Hoàn thiện quy trình tuyển dụng

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI; MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CỦA JOHN P.KOTTER; MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CỦA KURT LEWIN; QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN SỰ THAY ĐỔI; Ự THAY ĐỔI TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ CỦA SAMSUNG QUÝ (Trang 49 - 50)

Trước khi tuyển dụng, cán bộ tuyển dụng phải xây dựng các tiêu chí tuyển dụng rõ ràng, khoa học, đảm bảo công bằng và có tính phân loại cao.

Một số tiêu chí để đánh giá ứng viên: Trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc tại công ty cũ, khả năng giải quyết tình huống vấn đề này sinh, lý do rời bỏ công ty cũ,... người lao động vẫn phải có giấy khám sức khỏe nhưng phải đến cơ sở ý tế mà công ty liên hệ để khám tuyển

Cán bộ tuyển dụng sẽ liên hệ và xác minh lại thông tin trong hồ sơ xin việc sau khi ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn

50

Hoàng Minh Tâm – 1805QTNB – Human Resources Management HaNoi University of Home Affair

Xây dựng bộ quy chuẩn đánh giá ứng viên để khi phỏng vấn, dựa vào bộ quy chuẩn để đánh giá, hạn chế tính chủ quan của mỗi thành viên trong hội đồng phỏng vấn. Trong quá trình phỏng vấn, các thành viên trong hội đồng tuyển dụng cần thống nhất với nhau nội dung phỏng vấn, cách thức phỏng vấn, tránh xảy ra những bất đồng trong việc đánh giá ứng viên.

Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần trả lời thẳng thắn các câu hỏi của ứng viên, linh hoạt trong việc đặt câu hỏi và tình huống cho ứng viên, luôn chú ý lắng nghe và tôn trọng các ứng viên, tạo không khí thân mật, cởi mở giữa người phỏng vấn và ứng viên, tạo điều kiện để học bày tỏ quan điểm, thái độ của họ về Công ty mình.

Thời gian phỏng vấn không nên quá dài và liên tục khiến ứng viên có thể bị áp lực.

Sau khi người lao động vượt qua vòng phỏng vấn, sẽ thêm một bước là làm quen hội nhập với công ty. Đây là cơ hội để công ty có thể giới thiệu hình ảnh chân thật nhất tới ứng viên. Hơn nữa, ứng viên sẽ tiếp xúc với mọi người trong công ty và môi trường sắp làm việc. Điều này sẽ tránh những tình trạng người lao động thất vọng khi chính thức làm việc tại công ty, điều này sẽ gây lãng phí về thời gian và tiền bạc của công ty.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ TRONG QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI; MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CỦA JOHN P.KOTTER; MÔ HÌNH QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI CỦA KURT LEWIN; QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN SỰ THAY ĐỔI; Ự THAY ĐỔI TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ CỦA SAMSUNG QUÝ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)