CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại việt nam (Trang 51)

NGHIÊN CU MT S PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÔNG NGH

2.1. Mt s phương pháp cơ bn đểđịnh giá công ngh6

Hiểu rõ và xác định được giá trị thực của công nghệ là công việc rất quan trọng đối với nhà quản lý trong việc đưa ra được các quyết định đúng

đắn và hoạch định chiến lược chuyển giao công nghệ thích hợp. Hoạt động chuyển giao công nghệ thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của các bên (bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao), thị

trường,… Song, sự nỗ lực tìm kiếm các giải pháp tiếp cận để xác định được giá của công nghệ là cần thiết cho cả bên chuyển giao (bên bán) và bên nhận chuyển giao (bên mua).

Trong quá trình thương thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ, các bên

đều cố gắng xác định được giá của công nghệ theo khả năng có thể của họđể

sao cho giá do các bên đưa ra phải gần nhau, có thể chấp nhận được và đi đến ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Trên thế giới đã có nhiều phương pháp định giá công nghệ. Sau đây là một số phương pháp định giá công nghệ chủ yếu sử dụng trong thực tế hiện nay:

- Phương pháp định giá công nghệ dựa trên thị trường (Phương pháp thị trường).

- Phương pháp định giá công nghệ dựa trên chi phí (Phương pháp chi phí).

- Phương pháp định giá công nghệ dựa trên thu nhập (Phương pháp thu nhập).

- Ngoài các phương pháp cơ bản trên còn có một số phương pháp

định giá khác.

6 Theo Lục Dư Khương: Nghiên cu phương pháp lun và mt s phương pháp định giá công nghệ, Đề tài khoa học cấp Bộ, 2008.

2.1.1. Phương pháp định giá công ngh da trên th trường (Phương pháp th trường) pháp th trường)

Trong phương pháp định giá công nghệ dựa trên thị trường, người ta

định giá công nghệ bằng cách so sánh công nghệ cần định giá với các công nghệ tương tự, hay các lợi ích sở hữu công nghệ tương tự được kinh doanh, và các giao dịch công nghệ đã được tiến hành trong quá khứ. Để có được kết quả

chính xác từ phương pháp này cần có các điều kiện sau:

- Một thị trường năng động với các công nghệ có thể so sánh được. Nghĩa là, cần phải có cơ sở hợp lý dựa vào để so sánh với các công nghệ

tương tự. Những công nghệ tương tự cần phải nằm trong cùng lĩnh vực với công nghệ định giá, hay trong một ngành công nghiệp đáp ứng được cùng các thông số về kinh tếđể làm sao việc so sánh có giá trị và không gây nhầm lẫn;

- Cơ sở dữ liệu các công nghệ tương tự dùng để so sánh phải chính xác, đáng tin cậy;

- Các điều khoản hợp đồng mua bán được bộc lộ rõ ràng; và - Các bên giao dịch độc lập và có thiện chí với nhau.

Ví dụ về các thị trường năng động tại Việt Nam hiện nay là thị trường dược phẩm, hóa mỹ phẩm, đồ điện tử, điện gia dụng, phần mềm máy tính, thuốc bảo vệ thực vật, nước giải khát, v.v... Với công nghệ thuộc các lĩnh vực này, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp định giá theo thị trường để có

được các kết quả tương đối chính xác về giá trị của công nghệ mà doanh nghiệp định chào bán, chào mua hay chuyển giao hay nhận chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

Theo phương pháp định giá này có các cách tính sau đây:

2.1.1.1. Nguyên tc 3% đến 5%

Khi chuyển giao quyền sử dụng các công nghệ quan trọng (tức không phải là những cải tiến nhỏ), đối với nhiều ngành công nghiệp thông thường, mức phí kỳ vụ (royalty) của công nghệ thường từ 3% đến 5% giá bán sản phẩm được sản xuất ra theo công nghệ được chào. Do mức giá này là phổ

biến, nên bên nhận công nghệ thường cảm thấy thoải mái với mức giá kỳ vụ

này, và ngược lại, họ sẽ không thoải mái với mức phí kỳ vụ cao hơn.

Lịch sử của khoảng tỷ lệ 3 - 5% này là như sau: Khi xét xử các vụ xâm phạm quyền độc quyền sáng chế, người ta thấy thường mức độ xâm phạm quyền là ở mức này. Tuy nhiên, mức hình phạt mà toà án phán quyết đối với các trường hợp xâm phạm quyền độc quyền sáng chế thường lớn hơn rất nhiều so với mức 3 - 5% được xác định qua thương lượng giữa các bên (nhằm mang tính răn đe bên xâm phạm, và bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần cho bên bị xâm phạm). Mặt khác, nhiều hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng

được thương lượng một cách tự do còn bao gồm cả các tài sản trí tuệ khác (như nhãn hiệu, bí quyết công nghệ, và/hoặc các sản phẩm bản quyền), cũng như những hỗ trợ kỹ thuật, và do đó mức phí kỳ vụ thường sẽ ở mức cao hơn mức 3 - 5%.

Về phía bên giao quyền sử dụng công nghệ, các mức phí kỳ vụ cần

được điều chỉnh qua việc phân tích các lợi ích kinh tế của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng trong trường hợp sử dụng công nghệ chuyển giao. Nếu các phân tích này cũng cho kết quả là từ 3% đến 5%, bên chuyển giao quyền sử dụng có thể sẽ thấy vững tâm khi biết rằng bên nhận chuyển giao quyền sử

dụng tương lai có thể cũng thấy tỷ lệ trên là chấp nhận được. Nếu các phân tích kinh tế cho kết quả trên 5%, bên chuyển giao quyền sử dụng cần đưa ra những lý lẽ có sức hấp dẫn để thuyết phục bên nhận chuyển giao quyển sử

dụng bằng lòng với mức phí kỳ vụ cao này. Cuối cùng, nếu kết quả phân tích cho ra con số thấp hơn mức 3%, bên chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có thể đưa ra kết quả này vào để xây dựng chiến lược đàm phán của mình.

2.1.1.2. Chun công nghip

Thuật ngữ “Chuẩn công nghiệp” được sử dụng để chỉ định sự tồn tại của một cơ sở dữ liệu của các giao dịch trước đây trong quá khứ với đầy đủ số

liệu và chỉ rõ người mua và người bán có thể dựa vào để thống nhất về một giá giao dịch. Khái niệm này xuất phát từ việc chuẩn hóa để có thể được sử

được coi như một giá trị chính xác được chấp nhận như thể ta tra cứu các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, khái niệm “Chuẩn công nghiệp” chỉ một khoảng giá trị quy phạm của một số giao dịch nhất định, trong đó ngoại lệ có thể xảy ra.

Những quy phạm này có thể tồn tại trong nhiều ngữ cảnh: xe đã qua sử

dụng, cổ phiếu, văn phòng cho thuê, v.v. Trước khi xem xét sự hữu ích và giới hạn của những quy phạm dành cho mục đích là để định giá công nghệ, chúng ta nên hiểu các trường hợp mà chuẩn công nghiệp có thểđược sử dụng.

Nói chung, Chuẩn công nghiệp hoạt động tốt khi công nghệ chuyển giao có thểđược mô tả bằng hai yếu tốđơn giản: phân loại và chất lượng. Khi các con số cần thiết có sẵn một cách công khai, những giao dịch tương tự nằm trong lịch sử thị trường có thểđược xác định.

Phương pháp Chuẩn công nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả

khi mà thông tin, cơ sở dữ liệu của chuẩn Công nghiệp gần giống hoặc tương tự với công nghệ đang giao dịch và được cung cấp cho cả bên bán và bên mua. Vì thế, cả bên bán lẫn mua có thể có hiểu biết nhất định về công nghệ

chuyển giao đáng giá bao nhiêu dựa trên những hợp đồng giao dịch trước.

Điều này ảnh hưởng tích cực đến quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Giá công nghệ theo Chuẩn công nghiệp của một số ngành cụ thể như

sau:

Ngành công nghiệp máy tính: Mức phí kỳ vụở ngành công nghiệp máy tính phần cứng thường vào khoảng 1% đến 5%, bịảnh hưởng bởi việc IBM áp dụng tỷ lệ này trong chính sách chuyển giao quyền sử dụng của họ năm 1988. Các mức phí kỳ vụ trong các hợp đồng mua công nghệ phần cứng thường là từ 0% đến 2%, trong khi đó đối với hợp đồng bán công nghệ phần cứng thường là từ 2% đến 5%. Một số nhà sản xuất phần cứng máy tính thường đòi nhận luôn một khoản tiền trả trước cho hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thay vì nhận trả kỳ vụ trên từng máy tính bán ra.

Trong khi đó, các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phần mềm máy tính lại rất khác. Các sản phẩm phần mềm ứng dụng có thể có các mức phí kỳ vụ rất cao (đến 25%) do lãi ròng của các sản phẩm phần mềm này vốn dĩ đã rất lớn. Chương trình cơ sở, bán kèm cùng với phần cứng máy tính, thường được chuyển giao quyền sử dụng với giá ít nhất là từ 0,5 đến 1 USD một bản sao.

Ngành công nghiệp công nghệ sinh học: Các bên thương lượng hợp

đồng chuyển giao quyền sử dụng ngày càng thích thể hiện mức phí kỳ vụ ở

dạng tỷ lệ chia lợi nhuận thuần trước thuế hơn là ở dạng phần trăm theo giá bán lẻ, và tỷ lệ chia lợi nhuận đối với ngành công nghệ này thường ở mức 50/50. Trong hầu hết các trường hợp, cả bên mua và bên bán công nghệ cùng chia sẻ các trách nhiệm (phát triển sản phẩm, tiếp cận thị trường, và v.v…) Phí trả ban đầu lớn (thường lên đến hàng chục triệu đô la) thường được các bên thương lượng để chi trả cho các công việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, và để buộc bên bán công nghệ phải đạt được các bước phát triển sản phẩm quan trọng.

Mức phí kỳ vụ tính theo giá bán lẻ thường nằm trong khoảng từ 8% đến 12%, thuỳ theo giai đoạn phát triển của công nghệ, độ mạnh của quyền sở hữu trí tuệ (đang ở giai đoạn theo đuổi đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế

hay đã được cấp bằng độc quyền sáng chế), các phương pháp phân phối sản phẩm, và v.v…

Ngành công nghiệp ô tô: mức phí kỳ vụ đối với các công nghệ được mua vào thường dưới 5%, chủ yếu là dưới 2%. Đối với các công nghệ được bán ra cũng vậy, mức phí kỳ vụ thấp và thường là ở ngưỡng từ 5% đến 10%.

Ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ: mức phí kỳ vụ trong các hợp

đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đối với các thiết bị chăm sóc y tế

thường là từ 2% đến 10%, và đối với các hợp đồng bán công nghệ thường là từ 5% đến 10%.

Ngành công nghiệp điện gia dụng: Trong ngành công nghiệp điện gia dụng, các bên tham gia thương lượng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng

công nghệ thường sử dụng mức phí kỳ vụ theo đơn vị sản phẩm. Các mức phí kỳ vụ thường thấp do khối lượng sản phẩm đồ gia dụng được sản xuất và bán ra rất lớn và lợi nhuận thuần thấp và thường là dưới 1% (đối với các sản phẩm có giá bán cao) và đến khoảng 3% (đối với các sản phẩm có giá bán thấp).

2.1.1.3. Phương pháp đấu giá

Đấu giá có lẽ là phương pháp đơn thuần nhất để xác định giá thị trường của một công nghệ. Trước tiên, bên chuyển giao quyền sử dụng công nghệ sẽ

công bố công nghệ chào bán, ngày và các điều kiện đấu giá công nghệ, càng rộng rãi càng tốt đến các bên có nhu cầu mua công nghệ. Sau đó, tạo điều kiện

để những người mua tiềm năng tiếp cận và xem xét công nghệ. Theo lý thuyết, giá cao nhất được trả sẽ phản ánh đúng nhất giá thị trường của công nghệ mà không cần sử dụng bất cứ phương pháp định giá nào khác.

Tuy nhiên, có một số vấn đề liên quan đến việc đấu giá công nghệ. Trước tiên, cần phải tìm được một lượng lớn những người tham gia đấu giá, mà điều này thường rất khó hoặc là không thể nếu như chỉ có một số ít những người mua tiềm năng quan tâm. Cần đầu tư lượng lớn thời gian và công sức

để quảng cáo cuộc đấu giá và giúp đỡ bên mua tiềm năng trong việc định giá công nghệ chào bán; trong một số trường hợp, điều này là rất khó khăn đối với bên chào bán công nghệ nếu thời gian của họ hạn hẹp. Các yếu tố này sẽ

giúp cho bên mua có cơ hội mua được công nghệ với giá giảm (tức là thấp hơn giá trị thực của công nghệ). Cuối cùng, sau khi công nghệ đã được bán, bên bán công nghệ thường phải cung cấp các hỗ trợ và truyền đạt sự hiểu biết

để bên mua có thể sử dụng tốt công nghệ, trong khi đó người mua hàng ở hầu hết các cuộc đấu giá lại ít có sự hợp tác qua lại với người bán.

Giá công nghệ được xác định theo phương pháp đấu giá thường là giá cuối cùng; sau cuộc đấu giá, công nghệ sẽ thuộc về người trả giá cao nhất, cho dù giá đó (do một số hạn chế nào đó của cuộc đấu giá) đã không phn ánh

đúng giá tr thc ca công ngh. Do đó, định giá công nghệ bằng phương pháp đấu giá chỉ hữu dụng đối với các trường hợp đặc biệt, như khi có nhiều người mua cùng thể hiện mối quan tâm nghiêm túc đến công nghệ hoặc khi

cần thanh lý công nghệ, chẳng hạn trong trường hợp phá sản. Công nghệ chào bán phải là công nghệ đã được hoàn thiện và được áp dụng tương đối rộng rãi

để đảm bảo rằng có nhiều người quan tâm muốn mua công nghệ. Các phương pháp tiếp thị khác cùng cần xem xét để tránh trường hợp phải bán công nghệ

với giá giảm tại cuộc bán đấu giá.

Phương pháp này có thể sử dụng hữu hiệu cho các bên chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, do điều khoản trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

trước đó dùng để so sánh thông thường có quy định không tiết lộ bí mật, một số khoản phí thanh toán khác có thể bị “che giấu”, nên thông tin của công nghệ tương tự sẽ có thể không tin cậy, gây nhầm lẫn và là hạn chế của phương pháp này.

2.1.2. Phương pháp định giá công ngh da trên chi phí (Phương

pháp chi phí)7

Trên thực tế, đa số các công nghệ chuyển giao phần lớn đã được thương mại hóa, phổ biến trong thị trường. Tuy nhiên, có một số công nghệ có tính

đặc thù hoặc chưa phổ biến trên thị trường, khó xác định giá trị của nó dựa trên thông tin của thị trường. Do đó, đểđịnh giá các công nghệđặc thù, ít gặp, chưa được thương mại hóa phổ biến trên thị trường thì ta có thể xác định giá cả của chúng bằng cách xác định giá trị của một công nghệ tương tự giả định theo nguyên tắc thay thế, gọi là phương pháp dựa trên chi phí. Nghĩa là, xác

định giá trị của công nghệ hiện có bằng cách tính toán các chi phí tạo ra công nghệ tương tự như là một vật thay thế.

Khi tiến hành định giá công nghệ dựa trên phương pháp chi phí, các chi phí của từng bước tạo ra “công nghệ giả định” phải được xác định, kể cả lợi nhuận của các bên khai thác, có sử dụng những lý thuyết và kiến thức được biết vào thời điểm định giá.

Trong chuyển giao công nghệ, có nhiều yếu tố liên quan để tính chi phí tạo ra được công nghệ xem xét, nhưng chỉ có ít yếu tố là chi phí thuần về tri

7Đoàn Văn Trường: Các phương pháp xác định giá tr tài sn vô hình, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr. 189-190.

thức của công nghệ, còn lại hầu hết là các yếu tố khác về các dịch vụ có liên quan như cung cấp các trang thiết bị, máy móc, đặc quyền kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo,… Để thuận tiện chúng ta chỉ

xem xét định giá công nghệ trong tình huống chuyển giao li - xăng công nghệ đơn thuần, tức là áp dụng đối với chuyển giao công nghệ từ cơ quan nghiên cứu triển khai đến các tổ chức bên ngoài. Phương pháp này dựa trên cơ sở đánh giá chi phí cơ bản bổ sung cận biên lợi nhuận đối với bên chuyển giao công nghệ (bên có li - xăng) và sau đó xây dựng ra chiến lược để thỏa thuận mua bán một lần, hoặc chi trả định kỳ nhiều lần theo dạng trả kỳ vụ và đề ra chi phí phải thanh toán phù hợp của các bên cho việc chuyển giao. Phương pháp này sẽ là thuận lợi cho bên chuyển giao công nghệ vì nó được tính đủ chi phí cơ bản và giải quyết các vấn đề về kinh tế của họ.

Phương pháp định giá công nghệ dựa trên chi phí có hai cách tiếp cận:

2.1.2.1. Phương pháp định giá công ngh da trên chi phí quá kh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp định giá công nghệ trong chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp tại việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)