Thực trạng việc tiếp thu những giá trị hiện đại, phổ biến trong văn hoá giáo dục thế giới vào phát triển văn hoá giáo dục nghề nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. (Trang 53 - 55)

- Về xã hội:

2.2.2. Thực trạng việc tiếp thu những giá trị hiện đại, phổ biến trong văn hoá giáo dục thế giới vào phát triển văn hoá giáo dục nghề nghiệp và

đại học ở Việt Nam hiện nay

Trong quá trình hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam được tiếp cận với những xu thế phát triển hiện đại, những kinh nghiệm tốt của giáo dục thế giới, đẩy mạnh hợp tác hố trong q trình giáo dục. Tuy nhiên việc tiếp thu những giá trị trong giáo dục như thế nào lại phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta..

* Trong giáo dục nghề nghiệp của nước ta đã có những bước chuyển biến rất lớn do đã vận dụng những kinh nghiệm của thế giới đó là:

- Trước hết: người lao động được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề

nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc. Bởi vì ở nước ta nhân lực được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp dù đã có những chuyển đổi để thích nghi với nền kinh tế thị trường song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, chưa gắn với việc làm. So với các nước, sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam chất lượng cịn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh do năng lực hoạt động, năng lực chia sẻ và năng lực hoà nhập kém dù người Việt Nam không thiếu sự thông minh và cần cù. Đặc biệt so với các nước, người lao động ở nước ta ở mức rất thấp về sự thành thạo tiếng Anh và cơng nghệ cao vì vậy mà chỉ biết làm nghề lao động giản đơn.

Hơn nữa kinh tế Việt Nam chưa bắt kịp kinh tế của các nước đang phát triển. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với hai ngành công nghiệp và dịch vụ. Người lao động ít thay đổi nghề (62% lực lượng lao động

chưa bao giờ thay đổi việc làm - Khảo sát của Henaff, Martin năm 2006). Thương mại chiếm đa số trong việc chuyển đổi lao động và là điểm dừng chân chính cho những người rời bỏ nghề nghiệp ban đầu. Việc hầu hết người dân giữ nguyên công việc và nơi sinh sống do nhiều nguyên ngân chủ quan và khách quan. Trong đó, nguyên nhân quan trọng là sự lạc hậu, bất cập trong đào tạo nghề và sự phiến diện trong hướng nghiệp. Mặt khác, trong tiến trình hội quốc tế hiện nay thì kinh tế Việt Nam có những bước chuyển mạnh mẽ, việc thay đổi cơ cấu ngành nghề và trình độ của nhân lực lao động trong xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu của người lao động. Đó là được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp và đào tạo lại để chuyển đổi vị trí làm việc cũng như nghề nghiệp.

- Thứ hai: hình thức đào tạo nghề nghiệp phải gắn với nhu cầu của thị

trường lao động mà trước hết là gắn với người sử dụng lao động (các doanh nghiệp). Ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... việc được đào tạo nghề được tiến hành trong cơng ty, xí nghiệp và đã chứng tỏ rất hiệu quả. Vì chúng ta thấy bao giờ cũng có sự chậm trể hơn về việc đào tạo so với nhu cầu sử dụng nên trong đào tạo nghề, có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ các giai đoạn đào tạo hay thiết kế các modul thích ứng. Vì vậy sau khi các học viên hồn thành các chương trình GDNN đều hy vọng sẽ có cơ hội tiếp tục được đào tạo lại nơi làm việc hay trong các cơ sở đào tạo tư thục hoặc cơng lập. Nên việc quản lý chương trình và nội dung đào tạo phải đảm bảo đầu vào linh hoạt và cơ hội đầu ra trong suốt cuộc đời. Mặt khác phải có định hướng về sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội. Nhà nuớc phải xây dựng hệ thống thông tin về hướng phát triển của các ngành nghề, dự báo về nguồn nhân lực và thị trường lao động. Ở các nước phát triển như Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch... hệ thống thông tin và dự báo này hoạt động khá tốt có cơ quan Nhà nước đảm trách cơng việc này. Ngồi ra người dân cịn được cung cấp những

phần mềm tin học, những trang Web miễn phí về lĩnh vực nghề nghiệp. Cịn ở Việt Nam việc đào tạo gắn với nhu nhu cầu của thị trường lao động cũng như các nước khác nhưng trước hết, cần gắn kết các trường lớp với các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế vì vậy cần có chính sách và cơ chế thích hợp để các trường, lớp này là những nguồn đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trực tiếp cung cấp cho chính các đơn vị này và với sự phát triển về kinh tế - xã hội như hiện nay ở Việt Nam thì trình độ giáo dục nghề nghiệp, không thể dừng đào tạo ở các bằng cấp như hiện nay và đến lúc phải mở các trường chuyên nghiệp theo hướng thực hành cao ở trình độ cao đẳng và đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tiếp thu giá trị văn hóa của thế giới vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)