2.2.1 Giọng thở than, tê tái
2.2.1.1 Cơ sở của giọng thở than tê tái
Những vần thơ của Đồng Đức Bốn đã cho thấy, tâm hồn chủ thể trữ tình có điệu buồn thương tê tái: Trong cuộc trả lời phỏng vấn, chính nhà
thơ đã thừa nhận nỗi buồn hậm hực là cơ sở của giọng điệu thở than. Khi được hỏi: “Anh muốn người ta hiểu mình như thế nào?”. Nhà thơ đã trả lời thành thực: “Đó là kẻ khóc cái cay cực của kiếp người bằng chính cuộc dấn thân “lăn lóc” của mình. Dù chỉ nói cái nghèo, cái buồn, cái xót xa nhưng đằng sau đó là tấm lòng thanh thản và nỗi an nhiên tự tại của con người, biết chấp nhận và vượt lên số phận”. Bởi nỗi đau lớn phải kìm nén nên càng thêm tê tái. Chỉ riêng nỗi bất hạnh trong tổ ấm cũng đã quá sức tưởng tượng nếu không phải là nhà thơ có bản lĩnh: “Khi viết Trở về với mẹ ta thôi và Chăn trâu đốt lửa là những tháng ngày tôi nếm trải đủ nỗi cay đắng
cơ cực của đời. Tang cha, tang mẹ, con trai đứa thì chết, đứa thì phải mổ… đó là những bài thơ rút ruột mà ra”.
Mặt khác giọng thơ này nằm trong một xu hướng thơ buồn tích cực sau 1975. Đây là xu hướng nổi bật nhất trong thơ sau 1975. Những năm đầu thập kỷ 80, thơ ở giai đoạn chuyển giọng: Nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi trước một thực tại khắc nghiệt. Nếu như trước đây các nhà thơ e ngại nói về nỗi buồn thì trong thơ sau 1975, nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗi buồn. Đó khơng hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ mới, mà là nỗi buồn gắn chặt với thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới. Trong tuyển tập Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc chỉ
riêng những câu thơ có giọng thở than tê tái cũng đủ để lập thành một cuốn “Từ điển buồn”. Ta ít thấy ở đâu chữ buồn lại xuất hiện với một tần suất cao đến vậy (30 lần/192 bài thơ). Dài rộng thì có: Nhìn dọc đã chán nhìn
ngang lại buồn; Cao điểm thì có: Tự nhiên hoa nở trên cao cũng buồn;
Dưới thấp có: Vớt buồn trên mặt sông trôi… Phải chăng Đồng Đức Bốn đã dùng chính những từ “buồn” để than cho thân phận của mình. Trong thơ ca, chúng ta thường bắt gặp những trạng thái khác nhau của nỗi buồn được phả vào các hình tượng, mơ típ nghệ thuật nhưng với Đồng Đức Bốn bản thân chữ buồn cũng đã trở thành một biểu tượng với nhiều phương diện khác nhau. Bản thân chữ “buồn” như một sinh thể đã thốt lên những lời tê tái.
2.2.1.2 Đồng Đức Bốn kế thừa cách tổ chức sắc điệu của giọng thở than tê tái trong ca dao
Nếu ta ngược về lịch sử thì ta có thể khẳng định rằng ở phương diện dân gian nhà thơ đã kế thừa hai điệu chính trong thơ ca dân gian mà cụ thể là ca dao: Điệu than dùng phổ biến trong ca dao có chủ đề than thân. Điệu ghẹo chủ yếu dùng trong ca dao giao duyên thuộc chủ đề yêu thương tình nghĩa. ở giọng thở than tê tái nhà thơ chủ yếu sử dụng điệu than với sự cách tân lớn lao và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao. Xét về nghệ thuật tổ chức giọng điệu, nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn có nhận định như sau: “Tơi cho rằng, giọng điệu là sự hoà hợp giữa nội dung cảm xúc và hệ thống chất liệu, mà trước hết là hệ thống sắc thái, ngữ điệu”.
Về nội dung cảm xúc: điệu than trong ca dao thường là xót thương, hờn ốn do có những bất hạnh và phải chịu những bất công trong xã hội phong kiến. Trong ca dao chủ đề than thân, bộ phận lời ca than thân của người phụ nữ chiếm một số lượng lớn vì họ là đối tượng đau khổ nhất. Ngồi ách áp bức bóc lột như nam giới, họ cịn chịu thêm nỗi khổ bởi chế độ nam quyền, chế độ đa thê. Bộ phận ca dao về lời than của người phụ nữ thường làm theo thể tỉ và mở đầu bằng các cụm từ “Em như” hoặc “Thân em như”:
- Thân em như dải lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (Ca dao)
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
(Ca dao)
Do có nỗi buồn đau, hờn ốn kìm nén tất phải có nhu cầu san sẻ, thở than để vơi đi một nửa. Vì thế, thơ Đồng Đức Bốn có kế thừa hình thức này.
Về lối kể: Nội dung kể trong ca dao dân ca trữ tình là những tâm trạng của nhân dân lao động. Khác với ca dao tự sự, ca dao trữ tình khơng có cốt truyện, chỉ kể về tâm trạng kết hợp với hành động của nhân vật trữ tình. Có nhiều câu ca dao than thở về tình dun trắc trở thường có sự kết hợp như thế.
Để thực hiện lối than vãn ca dao cũng dùng lối đay đả, chì chiết làm cho giọng than lâm ly hơn, thống thiết hơn:
…Nói đây có chị em nhà
Cịn dăm ba thúng thóc với một vài cân bơng Em bán đi trả nợ cho chồng
Còn ăn hết nhịn cho thoả lòng chồng con (Ca dao)
* Cách tổ chức ngữ điệu trong ca dao:
Về cú pháp ca dao than thân hay sử dụng những câu hỏi để tạo giọng thở than và tỏ thái độ của tác giả dân gian trước đối tượng trữ tình. Ca dao hận tình hay tổ chức lời than dưới dạng câu hỏi tu từ: Hỏi để khẳng định tâm lý tuyệt vọng và cam chịu:
Ba đồng một lá trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày cịn khơng? Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như lá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra (Ca dao)
Về thể thơ, lục bát trong ca dao có nguồn gốc sâu xa từ đặc điểm ngơn ngữ dân tộc Việt là tiếng nói cân đối nhịp nhàng. Ca dao thể lục bát là sự phát triển ở mức hồn chỉnh tiếng nói cân đối nhịp nhàng trong tục ngữ. ở
thể lục bát hoàn chỉnh, lối gieo vần bằng và nhịp điệu uyển chuyển không chỉ có khả năng diễn đạt những cảm xúc trong sáng vui tươi êm đềm mà cịn có khả năng diễn tả nỗi buồn đau triền miên, tạo giọng điệu than thở:
Người sao một hẹn thì nên Người sao chín hẹn thì qn cả mười
(Ca dao)
Trong ca dao than thân cũng có khá nhiều trường hợp láy giai điệu bằng cách lặp lại một từ hoặc một ngữ để tạo nên điệu than. Thể hiện giọng chì chiết của người vợ lẽ, tác giả dân gian dùng lối láy từ trùng điệp với tần xuất cao trên hai câu thơ:
Chia từ cây cải chia ra
Chia cửa, chia nhà, chia sáng, chia đêm
(Ca dao)
Biện pháp tu từ so sánh cũng được tác giả dân gian sử dụng sáng tạo. Ca dao than thân cũng dùng phép so sánh để gợi buồn nhưng theo hướng cụ thể hoá:
Em như quả ớt chín cây
Càng tươi ngồi vỏ càng cay trong lịng (Ca dao)
Về hình tượng nghệ thuật ca dao than thân thường chọn hình tượng là sự vật nhỏ bé, mong mang, côi cút để biểu tượng cho số phận bất hạnh: con
cò, quả ớt, tấm lụa, miếng cau khô, giếng nước giữa đàng, con rùa, con ếch…
Là nhà thơ đương đại với xu hướng làm mới truyền thống, Đồng Đức Bốn cũng kế thừa cách tổ chức sắc điệu thở than tê tái của các nhà thơ đàn anh trong phong trào Thơ Mới: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và đặc biệt là Nguyễn Bính.
Trước hết Đồng Đức Bốn sử dụng điệu than để tạo dựng giọng thơ. Nội dung cảm xúc trong thơ Đồng Đức Bốn là nỗi buồn, nỗi đau. Nỗi buồn trong mưu sinh, trong lập nghiệp, trong sáng tạo nghệ thuật, trong đời tư. Nguyễn Bính than về sự lỡ dở nên thường kể nhiều rồi mới than bởi kẻ lỡ dở bao giờ cũng có xuất phát điểm rất tươi sáng: Em là cơ gái trong khung cửi; Nhà nàng ở cạnh nhà tôi… Trong khi đó Đồng Đức Bốn lại than thở, thê thảm vì mãi mà khơng thấy có tia sáng nào le lói ở cuối đường hầm. Cùng là than nhưng Nguyễn Bính là người mang đầy hi vọng đến khi mọi sự dở dang, khơng thành mới thất vọng. Trong khi đó Đồng Đức Bốn là kẻ vốn đã sống trong sự nhếch nhác, nhom nhem nên không dám hi vọng nhiều mà chỉ than sao cái cảnh này cứ kéo dài mãi.
Kế thừa hình thức chất liệu của văn học dân gian, thơ Đồng Đức Bốn ở giọng điệu thở than tê tái cũng dùng lối kể tâm trạng là chủ yếu kết hợp với kể hành động nhưng kể ít mà gợi nhiều:
Chẳng ai biết đến mẹ tơi Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ
Cịng lưng gánh chịu gió mưa Nát chân tìm cái chửa chưa có gì
Cầm lịng bán cái vàng đi
Để mua những cái nhiều khi không vàng
(Trở về với mẹ ta thôi)
Nội dung kể về mẹ không nhiều (Chỉ tả về mái tóc bạc và cái lưng cịng để gợi nỗi vất vả, lam lũ). Đoạn thơ này cũng khơng có yếu tố tự sự (Sự kiện). Yếu tố hiện đại nằm ở nội dung triết lí về một cuộc tìm kiếm khác của mẹ - người mẹ văn hố - cịn vất vả hơn nhiều so với cuộc mưu sinh. Và đây nữa là lời than thất tình của Đồng Đức Bốn với lối kể sự việc thì ít mà kể tâm trạng thì vời vợi:
Để ai hố đá bên sơng đợi đị Cái đêm hơm ấy gió mùa Tơ nhện giăng đến cổng chùa thì tan
(Cái đêm em ở với chồng) Sự việc chỉ có một chi tiết là chất xúc tác cho tâm trạng (Cái đêm em ở với chồng) còn chủ yếu kể về nỗi đau qua hình ảnh chàng trai q “hố đá bên sơng” nhưng điểm nhấn lại là hình ảnh triết lí, biểu tượng là “cổng chùa” và “tơ nhện” gợi người đọc nghĩ đến cuộc đột nhập không thành của tơ tình vào ngơi đền tình ái. Hình ảnh “cổng chùa” vừa tả thực vừa là ẩn dụ biểu tượng: Em như một ni cô trong ngôi nhà của mình. Ngơi nhà có người chồng có dáng vẻ tổ ấm nhưng thực chất là ngơi chùa khép kín, khơng cho tơ tình anh vương đến. Than tiếc cho em đã cam chịu, sống yên phận, thoả mãn với tổ ấm nhưng cũng là một thứ nhà tù trá hình nên tơ nhện tình anh mãnh liệt giăng mắc vẫn phải dừng lại trước cổng chùa nghiệt ngã.
Trong một trường hợp khác khi kể về một hành trình tình u khơng thành, Đồng Đức Bốn cũng kế thừa lối kể na ná bài ca dao. Ca dao kể rằng:
Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em đã có chồng anh tiếc lắm thay (Ca dao) Cịn Đồng Đức Bốn thì kể:
Thương mình lặn lội đường xa Vào rừng tìm mãi một hoa cải ngồng
Thế rồi phải quay ra khơng Tìm mình ở phía cánh đồng đang mưa
Nhà thơ vừa kể hành động vừa kể tâm trạng với sự ít tình nhiều. Chàng trai trong ca dao với hành trình tình yêu gian truân qua hành động mang tính tượng trưng, đưa đẩy (Trèo lên… bước xuống…) và tâm trạng lỡ làng: ý định tìm kiếm một “Nụ tầm xuân” nhưng sự thực lại cay đắng: Nụ ấy đã nở thành hoa (Nở ra xanh biếc). Có lẽ chàng trai vì cú sốc tâm lí mà bị lẫn màu (Tầm xuân chỉ có màu trắng và màu hồng). Chàng trai họ Đồng cũng tự kể về hành trình tình yêu nhưng là kể thực (Lặn lội đường xa – có lẽ là tận Hải Phịng về Hà Nội) với khát vọng khiêm tốn hơn: không dám mơ hái “Nụ tầm xuân” chỉ ước “Hoa cải ngồng” (Cải già quá lứa biểu tượng cho cơ gái lỡ dun lỡ thì) nhưng kết cục vẫn khơng hơn (Phải quay ra không). Khác với ca dao, Đồng Đức Bốn đẩy tâm trạng của nhân vật trữ tình đến tâm thế của kẻ lẻ loi, cơi cút (Tìm mình ở giữa cánh đồng đang mưa).
Đồng Đức Bốn trong nhiều trường hợp cũng sử dụng thủ pháp trầm trọng hoá, cường điệu hoá để tạo dựng lời than. Thủ pháp này đã giúp nhà thơ tạo nên giọng điệu thở than tê tái trong bài thơ viết về sự kiện đưa tang mẹ, tạo nên một đỉnh cao khó vượt của thơ ca viết về đề tài tình mẫu tử:
Đưa mẹ lần cuối qua làng Ba hồn bảy vía con mang vào mồ
Mẹ nằm như lúc cịn thơ Mà con trước mẹ già nua thế này
(Trở về với mẹ ta thôi)
Than về nỗi đau thất tình nhà thơ cũng có lối nặng nề hố, trên cơ sở nỗi đau tê tái:
Suốt đời sống trên ngọn gai Chỉ khát khao chết xem ai thương mình
Chết rồi tơi vẫn là người Để nhận những nỗi đau đời em cho
Chỉ mong ngày ấy mưa to Bước chân ai có ngại dị đường trơn
(Thơ viết gửi người tình khi tơi chết)
Nhà thơ muốn đem cái chết để đo tình yêu là “dịp" để tận hưởng cái vị đắng của tình yêu ở một số bài thơ khác nhẹ nhàng hơn do bình thường hố cái chết:
Yêu em nếu phải đốt trời Cũng vui vẻ chết như chơi vườn đào
Đêm mơ đổ trận mưa sao Cho em gội tóc bên rào tìm anh
(Gửi Tân Cương)
Thơ Đồng Đức Bốn cũng sử dụng lối chì chiết, đay đả của ca dao nhưng có nét khác là không hướng vào đối tượng nào cụ thể. Chính vì khơng hướng vào một đối tượng nào cụ thể như ca dao (Vốn cấu tứ theo lối đối thoại để diễn xướng) mà lối than vãn chì chiết của tác giả có tính độc thoại, tính khái quát, triết lí. Mượn độc thoại để đối thoại ngầm là nét độc đáo trong điệu than của Đồng Đức Bốn. Có khi lối chì chiết chỉ dưới hình thức triết lí chung chung về “Phúc” - “Hoạ” nhưng thực chất đã lọc qua trải nghiệm của nhà thơ:
Buồn thì nín để qn đau Sướng thì kêu để người sau chết dần
Sướng thì khơng được một lần Đau thì chẳng phải đau ngần ấy đâu
(ở quán bán thịt chó về chiều)
Cổ nhân xưa có câu: “Phúc bất trùng lai hoạ vơ đơn chí” (Phúc khơng đến lần thứ hai, hoạ khơng chỉ một lần). Anh đã đảo ngược vế đầu (Không được một lần) và giữ nguyên vế sau (chẳng phải đau ngần ấy đâu). Khổ thơ vẫn giữ nguyên vần, khơng có yếu tố dư (Như ca dao) nhưng vẫn giữ lối
láy ý cần chì chiết, đay đả làm cho giọng chì chiết mềm hơn. Những điệu thở than có thể tìm thấy rất nhiều trong thơ anh:
Đời tơi có một người thương Đói cơm rách áo nằm sương cũng nhà
(Đời tôi)
Rồi là những câu thơ nghe mà xót xa:
Dun mình chả bén trầu cau Thì làm hạt muối ướp đau lịng chờ
(Mùa xuân đi phủ Tây Hồ) Tóm lại, để thể hiện nỗi buồn đau ốn giận Đồng Đức Bốn đã kế thừa và làm mới điệu than trong ca dao với hai hình thức chất liệu phù hợp: Kể lể và than vãn nhằm tạo ra giọng thơ thở than tê tái.
Trong việc tổ chức câu để tạo dựng diện mạo sắc điệu, nhà thơ cũng sử dụng những câu hỏi tạo nên giọng điệu thở than tê tái khiến cho nỗi buồn ám ảnh hơn. Có khi là nỗi cơ đơn, đau khổ khi người yêu rẽ lối được thể hiện bằng câu hỏi:
Bây giờ em đã về đâu Để chim quên hót để dâu hết tằm
Rượu ngon rót chẳng sủi tăm Nhìn nhau con mắt lá răm cũng buồn
Câu hỏi khơng nhằm mục đích nghi vấn mà lí giải cắt nghĩa nỗi buồn khi mất người yêu: Người yêu đi không chỉ mang theo một nửa hồn nhà thơ mà cịn để lại một thế giới buồn, vơ nghĩa vơ vị (Chim qn hót; Dâu hết tằm; Rượu chẳng sủi tăm).
Có những bài mật độ câu hỏi rất cao góp phần đắc lực cho lời thơ có giọng điệu thở than tê tái. Đó là bài Tìm em ở bến sơng mê: Bài thơ có 16 dịng mà chứa tới 4 câu hỏi xoáy vào cái tứ của bài thơ:
Để trời xanh thiếu một màu của em - Rét lòng khát ngọn lửa nhen
Mà áo đỏ áo đỏ em đâu rồi - Em bán gì đấy em ơi