đƣợc làm bằng cách lựa chọn ghi chép, trích dẫn từ nhiều tác phẩm văn học, báo chí, các câu ca dao, thành ngữ, cổ ngữ trong dân gian và nhiều xuất bản phẩm khác. Nhờ những tƣ liệu này mà những từ ngữ thông thƣờng nói chung ít bị bỏ sót.

Bất cứ một quyển từ điển tƣờng giải nào cũng lấy việc thu thập, xử lí, hệ thống hóa các biến thể từ ngữ ở các địa phƣơng làm đối tƣợng phản ánh, giúp ngƣời đọc tra cứu thông tin về ngữ nghĩa và cách dùng các đơn vị hữu quan. Công việc biên soạn từ điển là một công việc cực kỳ khó khăn, nếu thoát li khỏi tƣ liệu thực tế thật khó có thể làm đƣợc. Do vậy, trong tờ đề đạt gửi cho các quan tổng đốc tuần phủ đầu tỉnh ở Bắc Kỳ có nội dung đề nghị việc điều tra phƣơng ngôn để giúp làm Việt âm tự điển, hội Khai Trí Tiến Đức bày tỏ quan điểm rất coi trọng việc chuẩn bị tƣ liệu thực tế, tƣ liệu phƣơng ngữ để thu thập vào một cuốn từ điển giải thích tiếng Việt. Ngoài ra trên Nam phong tạp chí còn có bài “Điều tra về tục ngữ phương ngôn” (NP, S.66, Ban văn học hội khai trí). Bài viết tập trung bàn luận chủ yếu đến vấn đề thu thập vốn từ cổ và nguồn gốc từ nguyên của từ: “Bây giờ muốn làm một bộ Việt âm tự điển cho xứng đáng thì mỗi chữ mỗi tiếng, không những phải thích nghĩa thường cho ai biết, mà lại phải cứu cho ra cái nguyên do ấy thế nào”. Ban văn học hội khai trí còn đề xuất thu thập các ngữ liệu nhƣ ca dao, tục ngữ và cả phƣơng ngôn các vùng theo hƣớng sau:

- Ngoài các câu ca dao quen thuộc còn phải sƣu tầm đƣa vào các câu ca dao, tục ngữ lạ của riêng từng vùng miền

- Những câu ca dao, tục ngữ (có thể truy cứu đƣợc gốc tích) thƣờng bị hiểu sai nghĩa. Đây là những câu ca dao, tục ngữ có sự biến nghĩa so với tiếng Việt chung, bất kể phƣơng ngữ sử dụng nghĩa gốc hay nghĩa biến đổi ít nhiều, đều đƣợc chú ý thu thập.

- Những lối nói bóng, nói lóng, nói đố… quen thuộc hoặc đặc trƣng của từng vùng miền

- Những câu hát, làn điệu các vùng miền.

Việt âm tự điển mà Phạm Quỳnh đề xuất khởi thảo không chỉ có tƣ cách là một cuốn từ điển tiếng Việt thuộc loại từ điển giải thích thông thƣờng

mà còn kiêm luôn tƣ cách một cuốn từ điển đối dịch Hán Việt: “Tiếng ta mượn chữ Tàu nhiều, một bộ Việt âm tự điển lại phải kiêm cả tính cách một bộ Hán – Việt tự điển nữa”. Nhận định và đề xuất này của Phạm Quỳnh hoàn toàn hợp lí do yếu tố lịch sử văn hóa: trong tiếng Việt có một lƣợng cực lớn các yếu tố, từ ngữ đƣợc vay mƣợn từ tiếng Hán qua những thời kỳ lịch sử khác nhau rất lâu dài. Bộ phận từ ngữ khổng lồ này chẳng những lớn về số lƣợng mà còn rất lớn, rất quan trọng về vai trò và chức năng trong tiếng Việt. Chúng có một năng lực sản sinh khá mạnh, gia nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống ngƣời Việt: chính trị, văn hóa, khoa học, kĩ thuật, quân sự, ngoại giao, y tế, pháp luật…Điều này không có gì lạ bởi vị trí và quá trình tiếp xúc lâu đời giữa tiếng Hán và tiếng Việt tất dẫn đến kết quả đó. Nhận thấy điều này, Phạm Quỳnh đã đề xuất góp nhặt và giải thích tất cả những “chữ Nho và điển Nho dùng trong các truyện Nôm như Truyện Kiều, Cung oán, Chinh phụ… đều phải thích hết cả, khiến cho những người không biết chữ Nho đọc những truyện ấy cũng hiểu cả” (Phạm Quỳnh, Số 74; tr.112A).

Có một điểm rất đáng lƣu ý là ngay ở cuốn từ điển đƣợc đề xuất soạn thảo này, tác giả của ý tƣởng đề xuất: chủ bút Nam phong - Phạm Quỳnh đã quan tâm đến việc đƣa cả hệ thống lớp từ "đƣợc đánh dấu" theo phạm vi sử dụng và đánh dấu về phong cách vào trong cấu trúc của bảng từ: từ vay mƣợn, thuật ngữ khoa học, từ nghề nghiệp, tiếng địa phƣơng... và cách thức lựa chọn, thu thập đƣợc đề xuất cũng rất hợp lý, cấp tiến:“Về các tiếng mới về triết học, khoa học … hoặc mượn của Tàu, hoặc mượn của Tây thì nhặt những tiếng nào đã thông dụng trong các nhật báo và tạp chí quốc văn ngày nay. Những tiếng này thì không biết đâu mà hạn định được vì hiện nay còn đương phải mượn, phải đặt ra nhiều” (Số 74, tr.112A).

“ Những tiếng ở các nghề ta phải hỏi ở các nhà nghề. Việc này thuộc về cuộc điều tra quốc âm, xin những ngài nào giúp cho việc điều tra ấy chú ý

hỏi cho những tiếng riêng của các nghề (...); biên được hết những tiếng riêng về các nghề, lại vẽ hình cho rõ tên nào về đồ vật gì thì lại càng hay lắm ” (Số74, tr.112A). Mặc dù đã có sự tham khảo bảng từ vựng phƣơng ngữ trong các cuốn từ điển của Génibrel và Paulus Của nhƣng ông vẫn kêu gọi sự đóng góp của bộ học ở Huế và hội học ở Nam kỳ để làm bổ sung, phong phú thêm vốn từ địa phƣơng trong bảng từ. Tất cả những nội dung trên chứng tỏ tầm nhìn sâu rộng cuả các học giả thời đó, đặc biệt là chủ bút Nam Phong

Phạm Quỳnh. Những tƣ tƣởng này đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu các nghiên cứu Việt ngữ và Việt ngữ học trên tạp chí Nam Phong (Trang 58 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)